Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hoàng Hữu Phước”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Có nguồn đàng hoàng mà bạn
Đã lùi lại sửa đổi 10446125 của Movieclub12 (Thảo luận)
Dòng 93: Dòng 93:
Trong bài phát biểu tại Quốc hội ngày 17 tháng 11 năm 2011, ông đã đề nghị Quốc hội loại bỏ Luật lập hội và Luật biểu tình khỏi danh sách dự án luật suốt nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, trong đó ông có đưa ra những luận điểm như: "''[[Biểu tình]] là hành động để chống lại chính phủ nước mình hoặc chống lại một chủ trương của chính phủ của nước mình''" và "''Đa số công dân sẽ không ủng hộ Luật biểu tình vì bản chất dễ bị tổn thương và dễ bị lợi dụng gây ra biến loạn''".<ref name=sgtt>{{chú thích web|title=Biểu tình là để chống lại chính phủ nước mình|url=http://sgtt.vn/Goc-nhin/155861/Bieu-tinh-la-de-chong-lai-chinh-phu-nuoc-minh-.html|publisher=Sài Gòn Tiếp thị|accessdate=2013-02-16}}</ref>
Trong bài phát biểu tại Quốc hội ngày 17 tháng 11 năm 2011, ông đã đề nghị Quốc hội loại bỏ Luật lập hội và Luật biểu tình khỏi danh sách dự án luật suốt nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, trong đó ông có đưa ra những luận điểm như: "''[[Biểu tình]] là hành động để chống lại chính phủ nước mình hoặc chống lại một chủ trương của chính phủ của nước mình''" và "''Đa số công dân sẽ không ủng hộ Luật biểu tình vì bản chất dễ bị tổn thương và dễ bị lợi dụng gây ra biến loạn''".<ref name=sgtt>{{chú thích web|title=Biểu tình là để chống lại chính phủ nước mình|url=http://sgtt.vn/Goc-nhin/155861/Bieu-tinh-la-de-chong-lai-chinh-phu-nuoc-minh-.html|publisher=Sài Gòn Tiếp thị|accessdate=2013-02-16}}</ref>


Ngày 9 tháng 2 năm 2013, ông đã viết bài nhục mạ sử gia [[Dương Trung Quốc]] trên [[blog]] của mình, cũng như trên mạng của công ty ông, với tiêu đề "tứ đại ngu của Dương Trung Quốc"<ref>http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/deleg-insul-colle-02142013084541.html</ref>. Trong đó, ông Hoàng Hữu Phước đã phê phán ông Dương Trung Quốc về các phát biểu của ông Quốc trên các vấn đề: hợp pháp hóa mại dâm, đa đảng trong nền chính trị [[Việt Nam Cộng hòa]], luật biểu tình, văn hóa từ chức.<ref name="bbc1">[http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/02/130214_mp_battle.shtml Đại biểu Quốc hội đả phá đồng nghiệp]</ref> Theo BBC Việt ngữ thì đây là lần đầu tiên, một [[đại biểu Quốc hội Việt Nam]] công khai dùng lời lẽ thóa mạ nặng nề một đại biểu đồng viện khác.<ref name="bbc1">[http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/02/130214_mp_battle.shtml Đại biểu Quốc hội đả phá đồng nghiệp]</ref>. luận lên tiếng chê trách và đòi bãi nhiễm ông Phước<ref>http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/534463/kieu-tranh-luan-lam-ban-doc-choang-vang!.html</ref> <ref>http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/DB-Hoang-Huu-Phuoc-chi-xin-loi-DB-Duong-Trung-Quoc-la-chua-du/278531.gd</ref>. Đến chiều ngày 18 tháng 2 năm 2013, khi trả lời phỏng vấn báo điện tử Vietnamnet, ông Hoàng Hữu Phước đã gửi lời xin lỗi đến ông Dương Trung Quốc và thừa nhận mình đã sai khi chọn phương pháp trình bày các ý kiến qua blog.<ref name=vnn>{{chú thích web|author=Thái Thiện - Tá Lâm|title=ĐB Hoàng Hữu Phước xin lỗi ĐB Dương Trung Quốc|url=http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/109444/db-hoang-huu-phuoc-xin-loi-db-duong-trung-quoc.html|publisher=Vietnamnet|accessdate=2013-02-21}}</ref>
Ngày 9 tháng 2 năm 2013, ông đã viết bài phê phán sử gia [[Dương Trung Quốc]] trên [[blog]] của mình, cũng như trên mạng của công ty ông, với tiêu đề "Dương Trung Quốc - Bốn Điều Sai Năm Cũ (Tứ Đại Ngu)". Trong đó, ông Hoàng Hữu Phước đã phê phán ông Dương Trung Quốc về các phát biểu của ông Quốc trên các vấn đề: hợp pháp hóa mại dâm, đa đảng trong nền chính trị [[Việt Nam Cộng hòa]], luật biểu tình, văn hóa từ chức.<ref name="bbc1">[http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/02/130214_mp_battle.shtml Đại biểu Quốc hội đả phá đồng nghiệp]</ref><ref>http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/deleg-insul-colle-02142013084541.html</ref> Theo BBC Việt ngữ thì đây là lần đầu tiên, một [[đại biểu Quốc hội Việt Nam]] công khai dùng lời lẽ thóa mạ nặng nề một đại biểu đồng viện khác.<ref name="bbc1">[http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/02/130214_mp_battle.shtml Đại biểu Quốc hội đả phá đồng nghiệp]</ref>. Một số người lên tiếng chê trách và đòi bãi nhiễm ông Phước<ref>http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/534463/kieu-tranh-luan-lam-ban-doc-choang-vang!.html</ref> <ref>http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/DB-Hoang-Huu-Phuoc-chi-xin-loi-DB-Duong-Trung-Quoc-la-chua-du/278531.gd</ref>. Đến chiều ngày 18 tháng 2 năm 2013, khi trả lời phỏng vấn báo điện tử Vietnamnet, ông Hoàng Hữu Phước đã gửi lời xin lỗi đến ông Dương Trung Quốc và thừa nhận mình đã sai khi chọn phương pháp trình bày các ý kiến qua blog.<ref name=vnn>{{chú thích web|author=Thái Thiện - Tá Lâm|title=ĐB Hoàng Hữu Phước xin lỗi ĐB Dương Trung Quốc|url=http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/109444/db-hoang-huu-phuoc-xin-loi-db-duong-trung-quoc.html|publisher=Vietnamnet|accessdate=2013-02-21}}</ref>


Bên cạnh đó, sau khi BBC Việt ngữ có đăng bài phòng vấn ông Dương Trung Quốc, ông Hoàng Hữu Phước đã có bài đả phá cơ quan truyền thông này.<ref>{{chú thích web|url=http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/02/130219_mp_apologise.shtml|title=Đại biểu Hoàng Hữu Phước 'xin lỗi'|publisher=BBC|date=2013-02-19}}</ref>
Bên cạnh đó, sau khi BBC Việt ngữ có đăng bài phòng vấn ông Dương Trung Quốc, ông Hoàng Hữu Phước đã có bài đả phá cơ quan truyền thông này.<ref>{{chú thích web|url=http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/02/130219_mp_apologise.shtml|title=Đại biểu Hoàng Hữu Phước 'xin lỗi'|publisher=BBC|date=2013-02-19}}</ref>

Ông Hoàng Hữu Phước còn viết 'tiền nhân Việt… ngu xuẩn'<ref>http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Ong-Hoang-Huu-Phuoc-con-viet-tien-nhan-Viet-ngu-xuan/279187.gd</ref>


== Tham khảo ==
== Tham khảo ==

Phiên bản lúc 09:15, ngày 5 tháng 3 năm 2013

Hoàng Hữu Phước
Chức vụ
Nhiệm kỳ25 tháng 7, 2011 – nay
12 năm, 247 ngày
Vị tríViệt Nam
Thông tin chung
Sinh9 tháng 4, 1957 (66 tuổi)
Sài Gòn
Nơi ởPhú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh

Hoàng Hữu Phước là một doanh nhân, và đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh.[1]

Tiểu sử

Ông sinh ngày 09 tháng 4 năm 1957 tại Sài Gòn,[2] quê quán ở tỉnh Nam Định, hiện cư trú tại phường 1, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh.[3]. Ông cho biết mình là người tu theo Phật, thường hay đọc kinh, và trong bút hiệu "Lăng Tần Hoàng Hữu Phước" của ông, chữ "Lăng Tần" được lấy từ "Ca Lăng Tần Già"- con chim ngậm xâu chuỗi bay theo Phật trong kinh Lăng Nghiêm.[4]

Sự nghiệp

Ông theo học tại trường Đại học Tổng hợp TPHCM từ năm 1976 đến 1981, sau đó trở thành giáo viên Anh văn tại Trường Cao đẳng Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1982 đến năm 1988.

Từ năm 1988 đến năm 2005, ông làm việc cho nhiều thể chế của các công ty, tổ chức nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh: từ năm 1982- 1989, ông là đại diện cho Công ty Tico LTD của Nhật Bản tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 1989 đến năm 1996, ông là trợ lý đại diện Công ty Cimmco của Ấn Độ tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 1996 đến năm 1999, ông là chuyên viên Công ty Dịch vụ cơ quan nước ngoài (Fosco); Hiệu trưởng Trường Fosco Khai Minh, thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 1999 đến năm 2000, là Giám đốc điều hành American Business College (Cao đẳng Doanh thương Hoa Kỳ) tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 2001 đến năm 2005, Ông là Giám đốc tuyển dụng và Giám đốc nhân sự Công ty Manulife (Canada) tại thành phố Hồ Chí Minh.

Từ năm 2006, ông là Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại - Dịch vụ - Tư vấn - Đầu tư Doanh Thương Mỹ Á.[3]

Ông có học vị Thạc sĩ kinh doanh quốc tế, Cử nhân Anh văn.[3]

Sự nghiệp chính trị

Ông được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh giới thiệu ra ứng cử trong cuộc bầu cử Quốc hội Việt Nam khóa XIII, thuộc đơn vị bầu cử số 1 (gồm các quận 1, 3, 4) của thành phố.[3] Trong chương trình hành động của mình, ông cam kết sau khi trúng cử sẽ tích cực thực hiện tốt vai trò Đại biểu Quốc hội tại địa phương, tích cực gần gũi, tiếp xúc, lắng nghe ý kiến, giải đáp các thắc mắc của cử tri; tham gia cùng cơ quan chức năng tiếp cận, ghi nhận sự việc, giải tỏa bức xúc của dân ngay khi xảy ra tập trung khiếu kiện đông người tại thành phố Hồ Chí Minh để bảo đảm tình hình an ninh trật tự. Trên bình diện quốc gia, ông cam kết sẽ tích cực đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu; đóng góp ý kiến xây dựng Nhà nước và chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh và hiện đại hóa quân đội.[3] Kết quả, ông đã nhận được 52,49% số phiếu hợp lệ và trúng cử đại biểu quốc hội.[5]

Ngày 27 tháng 10 năm 2012, khi Quốc hội Việt Nam thảo luận ở tổ về dự án Luật Thủ đô, ông đã bày tỏ quan điểm ủng hộ Khuê Văn Các làm biểu tượng của Thủ đô vì theo ông "Đây là công trình do một đấng minh quân xây dựng, vừa khuyến học, vừa ghi danh nhân tài".[6]

Trong ngày 25[7] và 26[8] tháng 12 năm 2012, ông cùng với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và ông Trần Du Lịch đã tiếp xúc cử tri tại các quận 3, 4 và 1.

Phát biểu gây tranh luận

Khi còn là sinh viên, ông từng viết thư cho Tổng bí thư Đảng Cộng sản Hoa Kỳ nhằm tìm hiểu của người Cộng sản ở đất nước tư bản như Mỹ. Sau khi gửi thư đi ba tháng, ông đã nhận được thư trả lời của Tổng bí thư Đảng cộng sản Hoa Kỳ.[4]

Trước khi nổ ra chiến tranh Iraq, ông Hoàng Hữu Phước đã dùng bút hiệu "Lăng Tần Hoàng Hữu Phước" để gửi thư cho nhà lãnh đạo Iraq Saddam Hussein để hiến kế liên hoành với mục đích tránh chiến tranh. Trong đó, ông Hoàng Hữu Phước đề nghị Saddam Hussein cử mình làm đại sứ đặc mệnh toàn quyền để đi công du các nước, tạo thế chân vạc để ngăn cản Hoa Kỳ gây chiến. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Iraq đã không phúc đáp lại lời đề nghị của ông.[4]

Trong bài phát biểu tại Quốc hội ngày 17 tháng 11 năm 2011, ông đã đề nghị Quốc hội loại bỏ Luật lập hội và Luật biểu tình khỏi danh sách dự án luật suốt nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, trong đó ông có đưa ra những luận điểm như: "Biểu tình là hành động để chống lại chính phủ nước mình hoặc chống lại một chủ trương của chính phủ của nước mình" và "Đa số công dân sẽ không ủng hộ Luật biểu tình vì bản chất dễ bị tổn thương và dễ bị lợi dụng gây ra biến loạn".[9]

Ngày 9 tháng 2 năm 2013, ông đã viết bài phê phán sử gia Dương Trung Quốc trên blog của mình, cũng như trên mạng của công ty ông, với tiêu đề "Dương Trung Quốc - Bốn Điều Sai Năm Cũ (Tứ Đại Ngu)". Trong đó, ông Hoàng Hữu Phước đã phê phán ông Dương Trung Quốc về các phát biểu của ông Quốc trên các vấn đề: hợp pháp hóa mại dâm, đa đảng trong nền chính trị Việt Nam Cộng hòa, luật biểu tình, văn hóa từ chức.[10][11] Theo BBC Việt ngữ thì đây là lần đầu tiên, một đại biểu Quốc hội Việt Nam công khai dùng lời lẽ thóa mạ nặng nề một đại biểu đồng viện khác.[10]. Một số người lên tiếng chê trách và đòi bãi nhiễm ông Phước[12] [13]. Đến chiều ngày 18 tháng 2 năm 2013, khi trả lời phỏng vấn báo điện tử Vietnamnet, ông Hoàng Hữu Phước đã gửi lời xin lỗi đến ông Dương Trung Quốc và thừa nhận mình đã sai khi chọn phương pháp trình bày các ý kiến qua blog.[4]

Bên cạnh đó, sau khi BBC Việt ngữ có đăng bài phòng vấn ông Dương Trung Quốc, ông Hoàng Hữu Phước đã có bài đả phá cơ quan truyền thông này.[14]

Tham khảo

  1. ^ “Danh sách Đại biểu Quốc hội khóa XIII”. Quốc hội Việt Nam. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  2. ^ Phỏng vấn đại biểu quốc hội Việt Nam Hoàng Hữu Phước - Phần 1, Phố Bolsa TV
  3. ^ a b c d e Đơn vị bầu cử số 1- Ông Hoàng Hữu Phước
  4. ^ a b c d Thái Thiện - Tá Lâm. “ĐB Hoàng Hữu Phước xin lỗi ĐB Dương Trung Quốc”. Vietnamnet. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2013.
  5. ^ “Quyết định 63/QĐ-UBBC”. Hội đồng Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII và Đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 1011-2016.
  6. ^ Bảo Châu. “Điểm lại phát biểu "nóng" nghị trường của ĐB Hoàng Hữu Phước”. Báo điện tử Kiến thức. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2013.
  7. ^ Đề xuất đưa Hoàng Sa, Trường Sa vào hiến pháp
  8. ^ "Nhóm lợi ích là ai, ở đâu?"
  9. ^ “Biểu tình là để chống lại chính phủ nước mình”. Sài Gòn Tiếp thị. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2013.
  10. ^ a b Đại biểu Quốc hội đả phá đồng nghiệp
  11. ^ http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/deleg-insul-colle-02142013084541.html
  12. ^ http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/534463/kieu-tranh-luan-lam-ban-doc-choang-vang!.html
  13. ^ http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/DB-Hoang-Huu-Phuoc-chi-xin-loi-DB-Duong-Trung-Quoc-la-chua-du/278531.gd
  14. ^ “Đại biểu Hoàng Hữu Phước 'xin lỗi'. BBC. 19 tháng 2 năm 2013.

Liên kết ngoài