Nguyễn Hồng Siêm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do Hahahihihaha (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 03:59, ngày 13 tháng 11 năm 2022 (chưa nổi bật). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

Nguyễn Hồng Siêm (sinh ngày 20 tháng 8 năm 1956) là một thầy thuốc nhân dân người Việt Nam. Ông còn là chủ tịch Hội Đông Y thành phố Hà Nội, phó Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam.[1]

Thân thế và sự nghiệp

Nguyễn Hồng Siêm sinh năm 1956, nguyên quán ở xã Lệ Xá, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.[2] Từ nhỏ, ông đã có niềm đam mê dành cho nghề y. Ông đã học và thi đậu Trường Đại học Y Hà Nội chuyên ngành Đông y.[3] Trong những năm đầu công tác ngành Y học, Nguyễn Hồng Siêm làm việc tại Trung tâm Y tế thị xã Cam Đường, tỉnh Lào Cai.[4] Tại đây, ông thường đến các bản ở vùng sâu vừa chữa bệnh, vừa giúp người dân nâng cao nhận thức về việc chăm sóc sức khỏe. Qua đó, ông có được kinh nghiệm trong ngành nghề và nghiên cứu ra những bài thuốc kết hợp điều trị giữa Đông yTây y.[4]

Sau 9 năm công tác tại Bệnh viện thị xã Lào Cai, Nguyễn Hồng Siêm được chuyển về công tác tại khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tây (nay là Bệnh viện Đa khoa Hà Đông).[4] Trong năm 1988, ông đã chữa khỏi cho hơn 100 ca phục hồi di chứng vận động tâm thần sau hội chứng não cấp,[5] đồng thời tham gia cùng một số tác giả xuất bản 8 tựa sách chuyên môn về y học cổ truyền Việt Nam.[4]

Vào tháng 10 năm 2017, Nguyễn Hồng Siêm khai trương phòng khám Tuệ Tĩnh Đường tại huyện Sóc Sơn. Sau 3 tháng, phòng khám này đã thực hiện việc khám chữa bệnh cho hơn 1000 lượt người với số tiền trợ giúp người bệnh hơn 150 triệu Đồng.[4] Năm 2021, sau khi kết hợp với một tập đoàn dược phẩm Nhật Bản, Nguyễn Hồng Siêm đã điều chế thành công một loại viên sủi sử dụng hoạt chất corosolic trong lá bằng lăng có công dụng tương tự insulin, được sử dụng trong điều trị bệnh tiểu đường.[6][7] Cùng năm, ông bị một sản phẩm mạo danh về công dụng chữa xương khớp.[8] Ông cũng đã lên tiếng về hành vi giả danh hoặc trục lợi y tế trên một số trang báo điện tử.[9][10]

Hiện nay, Nguyễn Hồng Siêm mở phòng khám riêng để khám và điều trị cho số lượng lớn bệnh nhân. Đồng thời, ông còn tham gia vào quá trình giảng dạy chuyên ngành Đông y tại một số trường đại học.[11] Đề tài khoa học "Đánh giá thực trạng chất lượng một số dược liệu thường dùng trong thuốc cổ truyền trên địa bàn thành phố Hà Nội" thực hiện từ năm 2010 đến 2012 được nghiệm thu với 100% số phiếu của hội đồng nghiệm thu khoa học thành phố Hà Nội. Đề tài này sau được Bộ Y tế Việt Nam ứng dụng trong việc quản lý, phân phối và sử dụng dược liệu trong thuốc y học cổ truyền, đặc biệt là dược liệu được nhập từ Trung Quốc.[12]

Thành tích

Năm 2008, Nguyễn Hồng Siêm được bầu làm Chủ tịch Hội Ðông y thành phố Hà Nội.[13] Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú tháng 2 năm 2010.[14] Năm 2013, Nguyễn Hồng Siêm được trao tặng Huân chương Lao động hạng ba.[15] Năm 2017, ông được Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân và Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội trao tặng danh hiệu Công dân Thủ đô ưu tú.[16]

Tham khảo

  1. ^ “Một thầy thuốc nhân dân hết lòng vì người bệnh”. Kênh Truyền hình Công an nhân dân. 14 tháng 5 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2022.
  2. ^ Thùy Dung; Hồng Gấm. “Thầy thuốc Nhân dân - Bác sĩ Nguyễn Hồng Siêm: Tình yêu nghề và tình yêu thiện nguyện”. Tạp chí Làng Nghề Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2022.
  3. ^ Đức Vân (10 tháng 10 năm 2017). “Bác sĩ Nguyễn Hồng Siêm đam mê phát triển nền y học cổ truyền”. Sở y tế Hà Nội. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2022.
  4. ^ a b c d e Nguyễn Lan Phương (9 tháng 10 năm 2018). “Bác sĩ Nguyễn Hồng Siêm: Người thầy thuốc Nhân dân”. Báo Công an nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2022.
  5. ^ Thủy Tiên (6 tháng 10 năm 2017). “Lan tỏa câu chuyện y đức”. Báo Kinh tế đô thị. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2022.
  6. ^ Trường Thịnh. “Viên sủi Satochi- giải pháp cho người bệnh tiểu đường”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2022.
  7. ^ Mộc Trà (8 tháng 3 năm 2021). “Viên sủi Satochi - món quà sức khoẻ hỗ trợ người bệnh tiểu đường”. Báo điện tử trực tuyến Zing. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2022.
  8. ^ Tuấn Hoàng (10 tháng 5 năm 2021). “Mạo danh và thổi phồng công dụng để đánh lừa người tiêu dùng mua Sản phẩm Genki”. Gia đình Online. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2022.
  9. ^ “Kỳ cuối: Đã có chế tài xử phạt những hành vi trục lợi bất chính”. Báo Phụ nữ Thủ đô. 15 tháng 7 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2022.
  10. ^ Hữu Lan (24 tháng 2 năm 2017). “Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội: Chớ để tiền mất tật mang vì "thầy thuốc facebook". Báo Công lý. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2022.
  11. ^ Đặng Khuyên (13 tháng 3 năm 2021). “Lương Y Nguyễn Hồng Siêm - Thầy Thuốc Nhân Dân Tâm Đức Vẹn Toàn”. Tạp chí Y học Cổ truyền. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2022.
  12. ^ Mai Hiền (5 tháng 3 năm 2017). “Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Hồng Siêm: 'Tình yêu tự nguyện với nghề y'. Báo Pháp luật Việt Nam điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2022.
  13. ^ Trần Giữu (12 tháng 10 năm 2020). “Các thầy thuốc được vinh danh công dân ưu tú của Thủ đô Hà Nội”. Báo Sức khỏe và Đời sống. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2022.
  14. ^ Phạm Thu Thủy (20 tháng 10 năm 2017). “Cái tâm của người thầy thuốc”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2022.
  15. ^ Giang Nam (2 tháng 2 năm 2018). “Tận tụy với sự nghiệp chữa bệnh, cứu người”. Báo Nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2022.
  16. ^ Đỗ Đạt (11 tháng 10 năm 2017). “Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Hồng Siêm: Trọn đời vì sự nghiệp cứu người”. Báo Lao động thủ đô. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2022.