Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vệ Thanh”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 1: Dòng 1:
'''Vệ Thanh''' ([[Trung văn giản thể]]: 青, [[Trung văn phồn thể|phồn thể]]:青, ?-[[106 TCN]]), nguyên là người huyện Bình Dương, Hà Đông<ref>Nay nằm ở phía tây nam Lâm Phần, [[Sơn Tây]], [[Trung Quốc]]</ref>, [[tên chữ|tự]] là '''Trọng Khanh''' (仲卿), là tướng lĩnh [[nhà Hán]] trong [[lịch sử Trung Quốc]], em trai của [[hoàng hậu]] Vệ Tử Phu. Dưới thời [[Hán Vũ Đế]] ([[140 TCN]] - [[87 TCN]]), ông vào cung làm thị vệ, trải qua các chức vụ Kiến Chương giám, Thị trung, Thái trung đại phu, Xa kị tướng quân rồi Quan nội hầu, Đại tướng quân và Đại tư mã, đồng thời được [[Hán Vũ Đế]] phong tước Trường Bình hầu, thực ấp lên tới 16700 hộ, ngoài ra Vũ Đế còn đem Bình Dương công chúa gả cho Vệ Thanh. Trong những năm từ [[129 TCN]] đến [[119 TCN]], Vệ Thanh từng bảy lần đại thắng quân [[Hung Nô]] ở phía bắc, lập được công to cho triều đình. Ông qua đời vào năm [[106 TCN]], được truy tôn là Trường Bình Liệt hầu, con cháu tiếp tục được kế tập tước hầu.
'''Vệ Thanh''' ([[Trung văn giản thể]]: 青, [[Trung văn phồn thể|phồn thể]]:青, ?-[[106 TCN]]), nguyên là người huyện Bình Dương, Hà Đông<ref>Nay nằm ở phía tây nam Lâm Phần, [[Sơn Tây]], [[Trung Quốc]]</ref>, [[tên chữ|tự]] là '''Trọng Khanh''' (仲卿), là tướng lĩnh [[nhà Hán]] trong [[lịch sử Trung Quốc]], em trai của [[hoàng hậu]] Vệ Tử Phu. Dưới thời [[Hán Vũ Đế]] ([[140 TCN]] - [[87 TCN]]), ông vào cung làm thị vệ, trải qua các chức vụ Kiến Chương giám, Thị trung, Thái trung đại phu, Xa kị tướng quân rồi Quan nội hầu, Đại tướng quân và Đại tư mã, đồng thời được [[Hán Vũ Đế]] phong tước Trường Bình hầu, thực ấp lên tới 16700 hộ, ngoài ra Vũ Đế còn đem Bình Dương công chúa gả cho Vệ Thanh. Trong những năm từ [[129 TCN]] đến [[119 TCN]], Vệ Thanh từng bảy lần đại thắng quân [[Hung Nô]] ở phía bắc, lập được công to cho triều đình. Ông qua đời vào năm [[106 TCN]], được truy tôn là Trường Bình Liệt hầu, con cháu tiếp tục được kế tập tước hầu.


== Thân thế ==
== Thân thế ==

Phiên bản lúc 08:15, ngày 1 tháng 7 năm 2013

Vệ Thanh (Trung văn giản thể: 卫青, phồn thể: 衛青, ?-106 TCN), nguyên là người huyện Bình Dương, Hà Đông[1], tựTrọng Khanh (仲卿), là tướng lĩnh nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc, em trai của hoàng hậu Vệ Tử Phu. Dưới thời Hán Vũ Đế (140 TCN - 87 TCN), ông vào cung làm thị vệ, trải qua các chức vụ Kiến Chương giám, Thị trung, Thái trung đại phu, Xa kị tướng quân rồi Quan nội hầu, Đại tướng quân và Đại tư mã, đồng thời được Hán Vũ Đế phong tước Trường Bình hầu, thực ấp lên tới 16700 hộ, ngoài ra Vũ Đế còn đem Bình Dương công chúa gả cho Vệ Thanh. Trong những năm từ 129 TCN đến 119 TCN, Vệ Thanh từng bảy lần đại thắng quân Hung Nô ở phía bắc, lập được công to cho triều đình. Ông qua đời vào năm 106 TCN, được truy tôn là Trường Bình Liệt hầu, con cháu tiếp tục được kế tập tước hầu.

Thân thế

Thân mẫu của Vệ Thanh là Vệ Ẩu, nguyên là vợ lẽ của Bình Dương hầu Tào Thọ, chú dượng của Hán Vũ Đế. Mẹ bà vốn đa tình, trước khi làm vợ Tào Thọ đã đi ngoại tình với người khác, sinh được 1 trai 3 gái. Đến khi về với Bình Dương hầu, bà lại tư thông với gia nô trong phủ là Cấp sự Trịnh Quý và sinh ra Vệ Thanh. Lúc vừa chào đời, Vệ Thanh đã bị đuổi ra khỏi phủ Bình Dương hầu, về sống với cha là Trịnh Quý. Tuy nhiên chỉ vài năm sau, vợ cả của Trịnh Quý hạ sinh con và ghét bỏ Vệ Thanh, do đó ông trở về Bình Dương hầu phủ với mẹ và từ đó theo họ Vệ của mẹ, nhưng do không phải con Bình Dương hầu nên phải làm gia nô.

Sau khi đến tuổi trưởng thành, Vệ Thanh làm mã phu, đi theo hầu Bình Dương công chúa, vốn là vợ cả của Tào Thọ. Khi Bình Dương Công chúa ra ngoài đều có Vệ Thanh cưỡi ngựa đi theo bảo vệ[2][3] .

Được trọng dụng

Mùa xuân năm 139 TCN, chị khác cha của Vệ Thanh là Vệ Tử Phu được nạp làm cung phi cho Hán Vũ Đế[4], Vệ Thanh cũng được vào cung làm chức Câp sự kiến chương doanh, làm việc ở cung Kiến Chương.

Vũ Đế ngày càng sủng ái Vệ Tử Phu khiến hoàng hậu Trần Kiều vô cùng đố kị. Để trả thù, mẹ Trần Hoàng hậu là Quán Đào công chúa cho bắt nhốt Vệ Thanh vào ngục tống giam, chuẩn bị giết ông. May thay người bạn thân của Vệ Thanh là Công Tôn Ngao cứu thoát. Hán Vũ Đế biết được tin này, rất tức giận, bèn theo ý của Vệ Tử Phu, triệu tập Vệ Thanh, thấy người cao lớn, giỏi võ nghệ, bèn cho làm Kiến Chương giám, thống lĩnh đội cận vệ, hàm Thị trung và thăng Vệ Tử Phu làm phu nhân, đồng thời chọn người anh trưởng của Vệ Thanh là Vệ Trường Quân làm Thị trung.

Theo sự tích, một lần Vệ Thanh vào cung, gặp một người tội phạm. Người này thấy cốt cách của Vệ Thanh, đoán rằng về sau Vệ Thanh sẽ được phong hầu.

Về sau, do muốn hạn chế quyền lực của thân tộc họ Lưu nên Vũ Đế ngày càng trọng dụng thân tín bên ngoại thích. Do đó Vệ Thanh càng được tin tưởng, thăng dần tới chức Thái Trung đại phu[5]. Về sau Vũ Đế phế truất Trần Hoàng hậu và lập Vệ Tử Phu làm hoàng hậu, nên nhà họ Vệ cũng được hiển quý[6] .

Năm 129 TCN, chồng của Bình Dương công chúa là Tào Thọ qua đời, công chúa muốn cải giá. Có người khuyên công chúa lấy Vệ Thanh, nhưng công chúa ngần ngại vì Vệ Thanh vốn chỉ là thị vệ trong nhà mình, bèn đi gặp Vệ hoàng hậu hỏi ý kiến. Vệ hoàng hậu lập tức tán thành, muốn gia đình mình với hoàng tộc càng thân thiết hơn, bèn nói lại với Hán Vũ Đế. Vũ Đế rất mừng vì việc này, bèn hạ chiếu cho Vệ Thanh kết duyên với công chúa Bình Dương. Trước đó Vệ Thanh đã có ba người con trai là Vệ Kháng, Vệ Bất NghiVệ Đăng, sau cũng có với Bình Dương thêm một người con gái.

Sáu lần thắng Hung Nô

Năm 129 TCN, quân Hung Nô ở miền bắc đem quân nam tiến đánh nhà Hán, tiến đến vùng Thượng Cốc[7]. Hán Vũ Đế được tin, bèn cử 4 vạn quân chia làm bốn đường, phong Vệ Thanh làm Xa kị tướng quân, cùng Lý QuảngCông Tôn Hạ dẫn quân chống cự với giặc. Đạo quân Vệ Thanh nhanh chóng dẹp tan quân Hung Nô, tiến đến tận Long Thành (nơi phát tích của Hung Nô), tuy nhiên hai đạo của Lý Quảng và Công Tôn Ngao lại thất bại. Mặc dù vậy, Vũ Đế vẫn trọng thưởng cho công lao này của Vệ Thanh, phong ông làm Quan nội hầu[8][9].

Mùa thu năm 128 TCN, một lần nữa Vệ Thanh dẫn ba vạn kị binh chiến đấu với Hung Nô, xuất kích vào ải Ngạn Môn Quan[10], giết hơn 1000 quân Hung Nô.

Bước sang mùa xuân năm 127 TCN, ông lại tiếp tục dẫn 40000 quân tiến vào Vân Trung chống Hung Nô, đánh bại và tiêu diệt hai đạo quân Hung Nô do Bạch Dương Vương và Lâu Phiền Vương chỉ huy, chém và bắt sống hơn 1000 người, thu phục và sáp nhập vùng đất Hà Sáo của Hung Nô mà gần như không mất một binh sĩ nào, toàn quân khải hoàn trở về. Chiến thắng này có ý nghĩa quan trọng, giải quyết được mối đe dọa đối của Hung Nô với kinh đô Trường An[11]. Do lập được công to, Vệ Thanh tiếp tục được phong tước Trường Bình hầu với thực ấp ban đầu là 3800 hộ[12].


Quyết chiến ở mạc bắc

Qua đời

Đánh giá

Xem thêm

Tham khảo

Chú thích

  1. ^ Nay nằm ở phía tây nam Lâm Phần, Sơn Tây, Trung Quốc
  2. ^ Tư Mã Thiên. “Sử kí Tư Mã Thiên, quyển 111, Vệ tướng quân phiêu kị tướng quân liệt truyện”. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  3. ^ Ban Cố. “Hán thư, quyển 55: Vệ Thanh Hoắc Khứ Bệnh truyện”.
  4. ^ Tư Mã Thiên. “Sử kí Tư Mã Thiên, quyển 111, Vệ tướng quân phiêu kị tướng quân liệt truyện”. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  5. ^ Tư Mã Thiên. “Sử kí Tư Mã Thiên, quyển 111, Vệ tướng quân phiêu kị tướng quân liệt truyện”. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  6. ^ Tư Mã Thiên. “Sử kí, quyển 49: Ngoại thích thế gia”. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  7. ^ Nay thuộc địa phận Hoài Lai, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc
  8. ^ Tư Mã Thiên. “Sử kí Tư Mã Thiên, quyển 111, Vệ tướng quân phiêu kị tướng quân liệt truyện”. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  9. ^ Ban Cố. “Hán thư, quyển 55: Vệ Thanh Hoắc Khứ Bệnh truyện”.
  10. ^ Ngạn Môn Quan nay nằm ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc
  11. ^ Trường An là kinh đô thời đó của nhà Hán, nay thuộc địa phận Tây An, tỉnh Thiểm Tây
  12. ^ Ban Cố. “Hán thư, quyển 55: Vệ Thanh Hoắc Khứ Bệnh truyện”.