Bước tới nội dung

Đường sắt Hà Nội – Lào Cai

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đường sắt Hà Nội – Lào Cai
Đường sắt Hà Nội - Lào Cai đoạn đi qua xã Trì Quang, Lào Cai
Tổng quan
Sở hữuĐường sắt Việt Nam
Vị tríViệt Nam
Ga đầuGa Hà Nội
Ga cuốiGa Lào Cai
Dịch vụ
KiểuĐường sắt tải trọng lớn
Thông tin kỹ thuật
Chiều dài tuyến296 km (184 mi)
Khổ đường sắt1000 mm (toàn tuyến)
1435 mm (từ ga Gia Lâm đến ga Đông Anh)
Đường sắt Hà Nội – Lào Cai
km Ga
Đi Văn Điển
0 Hà Nội
2 Long Biên
Sông Hồng (Cầu Long Biên)
Bắt đầu đoạn khổ lồng 1000mm & 1435mm
5 Gia Lâm
Đi Hải Phòng
Sông Đuống (Cầu Đuống)
11 Yên Viên
Đi Đồng Đăng
18 Cổ Loa
21 Đông Anh
Đi Quan Triều
Kết thúc đoạn khổ lồng 1000mm & 1435mm
27 Bắc Hồng
Đi Văn Điển
34 Thạch Lỗi
Ranh giới Hà Nội - Vĩnh Phúc
39 Phúc Yên
48 Hương Canh
54 Vĩnh Yên
63 Hướng Lại
69 Bạch Hạc
Ranh giới Vĩnh Phúc - Phú Thọ
Sông Lô (Cầu Việt Trì)
73 Việt Trì
82 Phủ Đức
Đi Lâm Thao
91 Tiên Kiên
Đi Bãi Bằng
100 Phú Thọ
108 Chí Chủ
118 Vũ Ẻn
131 Ấm Thượng
141 Đoan Thượng
Ranh giới Phú Thọ - Yên Bái
148 Văn Phú
155 Yên Bái
165 Cổ Phúc
178 Ngòi Hóp
186 Mậu A
195 Mậu Đông
202 Trái Hút
210 Lâm Giang
219 Lang Khay
227 Lang Thíp
Ranh giới Yên Bái - Lào Cai
237 Bảo Hà
247 Thái Văn
254 Cầu Nhô
261 Phố Lu
Đi Pom Hán
270 Lạng
277 Thái Niên
282 Làng Giàng
294 Lào Cai
Sông Nậm Thi (Cầu Hồ Kiều), Biên giới Việt - Trung
Đi Côn Minh (CHND Trung Hoa)

Đường sắt Hà Nội – Lào Cai là một tuyến đường sắt liên vận quốc tế nối Hà Nội với các tỉnh trung du và miền núi Tây Bắc. Tuyến này có từ thời thực dân Pháp cai trị Việt Nam.[1]

Tuyến Hà Nội – Lào Cai có điểm đầu là ga Hà Nội thuộc quận Đống Đa, thành phố Hà Nội và điểm cuối là ga Lào Cai tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

Lý trình

[sửa | sửa mã nguồn]

Đường sắt Hà Nội – Lào Cai dài 296 km[2], đi qua 5 tỉnh, thành: Hà NộiVĩnh PhúcPhú ThọYên BáiLào Cai.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuối thế kỉ XIX, người Pháp đã khảo sát mở tuyến đường sắt lên phía Tây Bắc theo triền sông Hồng. Thực ra, người Pháp chỉ có ý đồ mở tuyến đường sắt này đến Yên Bái, để khai thác nguồn tài nguyên của các tỉnh vùng trung du. Nhưng khi phát hiện các tỉnh phía Tây Nam của Trung Quốc có nhiều khả năng phát triển kinh tế, giàu tài nguyên khoáng sản, song rất khó khăn trong việc giao lưu hàng hóa giữa các địa phương, Pháp đã mở tiếp tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai và vươn sang các tỉnh phía Tây Nam Trung Quốc. Trong khoảng thời gian từ 1898 đến 1906, Pháp đã bắt hơn 10 nghìn lính và phu phen đi lao động khổ sai, đào núi, bạt đồi dọc con sông Hồng với chiều dài 296 km.[5]

Năm 1906, tuyến đường sắt khổ đường 1 mét từ Hà Nội vượt cầu Long Biên đã nối liền với Lào Cai. Từ đây Pháp lại tiếp tục xây dựng kéo dài sang Vân Nam (Trung Quốc). Toàn tuyến đường sắt này bao gồm 7 ga chính, 27 ga xép, riêng ga Lào Cai được xây dựng lớn thứ hai sau ga Hàng Cỏ (Hà Nội).[5]

Đoạn đường sắt thúc đẩy các cơ sở công nghiệp, các đồn điền phát triển mạnh. Những nông dân từ các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ như Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định cũng lên các tỉnh miền ngược có đường sắt đi qua, như Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, sinh sống khá đông. [6]

Từ năm 1939 đến 1950, đường sắt Hà Nội – Lào Cai được dùng để chuyển quặng apatit từ Lào Cai về chính quốc Pháp.[1]

Khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, Đảng, Nhà nước tiếp tục đầu tư, nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai. Dù bị bắn phá, tuyến đường sắt vẫn đứng vững, kịp thời vận chuyển hàng triệu tấn hàng hóa đi xây dựng chủ nghĩa xã hội.[5]

Năm 1958, Hồ Chí Minh ngược tàu hỏa lên thăm nhân dân các dân tộc Lào Cai.[5]

Tình trạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Toàn tuyến dài 296 km trong đó khoảng 111 km là những đoạn cong. Tình trạng kỹ thuật hiện tại lạc hậu, nhiều đoạn đường sắt xuống cấp. Đội đầu tàu phục vụ tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai được đánh giá là hiện đại chỉ sau tuyến Bắc – Nam, nhưng tình trạng đường sắt kém khiến cho các đầu tàu không được khai thác hết công suất.[7]

Trước năm 2014, tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai là tuyến đường độc tôn vì quốc lộ 70 chật hẹp, quanh co.[8] Khi đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai hoàn thành, thì đường sắt trở nên yếu thế, lượng hành khách giảm.[9][5]

Dự án cải tạo, nâng cấp

[sửa | sửa mã nguồn]

Dự án cải tạo đường sắt Yên Viên – Lào Cai

[sửa | sửa mã nguồn]

Đầu năm 2008, Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam đã quyết định sẽ cải tạo tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai trong một thời kỳ 5 năm (20082012). Chi phí cho dự án dự kiến khoảng 160 triệu đô la Mỹ trong đó 139 triệu đô la là nguồn vay ưu đãi và 21 triệu dollar là nguồn đối ứng trong nước. Dự án sẽ tập trung nâng cấp, cải tạo 71 cầu yếu, nhà ga, bãi hàng ở các ga; gia cố nền đường và các điểm sụt trượt xung yếu trên tuyến; mở thêm ga mới.[5][10]

Năm 2015, dự án này hoàn thành.[11] Tổng mức đầu tư tăng lên 3.479 tỷ đồng, trong đó vốn từ ngân sách Trung ương là gần 345 tỷ đồng, vốn vay gần 150 triệu USD. Tuy nhiên dự án đã bị thanh tra bộ Giao thông Vận tải phát hiện nhiều sai phạm và không đạt mục tiêu kì vọng.[12][13][14]

Nối ray giữa ga Lào Cai với ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc)

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 6 tháng 10 năm 2021, UBND tỉnh Lào Cai và Bộ Giao thông Vận tải đã có buổi làm việc, nghiên cứu các phương án đề xuất về việc đầu tư đoạn đường sắt đấu nối Lào Cai – Hà Khẩu. Các đại biểu nghiêng về phương án 3 – nối ray bằng khổ đường lồng 1.435 và 1.000mm tại vị trí cầu Hồ Kiều mới (cách cầu cũ 2,5 km về phía thượng lưu). Dự án cho phép chuyển tải giữa 2 khổ đường ngay tại ga Lào Cai thay vì chỉ thực hiện tại Hà Khẩu như trước và tận dụng được cho dự án đường sắt mới khổ 1.435mm Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng.[15]

Số vốn đầu tư của phía Việt Nam là 2.200 tỷ đồng, từ vốn ngân sách Nhà nước thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021–2025.[16]

Đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng mới

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2019, Bộ Giao thông Vận tải đã công bố quy hoạch tuyến đường sắt mới khổ tiêu chuẩn Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng. Đây là đường sắt đường đôi (2 chiều đường riêng biệt), khổ 1,435m điện khí hóa. Tổng mức đầu tư toàn tuyến lên đến 100 nghìn tỷ đồng. Chi phí nghiên cứu quy hoạch do Trung Quốc tài trợ.[17]

Theo tiến sĩ Phạm Chi Lan, xây thêm tuyến đường sắt mới với vốn đầu tư lên đến 100.000 tỷ đồng, trong khi đã có đường cao tốc là lãng phí và vô lý. Trong khi đó, miền Nam lại được đầu tư rất ít, rất chậm.[17] Việc hưởng lợi của Việt Nam từ dự án này thấp hơn nhiều Trung Quốc.[18]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai: Xưa và nay - UBND tỉnh Lào Cai”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2019.
  2. ^ “Quy hoạch 9 tuyến đường sắt mới giai đoạn 2021-2030”. Báo Giao thông. 22 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2022.
  3. ^ “Các ga trên tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2022.
  4. ^ “Các tuyến đường | HARACO”. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2022.
  5. ^ a b c d e f “Thương nhớ chuyến tàu phía Tây”. Báo Đảng Cộng sản Việt Nam. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2022.
  6. ^ “Ðánh thức "con đường tơ lụa". Báo Lào Cai. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2022.
  7. ^ “Hiểm họa rình rập tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai”. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2007.
  8. ^ “Đường sắt ngày càng thất thế, vì sao?”. Báo Tuổi trẻ. 24 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2022.
  9. ^ “Tàu Hà Nội - Lào Cai vắng khách sau khi cao tốc thông xe”. VnExpress. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2022.
  10. ^ “160 triệu USD nâng cấp tuyến đường sắt Yên Viên- Lào Cai”. Báo Chính phủ. 16 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2022.
  11. ^ “Thông tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai”. Báo Nhân Dân. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2022.
  12. ^ “Tuyến đường sắt vắng vẻ sau khi chi 3.400 tỷ đồng nâng cấp”. VnExpress. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2022.
  13. ^ “Nhiều sai phạm tại dự án cải tạo đường sắt Yên Viên - Lào Cai”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. 19 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2022.
  14. ^ “Dự án đường sắt Yên Viên - Lào Cai 3.400 tỷ quá nhiều sai phạm”. VOV.VN. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2022.
  15. ^ “Phương án nào cho đầu tư đường sắt đấu nối Lào Cai – Hà Khẩu (Trung Quốc)?”. VOV.VN. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2022.
  16. ^ “Vì sao phải chi 2.200 tỉ đồng đấu nối đường sắt Việt Nam - Trung Quốc?”. Báo Lao động. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2022.
  17. ^ a b “Trung Quốc tài trợ chi phí nghiên cứu tuyến đường sắt 100.000 tỷ đồng”. Báo điện tử VTC News. 24 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2022.
  18. ^ “Đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng: (Kỳ I) "Ném tiền qua cửa sổ"? | Diễn đàn kinh tế”. diendandoanhnghiep.vn. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2022.