Đạo luật Hồ sơ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đạo luật Hồ sơ năm 1789[1]
Quốc huy Hoa Kỳ
Tên đầy đủĐạo luật quy định việc lưu giữ an toàn các Đạo luật, Hồ sơ và Con dấu của Hoa Kỳ, và các quy định khác
Ban hành bởiQuốc hội Hoa Kỳ thứ 1
Trích dẫn
Stat.Stat. 68 (1789)
Điều lệ
Quá trình lập pháp
  • Giới thiệu vào Quốc Hội Hạ viện với tên Đạo luật quy định việc lưu giữ an toàn các Đạo luật, Hồ sơ và Con dấu của Hoa Kỳ, và các quy định khác bởi Theodore Sedgwick (MA) vào 31 tháng 7, 1789
  • Thông qua Hạ viện vào 27 tháng 8, 1789 ()
  • Thông qua Thượng viện vào 7 tháng 9, 1789 () với tu chính án
  • Hạ viện tán thành tu chính án Thượng viện vào 8 tháng 9, 1789 ()
  • Được Tổng thống George Washington ký thành luật vào 15 tháng 9, 1789
Tu chính án lớn
Tố tụng Tòa án Tối cao

Đạo luật Hồ sơ, còn được gọi là Đạo luật quy định việc lưu giữ an toàn các Đạo luật, Hồ sơ và Con dấu của Hoa Kỳ, và các quy định khác, là luật thứ 14 được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua.

Phần đầu tiên của đạo luật đổi tên Bộ Ngoại vụ (tiếng Anh: Department of Foreign Affairs) thành Bộ Quốc vụ, hay Bộ Ngoại giao (tiếng Anh: Department of State). Điều khoản tiếp theo quy định nhiệm vụ của Quốc vụ khanh trong việc nhận và lưu trữ luật từ tổng thống. Năm điều khoản tiếp theo chi phối việc tạo ra, lưu giữ và sử dụng Đại ấn của Hoa Kỳ.

Đạo luật này cũng chỉ đạo Quốc vụ khanh đảm bảo rằng mọi dự luật được ban hành hoặc phủ quyết đều được thông cáo trên ít nhất ba tờ báo, trở thành luật quy định quyền tự do thông tin đầu tiên ở Hoa Kỳ, mặc dù các điều khoản của đạo luật sau đó được sử dụng để biện minh cho việc che dấu thông tin khỏi công chúng.[2]

Năm 1875, luật được đưa vào Tiêu đề 5 của Bộ luật Hoa Kỳ, khoản 301.[3]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Grant de Pauw, Linda (1986). Documentary History of the First Federal Congress of the United States of America, March 4, 1789-March 3, 1791: House of Representatives Journal. The Johns Hopkins University Press. tr. 1753–1766. ISBN 978-0801818196.
  2. ^ Relyea, Harold (2005), Access to Government Information in the United States (PDF), Washington, D.C.: United States Congress, tr. 2, truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2013
  3. ^ Mayer, Kenneth R. (2002). With the Stroke of a Pen: Executive Orders and Presidential Power. Princeton University Press. tr. 155. ISBN 9780691094991.