Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Doanh nghiệp nhà nước”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
mở đầu
TRMC (thảo luận | đóng góp)
via wikdata
Dòng 28: Dòng 28:


[[Thể loại:Doanh nghiệp]]
[[Thể loại:Doanh nghiệp]]

[[de:Öffentliches Unternehmen]]
[[en:Government-owned corporation]]

Phiên bản lúc 12:24, ngày 11 tháng 3 năm 2013

Doanh nghiệp nhà nướctổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn[1].
So với Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp Nhà nước thường được cho là kém hiệu quả hơn, lợi nhuận thấp hơn. Tuy nhiên, trong khi các công ty tư nhân chỉ phải tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông, Doanh nghiệp Nhà nước thường phải gồng gánh một số trách nhiệm xã hội, họat động vì lợi ích của người dân, được thành lập để đối phó với những thất bại của thị trường. Điều đó dẫn đến việc các Doanh nghiệp Nhà nước không hướng đến và cũng không cần cố gắng tối đa hóa lợi nhuận như các công ty tư nhân[2].

Định nghĩa

(Theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước của Quốc hội nước Việt Nam)

  • Công ty nhà nướcdoanh nghiệp do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, thành lập, tổ chức quản lý, đăng ký hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp Nhà nước. Công ty nhà nước được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước độc lập, tổng công ty nhà nước.
  • Công ty cổ phần nhà nước là công ty cổ phần mà toàn bộ cổ đông là các công ty nhà nước hoặc tổ chức được Nhà nước uỷ quyền góp vốn, được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên là công ty trách nhiệm hữu hạn do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, được tổ chức quản lý và đăng ký hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có hai thành viên trở lên là công ty trách nhiệm hữu hạn trong đó tất cả các thành viên đều là công ty nhà nước hoặc có thành viên là công ty nhà nước và thành viên khác là tổ chức được Nhà nước uỷ quyền góp vốn, được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước là doanh nghiệp mà cổ phần hoặc vốn góp của Nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ, Nhà nước giữ quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó.
  • Doanh nghiệp có một phần vốn của Nhà nước là doanh nghiệp mà phần vốn góp của Nhà nước trong vốn điều lệ chiếm từ 50% trở xuống.
  • Công ty nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp khác là công ty sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chiếm trên 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp khác, giữ quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó.
  • Công ty nhà nước độc lập là công ty nhà nước không thuộc cơ cấu tổ chức của tổng công ty nhà nước.

Tổ chức kinh tế

Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp được thành lập hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh); Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã; các tổ chức kinh tế thành lập theo luật đầu tư.
Hộ gia đình khi hoạt động kinh doanh, đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh thì chỉ là hộ kinh doanh, không phải là tổ chức kinh tế. Nếu hộ kinh doanh sử dụng quá 10 lao động thì phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp[3].


Tham khảo

  1. ^ “Luật số 14/2003/QH11 của Quốc hội : Luật Doanh nghiệp Nhà nước”. chinhphu.vn. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  2. ^ “Doanh nghiệp Nhà nước: Của ai, do ai và vì ai?”. vietnamnet. 24/4/2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  3. ^ “Tổ chức kinh tế là gì?”. danluat.thuvienphapluat.vn. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)

Xem thêm