Đại học Szeged

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đại học Szeged
Szegedi Tudományegyetem
tiếng Latinh: Universitas Scientiarum Szegediensis
Khẩu hiệuVeritas. Virtus. Libertas
Sự thật. Lòng dũng cảm. Sự tự do
và/hoặc
Nơi kiến thức và thử thách hội ngộ
Loại hìnhCông
Thành lập1872 / 1921
Kinh phí220 triệu USD
Hiệu trưởngLászló Rovó
Nhân viên quản lý
2,200
Sinh viên21,000
Vị trí,
Khuôn viênCollege town
Tòa nhà trung tâm của Lãnh đạo trưởng

Đại học Szeged (tiếng Hungary: Szegedi Tudományegyetem) là một trường đại học lớn ở Hungary, nằm thành phố lớn thứ ba của Hungary, Szeged, hạt Csongrád ở Southern Great Plain. Trường là một trong những trường đại học quan trọng nhất của Hungary và là một trong những cơ sở giáo dục đại học danh tiếng nhất ở Trung Âu. Theo bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới của Đại học Giao thông Thượng Hải (2003, 2004, 2005), trường xếp hạng thứ 203-300 trong danh sách các trường đại học trên thế giới, thứ 80-123 trong bảng xếp hạng về đóng góp khoa học của các trường đại học ở châu Âu, và thứ nhất trong bảng xếp hạng các trường đại học của Hungary. Năm 2013, trường xếp hạng 401-500 trên thế giới, thứ 124-168 trong bảng xếp hạng về các đóng góp khoa học của các trường đại học châu Âu, và thứ hai trong bảng xếp hạng quốc gia.[1] Năm 2014, Xếp hạng Đai học Thế giới QS đã xếp Szeged ở vị trí 501-550 trong số các trường đại học trên toàn cầu. Ngành học được xếp hạng cao nhất là ngành Ngôn ngữ Hiện đại (thứ hạng 101–150 trên toàn cầu).[2] Ngân sách hoạt động của trường cho năm 2014 là 220 triệu đô la Mỹ.[3]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Franz Joseph, người sáng lập trường ở Pantheon
Khuôn viên trường ở Quảng trường Nhà thờ Chính toà

Tiền thân của trường đại học hiện tại là Đại học Kolozsvár, do hoàng đế Franz Joseph I của Áo thành lập vào năm 1872. Trường di dời đến Hungary sau Hiệp ước Trianon năm 1921, và bắt đầu hoạt động trở lại ở Szeged.[4]

Một trong những giảng viên nổi tiếng của trường là Albert Szent-Györgyi. Ông là một trong những người thành lập khoa Khoa học của trường, đồng thời cũng là người đã nhận giải Nobel Sinh lý học/Y học năm 1937 vì những phát hiện liên quan đến Vitamin C.

Những mốc thời gian quan trọng[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Sự kiện
1872 Đại học Kolozsvár được thành lập
1921 Đại học "Franz Joseph" được chuyển đến Szeged
1951 Ngành Y học tách ra khỏi trường Đại học và thành lập như một viện nghiên cứu độc lập
1962 Trường đổi tên là "Attila József" (JATE)
2000 Các viện nghiên cứu hợp nhất lại, lấy tên gọi là Đại học Szeged (SZTE)

Tên trường đại học (bằng tiếng Hungary)[sửa | sửa mã nguồn]

Tên Địa điểm Thời gian
1 Kolozsvári Tudományegyetem Kolozsvár (1872–1881)
2 Ferenc József Tudományegyetem Kolozsvár (1881–1919)
3 Ferenc József Tudományegyetem Budapest (1919–1921)
4 Ferenc József Tudományegyetem Szeged (1921–1940)
5 Ferenc József Tudományegyetem Kolozsvár (1940–1945)
6 Szegedi Tudományegyetem Szeged (1945–1962)
7 József Attila Tudományegyetem Szeged (1962–1999)
8 Szegedi Tudományegyetem Szeged (2000–)

Vị trí của trường[sửa | sửa mã nguồn]

Quảng trường Nhà thờ Chính toà[sửa | sửa mã nguồn]

Hình ảnh từ trên xuống của trường tại Quảng trường Nhà thờ Chính toà.

Quảng trường Nhà thờ Chính toà (tiếng Hungary: Dóm) là một trong những địa điểm công cộng lớn nhất ở Hungary, với tổng diện tích 12.000 m² (tương đương với Quảng trường Thánh Mark ở Venice). Năm 1920, tất cả các tòa nhà xung quanh bị phá bỏ để nhường chỗ cho quảng trường ngày nay, được xây dựng theo các thiết kế của kiến trúc sư Béla Rerrich. Các khuôn viên trong quảng trường bao gồm Đại học Szeged, Cao đẳng Thần học Công giáo, Toà Giám mục và một ký túc xá đại học. Béla Ohmann là người thực hiện những bức phù điêu trang trí trên các bức tường. Có 86 bức tượng tạc các nhân vật nổi tiếng của đại học Szeged nằm trên tường các cổng vòm.

Quảng trường Dugonics[sửa | sửa mã nguồn]

Một bức tượng tưởng niệm Attila József ở Quảng trường Dugonics, do Imre Varga điêu khắc vào năm 1964.

Tòa nhà chính của trường được xây dựng từ năm 1872 đến năm 1873 theo thiết kế của Antal Skalnitzky và Ferenc Arleth. Tòa nhà đã được chuyển đến Quảng trường Dugonics vào năm 1921. Trước trận Đại hồng thủy năm 1879, quảng trường là chỗ diễn ra chợ bán lúa mì ở Szeged. Một đài phun nước được xây dựng bởi István Tarnai vào năm 1979 nhân kỷ niệm 100 năm trận lụt, tọa lạc ở ngay chính trung tâm của quảng trường. Ngoài ra, còn có một bức tượng tưởng nhớ nhà thơ Hungary nổi tiếng Attila József, được tạc bởi Imre Varga vào năm 1964. Các lễ hội và buổi hòa nhạc thường được tổ chức tại Quảng trường Dugonics. Đây là nơi các sinh viên của trường thường xuyên qua lại vui chơi.

Tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Đại học Szeged có 12 khoa chính:

  • Khoa Nông nghiệp - MGK
  • Khoa Khoa học Sức khỏe và Nghiên cứu Xã hội - ETSZK
  • Khoa Kỹ thuật - MK
  • Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn - BTK
  • Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - GTK
  • Khoa Luật và Khoa học Chính trị - ÁJTK
  • Khoa Y - ÁOK
  • Khoa Âm nhạc - ZMK
  • Khoa Dược - GYTK
  • Khoa Khoa học và Công nghệ thông tin - TTIK
  • Khoa Giáo dục Juhász Gyula - JGYPK
  • Khoa Răng hàm mặt - FOK

Nghiên cứu[sửa | sửa mã nguồn]

Trường có 16 nhóm nghiên cứu được hỗ trợ bởi Viện Hàn lâm Khoa học Hungary. Ngoài ra, trường còn có các lĩnh vực nghiên cứu khác là hóa dược, công nghệ sinh học và công nghệ môi trường.[5]

Trung tâm Thông tin và Nghiên cứu Attila József (tiếng Hungary: József Attila Tanulmányi és Információs Központ - JATIK) nằm gần trung tâm thành phố Szeged; thư viện trường, trung tâm máy tính và các toà giảng đường được đặt ở đây. Trường đang có kế hoạch phát triển thêm hai khoa khác.

Ghi danh[sửa | sửa mã nguồn]

Đại học Szeged có 21.000 sinh viên đang theo học tổng số 134 chuyên ngành. SZTE, đặt tại Szeged Hungary, cung cấp 52 chương trình cấp bằng Cử nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ toàn thời gian.[6]

Cựu sinh viên và giáo sư nổi tiếng[sửa | sửa mã nguồn]

Patheon
Albert Szent-Györgyi nhà hóa sinh đoạt giải Nobel.

Người đoạt giải Nobel[sửa | sửa mã nguồn]

Nhân văn và khoa học xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

Khoa Xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

Khoa Luật và Hành chính Công[sửa | sửa mã nguồn]

Khoa học tự nhiên[sửa | sửa mã nguồn]

Zoltán Lajos Bay (1900–1992) Nhà vật lý người Hungary
Các nhà toán học ở Pantheon: László Kalmár, László Rédei, Béla Szőkefalvi-Nagy
Alfréd Haar, Frigyes Riesz đã chung tay thành lập một trung tâm toán học lớn

Khoa Y[sửa | sửa mã nguồn]

Khoa Khoa học[sửa | sửa mã nguồn]

Cựu sinh viên[sửa | sửa mã nguồn]

  • Krisztián Cser, ca sĩ opera, nhà vật lý
  • Peter Heszler, nhà vật lý
  • Attila József, nhà thơ
  • Gyula Juhász, nhà thơ, nhà báo, nhà giáo dục
  • László Bela Kish, nhà vật lý
  • Miklós Radnóti, nhà thơ
  • Mario Szenessy, tác giả
  • Mohammad Sharif Chattar, nhà giáo dục, nhà thực vật học, tác giả, nhà thơ

Vận động viên Olympic[sửa | sửa mã nguồn]

  • Natasa Janics, huy chương vàng môn canoeing
  • Márton Joób, huy chương vàng môn chèo thuyền
  • Anita Márton, huy chương đồng môn đẩy tạ

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Truy cập mở ở Hungary
  • Danh sách các trường đại học ở Hungary
  • Danh sách những người thuộc Đại học Szeged

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

  • János Martonyi, József Ruszoly: A JATE története - A Szegedi Tudományegyetem múltja és jelene. Szeged, 1999.
  • Tài liệu quảng cáo SZTE the Greatest Community in Town 2019 - Tổng cục Quan hệ Công chúng & Quốc tế

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Shanghai University Rankings”. ARWU. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2014.
  2. ^ “QS University Rankings”. QS. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2014.
  3. ^ “Budgetary Data”. SZTE. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2014.
  4. ^ “The history of the University of Szeged”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2011.
  5. ^ http://www.u-szeged.hu/english/doctoral-programmes
  6. ^ https://www.u-szeged.hu/study-programmes

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]