Đảng đoàn Quốc hội
Đảng đoàn Quốc hội là một tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Quốc hội Việt Nam. Bí thư Đảng đoàn Quốc hội hiện nay là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.[1]
Mục lục
Ảnh hưởng của Đảng đoàn Quốc hội đối với hoạt động của Quốc hội Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]
Theo ông Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Việt Nam, trước đây, Chính phủ Việt Nam hầu như chỉ trình các báo cáo lên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trước mà không trình Quốc hội Việt Nam. Chỉ sau khi Bộ Chính trị kết luận thì báo cáo mới được trình Quốc hội. Trong một vài khóa Quốc hội Việt Nam gần đây (trước khóa 14), Bộ Chính trị cho phép Đảng đoàn Quốc hội hoặc Ủy ban kinh tế của Quốc hội có ý kiến trước đối với những vấn đề liên quan.[2]
Tính đến ngày 19 tháng 5 năm 2018, Đinh Thế Huynh đã hai năm không tham gia các hoạt động của Quốc hội. Tuy nhiên, ông không bị Ủy ban thường vụ Quốc hội Việt Nam khóa 14 cho thôi nhiệm vụ đại biểu vì theo giải thích của ông Nguyễn Hạnh Phúc (Tổng thư ký Quốc hội Việt Nam khóa 14, ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 14, ủy viên Đảng đoàn Quốc hội) thì "Ông Đinh Thế Huynh là cán bộ thuộc Bộ Chính trị quản lý, khi nào cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ có ý kiến thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành xem xét."[3]
Đại hội Đảng đoàn Quốc hội[sửa | sửa mã nguồn]
Lấy phiếu tín nhiệm[sửa | sửa mã nguồn]
Việc lấy phiếu tín nhiệm được tiến hành định kỳ vào năm thứ ba của nhiệm kỳ Đại hội Đảng đoàn Quốc hội. Lần đầu tiên được thực hiện vào tháng 12 năm 2014.[4]
Thành viên hiện nay[sửa | sửa mã nguồn]
- Bí thư: Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam khóa 14, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 12.[1]
- Phó bí thư: Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Việt Nam khóa 14[1]
- Ủy viên:
- Phùng Quốc Hiển, Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam khóa 14[1]
- Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam khóa 14[1]
- Đỗ Bá Tỵ, Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam khóa 14[1]
- Nguyễn Thúy Anh, Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội khoá 14[1]
- Hà Ngọc Chiến, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội khoá 14[1]
- Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Mội trường của Quốc hội khoá 14[1]
- Nguyễn Khắc Định, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội khoá 14[1]
- Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội khoá 14[1]
- Nguyễn Đức Hải, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội khoá 14[1]
- Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội khoá 14[1]
- Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội khoá 14[1]
- Võ Trọng Việt, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội khóa 14[1]
- Nguyễn Thanh Hải, Trưởng Ban Dân nguyện (thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá 14)[1]
- Trần Văn Túy, Trưởng ban Công tác đại biểu (thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá 14)[1]
Tất cả các thành viên trên (gồm bí thư, phó bí thư và ủy viên) của Đảng đoàn Quốc hội hiện nay đều là thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội Việt Nam khóa XIV.
Cựu thành viên[sửa | sửa mã nguồn]
- Bí thư Nguyễn Sinh Hùng[5]
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ a ă â b c d đ e ê g h i k l m n o Công Hân/VOV.VN (22 tháng 7 năm 2016). “Danh sách bộ máy lãnh đạo Quốc hội khóa XIV vừa được bầu”. VOV. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2018.
- ^ Tư Giang/Thời báo Kinh tế Sài Gòn (7 tháng 4 năm 2016). “Quan hệ giữa Đảng và Quốc hội: Đã có thay đổi”. VOV. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2018.
- ^ Lê Kiên. “Trường hợp ĐBQH Đinh Thế Huynh: Bộ Chính trị có ý kiến mới xem xét”. Báo Tuổi trẻ. 2018-05-19. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2018.
- ^ “Công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm tại Đảng đoàn Quốc hội”. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2018.
- ^ Chiến Thắng (25 tháng 12 năm 2014). “Đảng Đoàn Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm 57 chức danh”. Báo điện tử Quân đội nhân dân. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2018.