Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bản mẫu:Sơ khai”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 3: Dòng 3:
| hình = [[Hình:Nuvola_apps_kedit.png|50px]]
| hình = [[Hình:Nuvola_apps_kedit.png|50px]]
| chữ = '''Bài này còn [[Wikipedia:Bài sơ khai|sơ khai]].'''<br /><small>Bạn có thể góp sức [{{SERVER}}{{localurl:{{NAMESPACE}}:{{PAGENAME}}|action=edit}} viết bổ sung] cho bài được hoàn thiện hơn. Xem phần [[Help:Sửa đổi|trợ giúp]] để biết thêm về cách sửa đổi bài. </small>
| chữ = '''Bài này còn [[Wikipedia:Bài sơ khai|sơ khai]].'''<br /><small>Bạn có thể góp sức [{{SERVER}}{{localurl:{{NAMESPACE}}:{{PAGENAME}}|action=edit}} viết bổ sung] cho bài được hoàn thiện hơn. Xem phần [[Help:Sửa đổi|trợ giúp]] để biết thêm về cách sửa đổi bài. </small>
}}
}}<includeonly>[[Thể loại:Sơ khai]]</includeonly><noinclude>
<includeonly>[[Thể loại:Stub]]</includeonly><noinclude>

== Mục đích ==
== Mục đích ==
Bạn có thể sử dụng [[Wikipedia:Tiêu bản|tiêu bản]] này để hiển thị thông báo "''Bài này còn sơ khai''" vào trang. Bài sơ khai là một bài tương đối ngắn, thường có một đoạn văn hay ít hơn. Những bài sơ khai chỉ phác ra những thông tin cơ bản và không đầy đủ. Nếu có thể bạn hãy viết bổ sung để hoàn thiện nó thay vì dùng tiêu bản này.
Bạn có thể sử dụng [[Wikipedia:Tiêu bản|tiêu bản]] này để hiển thị thông báo "''Bài này còn sơ khai''" vào trang. Bài sơ khai là một bài tương đối ngắn, thường có một đoạn văn hay ít hơn. Những bài sơ khai chỉ phác ra những thông tin cơ bản và không đầy đủ. Nếu có thể bạn hãy viết bổ sung để hoàn thiện nó thay vì dùng tiêu bản này.

Phiên bản lúc 09:59, ngày 24 tháng 3 năm 2008


Mục đích

Bạn có thể sử dụng tiêu bản này để hiển thị thông báo "Bài này còn sơ khai" vào trang. Bài sơ khai là một bài tương đối ngắn, thường có một đoạn văn hay ít hơn. Những bài sơ khai chỉ phác ra những thông tin cơ bản và không đầy đủ. Nếu có thể bạn hãy viết bổ sung để hoàn thiện nó thay vì dùng tiêu bản này.

Cách sử dụng

Chép đoạn mã sau vào trang

{{Sơ khai}}

Tham Khảo Bài Viết của tác giả Đỗ Quốc Bảo, Báo Hà Tây Online, xin Ban Sưu Tập cho thêm Dữ Kiện của Danh Nhân Nguyễn Qúy Đức sau:

http://www.baohatay.com.vn/intrang.asp?id=92869 Cập nhật 14:55', ngày 21/10/2007 (GMT+7) Thám hoa Nguyễn Quý Đức - Tiến sĩ Đặng Đình Tướng: Biết người mới có thể dùng người

Chùa Láng, nơi từng ghi dấu đôi bạn thơ Nguyễn Quý Đức và Đặng Đình Tướng Tháng năm, năm Đinh Dậu (1717), niên hiệu Vĩnh Thịnh, chúa Trịnh Cương (1709-1729) sai các quan soạn bài châm "Biết người" để vừa thấy sức học, vừa xem quan điểm về cách dùng người của họ.


Trước đây, nhiều ý kiến cho rằng bài được chúa Trịnh chọn chỉ có một tác giả là Nguyễn Quý Đức nhưng thực ra, ông chỉ là đồng tác giả cùng với Đặng Đình Tướng. Là bạn bè gắn bó với nhau, lại có sự tương đồng trong quan điểm cuộc sống và sự nghiệp, hai ông đã hợp tác viết nên một tác phẩm có giá trị thực tiễn về cách dùng người.

Nguyễn Quý Đức (1648-1720), quê làng Đại Mỗ, xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội), là người duy nhất đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ khoa thi năm Bính Thìn (1676), được xếp hạng Thám hoa. Ông làm quan dưới 2 triều vua Lê là Lê Hy Tông (1676-1705) và Lê Dụ Tông (1705-1729), trải các chức Tá lí công thần, Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, Thị lang, Bồi tụng, Tham tụng, Thượng thư bộ Lại, Thượng thư bộ Binh, kiêm Đông các đại học sĩ. Năm 1708, ông được phong tước Liêm quận công. Năm 1714, ông được thăng hàm Thiếu phó (chánh nhị phẩm - hạng 2/9 bậc quan chế).

Ông là nhà chính trị, nhà văn hóa, nhà thơ, nhà sử học; từng làm chánh sứ đi Trung Quốc năm 1690. Ông quan tâm đến việc cất nhắc, sử dụng và thuyên chuyển quan lại sao cho hợp lí, phát huy được khả năng của họ và phát hiện, xử lí những trường hợp thoái hóa. Ông cũng rất quan tâm đến lớp hậu sinh, chăm sóc việc học hành của họ. Khi làm Tham tụng (Tể tướng), ông đã nghiêm khắc "cấm việc phiền hà, tha cho người trốn tránh và thiếu thuế, bớt tạp dịch". Là người ngay thẳng, kiên trì giữ ý kiến và biết thuyết phục chúa nghe theo, ông là một trong số ít Tể tướng được nhân dân thực sự kính trọng, ngưỡng mộ. Dân gian có câu: "Tể tướng Quý Đức, thiên hạ yên túc" (Quý Đức làm Tể tướng, thiên hạ yên bình). Với quê hương, ông luôn dành sự yêu mến và ưu ái. Ông đã dành 10 mẫu ruộng mà triều đình cấp cho khi nghỉ hưu để tặng cho dân làng lập chợ Khánh Nguyên (tức chợ Mỗ sau này). Ông còn cho dựng hẳn một ngôi đình có tên là "Lạc Thọ đình" để làm nơi nghỉ ngơi, vui chơi lúc tuổi cao. Khi mất, ông được triều đình truy tặng Thái tể, tước Trung phụng đại vương.

Nguyễn Quý Đức đặc biệt chăm lo việc giáo dục và sử dụng người hiền tài. Ông là người đã sắc sửa 2 văn bia Tiến sĩ trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Trong bia đề tên Tiến sĩ khoa Quý Sửu (1673), niên hiệu Dương Đức năm thứ 2, có đoạn viết: "Quốc triều ta xét từ xưa sáng nghiệp đã lấy khoa này mà tìm người tài, đến sau khi Trung hưng, cũng lấy khoa này mà tuyển người giỏi... quốc gia được vững vàng...". Đáng chú ý là lúc này, ông chưa đỗ Tiến sĩ nhưng vì có tài nên được triều đình trọng dụng. Trong bia đề tên Tiến sĩ khoa Bính Thìn (1676), niên hiệu Vĩnh Trị 1 (khoa mà ông đỗ Tiến sĩ, vào thi Đình được xếp hạng Thám hoa) lại có thêm nhiều dòng về việc đào tạo quan lại, sử dụng người tài để chấn hưng đất nước. Đó cũng chính là những điều tâm huyết nhất của Danh nhân văn hóa Nguyễn Quý Đức.

Đặng Đình Tướng (1649-1735), nguyên có tên là Đặng Thụy, tự Đình Tướng, hiệu Trúc Ông, Trúc Trai; quê gốc ở làng Lương Xá, huyện Chương Đức, tỉnh Hà Đông (nay là huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây). Ông sinh trưởng trong một gia đình dòng dõi võ công - một gia đình rất đặc biệt vì chỉ trong sáu đời liên tiếp mà có đến hai mươi mốt người làm Quận công, Đô đốc, Trấn thủ hoặc Thống lĩnh các nơi. Cụ tổ (Đặng Huấn) làm Đô đốc dưới triều Lê Trung Hưng (1583-1788) và là bố vợ chúa Trịnh Tùng (1570-1623). Ông nội (Đặng Thế Tài) là Trấn thủ Sơn Tây. Cha (Đặng Tiến Thự) vì có công giúp chúa nên được mang họ Trịnh, gọi là Trịnh Liễu, làm Trấn thủ Nghệ An. Đặng Tiến Thự có 17 người con thì cả 17 người đều làm quan đến Quận công hoặc Trấn thủ; trong đó, Đặng Đình Tướng từng giữ chức vụ cao nhất trong triều so với các anh em. Con trai Đặng Đình Tướng là Đặng Đình Giản từng làm Đốc phủ các trấn Sơn Nam, Sơn Tây, Kinh Bắc. Cháu nội Đặng Đình Tướng là Đặng Đình Mật làm quan đến Thống lĩnh Thanh Hóa...

Đặng Đình Tướng đỗ Tiến sĩ khoa Canh Tuất (1670). Là một tài năng đa dạng nên ông được triều đình giao cho trọng trách ở cả bên văn và bên võ. Ông từng giữ chức Bồi tụng, Tả thị lang bộ Lại, đi sứ nhà Thanh (Trung Quốc) năm 1697; cầm quân ra làm Trấn thủ Sơn Tây rồi được triệu về coi phủ Đô đốc. Năm 1714, ông được thăng hàm Thiếu phó; năm 1718, gia tăng làm Thái phó (chánh nhất phẩm - hạng 1/9 bậc quan chế), tước Ứng quận công. Khi tuổi đã cao, ông được triều đình cho nghỉ hưu nhưng sau lại vời ra, được tham dự triều chính, xếp vào hàng Quốc lão. Chúa Trịnh Cương học cách nhà Tống (960-1279) bên Trung Quốc, mời 5 vị về hưu cùng được xướng họa, cho chúa hỏi han thêm về chính sự, nhóm thành một hội gọi là "Thủ dương ngũ lão hội". Đặng Đình Tướng được nhà chúa mời vào hàng ngũ lão, khi mất lại được truy tặng là Đại tư đồ, được phong làm phúc thần và được thờ ở quê hương.

Đặng Đình Tướng trước tác khá nhiều. Ông đã soạn bộ sách "Thuật cổ quy huấn lục" dùng làm giáo khoa cho nhà chúa dạy thế tử học. Sách gồm có 8 thiên, nội dung gồm những lời khuyên rất thiết thực như: Bồi dưỡng đức tính; chăm việc chầu hầu; thân người ngay thẳng; chuộng chính học; tránh xa nữ sắc; tránh thói xa xỉ kiêu căng; biết phân biệt người ngay, kẻ nịnh; chọn người tâm phúc... Ông là tác giả của các cuốn sách như "Trúc Ông phụng sứ tập", "Linh Giang dinh vệ lục"... có giá trị lịch sử, xã hội và văn học.

Bài châm "Biết người" trước đây nhiều ý kiến cho rằng là tác phẩm của riêng Nguyễn Quý Đức, nay cần được đính chính lại là của hai người: Thám hoa Nguyễn Quý Đức và Tiến sĩ Đặng Đình Tướng. Không chỉ là bạn bè, giữa hai ông còn có nhiều điểm chung: Năm 1714, hai ông cùng được thăng hàm Thiếu phó; khi nghỉ hưu, cả hai lại cùng "chèo thuyền dòng sông Ninh, thả diều đồng làng Mỗ", rất gắn bó, đồng cảm với nhau. Trong lịch sử Việt Nam thời phong kiến, đây là tình bạn mẫu mực hiếm có, được giữ trọn vẹn cho dù trải qua nhiều năm tháng, nhiều hoàn cảnh khác nhau.

Châm là một thể văn trong Hán học; nội dung thường là lời lẽ để khuyên răn; chỉ ra điều hay lẽ phải, đường hướng hành động đúng. Nghệ thuật của bài châm, vì thế, có tính chất suy lí chặt chẽ.

Bài châm cho thấy quan điểm dùng người của Nguyễn Quý Đức và Đặng Đình Tướng rất tiến bộ.

Mở đầu bài, hai ông nêu luận điểm: "Việc biết rõ người là không gì cần bằng đối với mọi việc cốt yếu của các bậc vương giả. Các bậc vua giỏi xưa thành công là vì biết dùng người giỏi nhưng cũng có người lầm, làm cho nước suy vong". Theo đó, việc đầu tiên, quan trọng nhất là phải "biết người". "Biết" theo cách nói này là hiểu thấu đáo năng lực, khí chất, xu hướng, nguyện vọng của người mà triều đình đang quan tâm.

Đề cập đến nguyên tắc sử dụng, cất nhắc một quan lại, bài châm khẳng định: "Chớ mạo muội chỉ dựa theo lời nói và động tác bề ngoài; phải xét đến tận chỗ thầm kín trong gan dạ; đừng mắc vào vòng yêu thương mà không phân biệt kẻ xảo trá, chớ mê hoặc vì tình riêng mà không biết rõ kẻ gian phi; phải xét đúng tâm của người ta vì việc công hay việc tư; phải xem xét con người có phải là hạng người không hùa nhau, bè phái, ai là kẻ chỉ vâng dạ thưa thuận trước mắt, ai là người chịu khó vất vả, không nghĩ lợi về bản thân". Đây là nguyên tắc mấu chốt nhất, khó nhất nhưng phải giữ vững để việc tuyển dụng quan lại đạt được mục đích đề ra.

Từ nguyên tắc chung, hai ông đề xuất cách đắc dụng và xử lí với từng hạng người cụ thể. Đối với người biết vì dân thì nên đãi ngộ. Đối với người quả cảm, cương nghị thì nên nể trọng. Đối với người chỉ biết chăm chăm chiều ý bề trên thì chán ghét. Đối với kẻ chỉ chiều theo lòng nhân dục thì phải đề phòng... Đó là những ý kiến rất cụ thể, khả thi và vì thế, mang tính thuyết phục rất cao.

Trong phần kết luận, bài châm đưa ra một ý giả định nhưng thật ra là khẳng định chân lý: "Nếu biết phân biệt được những điều ấy, mọi người chính trực sẽ được cất dùng, mọi bậc tài năng sẽ được trọng dụng ở triều đình, mọi người đều xứng đáng với chức quan mình đảm nhiệm, ai nấy đều như các bậc bề tôi hiền tài của Vua Thuấn, mọi công việc đều thành công rực rỡ, dân đen đều hể hả vui mừng, cơ đồ lớn lao sẽ gây được phúc bền mãi mãi". Thật là một kết luận tuyệt vời. Nguyễn Quý Đức và Đặng Đình Tướng hiểu rất rõ: Đây là bài của hai vị quan lại viết dâng các bậc quân vương nên việc dùng từ ngữ, lập luận phải chính xác, dứt khoát; khuyên răn nhưng không được ngoa ngôn, tự phụ mà phải thể hiện sự khiêm nhường cần thiết. Cách triển khai nội dung bài châm của hai ông đã xoay quanh một bố cục chặt chẽ và một tư tưởng thống nhất. Hai đồng tác giả hiểu nhau đến từng chân tơ kẽ tóc nên giữa họ hầu như không có khoảng cách. Vì thế, nhiều người lầm tưởng bài châm chỉ do một người viết.

Đến nay, sau 3 thế kỷ, những gì bài châm đề cập đến quan niệm và cách dùng người vẫn còn ý nghĩa sâu sắc. Hai tác giả đã thể hiện quan điểm rất duy vật, đảm bảo tính cụ thể, khách quan và tiến bộ khi nhìn nhận, đánh giá, sử dụng quan lại (dùng người, sử dụng cán bộ) để phục vụ quốc dân một cách hữu ích nhất. Đó là những quan điểm không bao giờ cũ. Tất nhiên, đối với chúng ta ngày nay, cần phải gắn những điều đó với yêu cầu đào tạo cán bộ đảm bảo tiêu chuẩn và năng lực. Cùng với việc sử dụng cán bộ, phải quan tâm đến khâu quản lí, động viên thích đáng. Người quản lí (giỏi) biết dùng người (giỏi) dưới quyền phải là người có tâm với công việc, tôn trọng nhân cách, cá tính mỗi người; biết cách kích thích nhiệt tình, năng lực mỗi người trong vị trí công tác cụ thể. Nói một cách hình ảnh: Người (trước khi) biết dùng người là người (trước hết) biết dùng mình. Tất nhiên, để làm được như thế, phải rèn luyện, học tập để nâng tầm của chính mình lên, trở thành "thủ lĩnh" tập hợp, tổ chức hoạt động của những người khác.

Tài liệu tham khảo: - Niên biểu VN, NXB KHXH, H, 1984 - Các nhà khoa bảng VN, NXB Văn học, H, 1993 - Quốc triều hương khoa lục, NXB Tp HCM, 1993


Đỗ Quốc Bảo

Xem thêm