Đậu biếc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Clitoria ternatea
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Fabales
Họ (familia)Fabaceae
Chi (genus)Clitoria
Loài (species)C. ternatea
Danh pháp hai phần
Clitoria ternatea
L.

Đậu biếc (danh pháp: Clitoria ternatea) là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được L. miêu tả khoa học đầu tiên.[1] Những bông hoa của cây này được hình dung là có hình dạng của bộ phận sinh dục phái nữ, vì thế tiếng Latin tên của chi là Clitoria từ chữ clitoris (âm vật) [2]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Đậu biếc là cây leo thân thảo, thân và cành mảnh có lông.

Công dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Đậu biếc được dùng trong các vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới như là một cây leo làm cảnh trong vườn và công viên. Ở những nơi mát hơn, chúng có thể được trồng trong nhà kính.[3]

Đậu non có thể ăn được. Hoa Clitoria ternatea được sử dụng tạo màu xanh trong thực phẩm xanh (ví dụ trong gạo ở Ấn Độ hoặc Cuba) và đồ uống. Có thể lấy ra từ quả đậu khoáng chất và vitamin.[4]

Đậu biếc cũng thường được sử dụng như phân xanh và lớp phủ mặt đất trên các cánh đồng và đồn điền.[4] Clitoria ternatea là thức ăn gia súc tốt, tươi hoặc là cỏ khô.[4]

Hạt và thân được sử dụng để nhuộm các vật liệu, chẳng hạn như vải.[4]

Trong y học dân gian, quả và rễ của Clitoria ternatea cũng được dùng.[4]

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Dàn đậu biếc mọc trên bờ sông Tiền Giang.
Hoa và quả đậu biếc ở các độ chín khác nhau
Mặt trước và mặt sau
Clitoria ternatea, Isla Margarita, Venezuela

Vài hình ảnh về cây đậu biếc[sửa | sửa mã nguồn]

Trà đậu biếc
Món Khao tom của người Thái nhuộm màu bằng hoa đậu biếc
Với một giọt chanh, màu trà đậu biếc đổi màu.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ The Plant List (2010). Clitoria ternatea. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2013.
  2. ^ Pharmacopia Indica Awl
  3. ^  Gordon Cheers (Hrsg.): Botanica. Das ABC der Pflanzen. 10.000 Arten in Text und Bild. Könemann Verlagsgesellschaft, 2003, ISBN 3-8331-1600-5 (darin Seite 240–241).
  4. ^ a b c d e Datenblatt bei PROTA4u = Plant Resources of Tropical Africa.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]