Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Viện hàn lâm Pháp”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 6: Dòng 6:
| title = L’histoire
| title = L’histoire
| accessdate = 2010-01-13
| accessdate = 2010-01-13
}}</ref>. Bị giải tán năm 1793 trong [[Cách mạng Pháp]], nó được khôi phục năm 1803 bởi [[Napoléon Bonaparte|Napoleon Bonaparte]]<ref name=aH/>.
}}</ref>. Bị giải tán năm 1793 trong [[Cách mạng Pháp]], nó được khôi phục năm 1803 bởi [[Napoléon Bonaparte|Napoleon Bonaparte]]<ref name=aH/>.


Viện Hàn lâm Pháp bao gồm 40 thành viên, được biết dưới tên ''immortels'' (người bất tử)<ref name=aIM>{{chú thích báo
Viện Hàn lâm Pháp bao gồm 40 thành viên, được biết dưới tên ''immortels'' (người bất tử)<ref name=aIM>{{chú thích báo
Dòng 30: Dòng 30:
Ngày nay, Viện vẫn tiếp tục công trình này chuẩn bị cho việc xuất bản quyển [[Từ điển của Viện hàn lâm Pháp]] (''Dictionnaire de l'Académie française'') trong tương lai, ấn định việc sử dụng ngôn ngữ, và tham gia vào nhiều ủy ban [[thuật ngữ]] khác nhau.
Ngày nay, Viện vẫn tiếp tục công trình này chuẩn bị cho việc xuất bản quyển [[Từ điển của Viện hàn lâm Pháp]] (''Dictionnaire de l'Académie française'') trong tương lai, ấn định việc sử dụng ngôn ngữ, và tham gia vào nhiều ủy ban [[thuật ngữ]] khác nhau.


Trung thành với nhiệm vụ ban đầu là thiệt lập các tiêu chuẩn cho ngôn ngữ chính thức, Viện hàn lâm Pháp phản đối việc nêu các ngôn ngữ khu vực trong [[Hiến pháp]] của Pháp, theo một tuyên bố công bố ngày 12.6.2008. Thực ra – theo các viện sĩ - việc đề cập này sẽ khiến Pháp phải chuẩn y [[Hiến chương ngôn ngữ khu vực hoặc ngôn ngữ thiểu số của châu Âu]] (Charte européenne des langues régionales ou minoritaires)<ref>[http://www.lemonde.fr/| Le Monde], édition du 18 juin 2008, L'Académie française ne veut pas des langues régionales dans la Constitution</ref>, điều mà Viện không muốn.
Trung thành với nhiệm vụ ban đầu là thiệt lập các tiêu chuẩn cho ngôn ngữ chính thức, Viện hàn lâm Pháp phản đối việc nêu các ngôn ngữ khu vực trong [[Hiến pháp]] của Pháp, theo một tuyên bố công bố ngày 12.6.2008. Thực ra – theo các viện sĩ - việc đề cập này sẽ khiến Pháp phải chuẩn y [[Hiến chương ngôn ngữ khu vực hoặc ngôn ngữ thiểu số của châu Âu]] (Charte européenne des langues régionales ou minoritaires)<ref>[http://www.lemonde.fr/ Le Monde], édition du 18 juin 2008, L'Académie française ne veut pas des langues régionales dans la Constitution</ref>, điều mà Viện không muốn.



== Thành viên hiện tại ==
== Thành viên hiện tại ==

Phiên bản lúc 15:37, ngày 11 tháng 8 năm 2013

Tòa nhà Viện Hàn lâm Pháp-Viện Pháp quốc

Viện Hàn lâm Pháp (tiếng Pháp:L'Académie française) là thể chế học thuật tối cao liên quan tới tiếng Pháp. Hàn lâm viện này được thành lập năm 1635 bởi Hồng y Richelieu, người đứng đầu nội các của Vua Louis XIII[1]. Bị giải tán năm 1793 trong Cách mạng Pháp, nó được khôi phục năm 1803 bởi Napoleon Bonaparte[1].

Viện Hàn lâm Pháp bao gồm 40 thành viên, được biết dưới tên immortels (người bất tử)[2]. Viện hàn lâm Pháp tập hợp những nhân vật nổi bật trong giới văn học (các nhà thơ, tiểu thuyết gia, nhà soạn kịch, nhà phê bình văn học), cả những triết gia, nhà sử học, nhà khoa học nổi tiếng – và theo truyền thống - gồm cả những nhân vật quân sự, chính khách và tôn giáo quyền cao chức trọng. Các thành viên mới được bầu bởi các thành viên đương vị. Các viện sĩ giữ vị trí này suốt đời, trừ khi họ bị loại bỏ do tư cách sai trái. Philippe Pétain, được gọi là Nguyên soái của Pháp sau chiến thắng Verdun trong Thế chiến thứ nhất, được bầu vào Viện năm 1931 và, sau khi trở thành Quốc trưởng của chính phủ Vichy trong Thế chiến thứ hai, bị buộc phải từ chức năm 1945[3]. Cơ quan này đóng vai trò có thẩm quyền chính thức về ngôn ngữ; nó tham gia vào việc xuất bản từ điển chính thức. Những quyết định của nó, tuy nhiên, không phải là bắt buộc đối với công chúng hoặc chính phủ.

Được sát nhập vào Institut de France khi viện này được thành lập ngày 25.10.1795, Viện hàn lâm Pháp là viện hàn lâm đầu tiên trong 5 viện hàn lâm của Pháp.

Nhiệm vụ được trao cho viện ban đầu là chuẩn hóa ngôn ngữ Pháp, đưa ra những qui tắc ngữ pháp, làm cho tiếng Pháp trong sáng và dễ hiểu cho mọi người. Trong tinh thần đó, Viện bắt đầu soạn một quyển từ điển : ấn bản đầu tiên của quyển Dictionnaire de l'Académie française (Từ điển của Viện hàn lâm Pháp) được xuất bản năm 1694 và ấn bản lần thứ 9 đang được biên soạn.

Chức năng

Điều XXIV của Qui chế định rõ rằng «chức năng chính của Viện hàn lâm Pháp là làm việc hết sức cẩn thận, kỹ càng để đưa ra nững qui tắc chắc chắn cho ngôn ngữ của chúng ta, và làm cho nó trong sáng, hùng hồn, đủ sức lột tả được nghệ thuậtkhoa học».

Xác định tiêu chuẩn ngôn ngữ Pháp

Nhiệm vụ đầu tiên của Viện là ghi nhận và nghiên cứu mọi biến đổi về ngữ điệu, cách phát âm và chính tả, rồi rút ra dạng mạch lạc nhất có thể dùng làm chuẩn mực cho các thợ in, các biên tập viên luật pháp và tài liệu hành chính, cho việc giáo dục. Để hoàn thành nhiệm vụ, Viện đã làm việc theo 2 hướng :

  • Thu thập danh mục các từ (mot), cách phát âm, chính tả và nghĩa của chúng để soạn một quyển từ điển từ vựng.
  • Thực hiện cùng việc làm như trên để lập ra quyển Ngữ pháp tiếng Pháp mà việc xuất bản được chuyển từ năm này sang năm khác.

Ngày nay, Viện vẫn tiếp tục công trình này chuẩn bị cho việc xuất bản quyển Từ điển của Viện hàn lâm Pháp (Dictionnaire de l'Académie française) trong tương lai, ấn định việc sử dụng ngôn ngữ, và tham gia vào nhiều ủy ban thuật ngữ khác nhau.

Trung thành với nhiệm vụ ban đầu là thiệt lập các tiêu chuẩn cho ngôn ngữ chính thức, Viện hàn lâm Pháp phản đối việc nêu các ngôn ngữ khu vực trong Hiến pháp của Pháp, theo một tuyên bố công bố ngày 12.6.2008. Thực ra – theo các viện sĩ - việc đề cập này sẽ khiến Pháp phải chuẩn y Hiến chương ngôn ngữ khu vực hoặc ngôn ngữ thiểu số của châu Âu (Charte européenne des langues régionales ou minoritaires)[4], điều mà Viện không muốn.

Thành viên hiện tại

Dưới đây liệt kê danh sách thành viên hiện tại của Viện Hàn lâm Pháp theo số ghế ngồi.

Ghi chú

  1. ^ Chủ tịch
  2. ^ Thư ký vĩnh viễn

Ghi chú

  1. ^ a b “L'histoire”. Academie Française official website. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2010.
  2. ^ “Les immortels”. Academie Française official website. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2010.
  3. ^ Sanche de Gramont, The French: Portrait of a People, G.P. Putnam's Sons, New York, 1969, p. 270
  4. ^ Le Monde, édition du 18 juin 2008, L'Académie française ne veut pas des langues régionales dans la Constitution

Tham khảo

  • Vincent, Leon H. (1901). The French Academy. Boston: Houghton Mifflin.

Liên kết ngoài