Đảng Công nhân Đức
Đảng Công nhân Đức Deutsche Arbeiterpartei | |
---|---|
Chủ tịch Đảng | Anton Drexler |
Thành lập | 5/1/1919 |
Giải tán | 24/2/1920 |
Tiền thân | None (de jure) German Fatherland Party (de facto) |
Kế tục bởi | Đảng Quốc Xã |
Trụ sở chính | Munich, Cộng hòa Weimar |
Ý thức hệ | Chủ nghĩa dân tộc Đức Chủ nghĩa Liên Đức Chủ nghĩa chống tư bản Chủ nghĩa chống cộng Chủ nghĩa bài Do Thái |
Quốc gia | Đức |
Đảng Công nhân Đức (tiếng Đức: Deutsche Arbeiterpartei, DAP), cũng có tài liệu dịch là Đảng Lao động Đức,[1] là một chính đảng có thời gian tồn tại ngắn ngủi và là tiền thân của Đảng Công nhân Quốc gia Xã hội chủ nghĩa Đức (tiếng Đức: Nationalsozialistische Deutsche Arbeiterpartei, NSDAP); thường được gọi là Đảng Quốc xã hay Đức Quốc xã. DAP chỉ tồn tại từ tháng 1/1919 đến tháng 2/1920.
Nguồn gốc
[sửa | sửa mã nguồn]DAP được thành lập ở Munich tại khách sạn "Fürstenfelder Hof" vào ngày 5/1/1919 bởi Anton Drexler[2]. Nó phát triển từ liên minh Freier Arbeiterausschuss für einen guten Frieden (Ủy ban Công nhân tự do cho Hòa Bình Tốt), một nhánh trong đó do Drexler đã thành lập vào năm 1918. Sau đó vào năm 1918, Karl Harrer (một nhà báo và là thành viên của Hội Thule), thuyết phục Drexler và một số người khác thành lập Politischer Arbeiterzirkel (Đoàn Công nhân chính trị). Các thành viên đã gặp gỡ định kỳ để thảo luận những chủ đề dân tộc và bài xích Do Thái nhằm chống lại người Do Thái. Drexler được khuyến khích thành lập DAP trong tháng 12/1918 bởi người thầy của mình, Tiến sĩ Paul Tafel. Tafel là một nhà lãnh đạo của Alldeutscher Verband (Liên minh Liên Đức), một giám đốc của Maschinenfabrik Augsburg-Nürnberg, và là thành viên của Hội Thule. Mong muốn của Drexler là một đảng chính trị có liên hệ cả với quần chúng và những người dân tộc chủ nghĩa. Tháng 1/1919 với sự thành lập DAP, Drexler được bầu làm Chủ tịch và Harrer đã được bổ nhiệm "Chủ tịch Reich", một danh hiệu danh dự[3]. Vào ngày 17 tháng 5, chỉ có mười thành viên đã có mặt tại cuộc họp; một buổi họp sau vào tháng chỉ ghi nhận 38 thành viên tham dự.
Tư cách hội viên của Adolf Hitler
[sửa | sửa mã nguồn]Sau Thế chiến thứ nhất kết thúc, Adolf Hitler trở về Munich. Không có triển vọng giáo dục hoặc nghề nghiệp chính thức, ông đã cố gắng để ở lại trong quân đội càng lâu càng tốt
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Shirer, William L. (2018). Sự Trỗi Dậy Và Suy Tàn Của Đế Chế Thứ Ba - Lịch Sử Đức Quốc Xã. Diệp Minh Tâm biên dịch. NXB Thông tin và Truyền thông. tr. 154.
- ^ Kershaw, Ian (1999) [1998]. Hitler: 1889–1936: Hubris. New York: W. W. Norton & Company. ISBN 978-0-393-04671-7.
- ^ Kershaw, Ian (2008). Hitler: A Biography. New York: W. W. Norton & Company. ISBN 978-0-393-06757-6.