Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hội Địa lý Quốc gia (Hoa Kỳ)”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thijs!bot (thảo luận | đóng góp)
Dòng 39: Dòng 39:
[[eo:National Geographic Society]]
[[eo:National Geographic Society]]
[[eu:National Geographic Society]]
[[eu:National Geographic Society]]
[[fa:انجمن جغرافیای ملی]]
[[fa:نشنال جیاگرفیک]]
[[fr:National Geographic Society]]
[[fr:National Geographic Society]]
[[gl:National Geographic Society]]
[[gl:National Geographic Society]]

Phiên bản lúc 05:51, ngày 2 tháng 8 năm 2008

Hội địa lý Quốc gia Hoa Kỳ (tên tiếng Anh: National Geographic Society, đôi khi viết tắt NGS) được thành lập ngày 27 tháng 1 năm 1888, bởi 33 người mong muốn "thành lập một hiệp hội nhằm nâng cao và phổ biến kiến thức địa lý". Họ đã bắt đầu thảo luận về sự định hình tổ chức hiệp hội hai tuần trước vào ngày 13 tháng 1 năm 1888.

Tạp chí National Geographic

Bìa của số National Geographic tháng 1 năm 1915

Tạp chí National Geographic, xuất bản lần đầu tiên sau chín tháng hội địa lý quốc gia thành lập. Đây đã trở thành một trong những tạp chí nổi tiếng giới và có viền vàng đặc trưng chạy xung quanh cạnh bìa. Viền màu vàng đặc trưng này đã được đăng ký nhãn hiệu riêng cho National Geographic.

Tạp chí có 12 ấn bản một năm (một ẩn bản mỗi tháng). Đôi khi có ấn bản đặc biệt. Cùng với các chủ đề nổi tiếng về phong cảnh, lịch sử và hầu hết mọi nơi xa xôi hẻo lánh trên khắp thế giới, cuốn tạp chí đã được coi như một tờ báo chất lượng rất cao và tiêu chuẩn về nghệ thuật chụp ảnh. Tiêu chuẩn này đã làm cho tạp chí là một trong những nơi có ảnh phóng sự chất lượng cao nhất trên thế giới. Tạp chí thường đăng những bức ảnh màu, thậm chí những năm đầu thế kỷ 20, khi khoa học vẫn còn chưa phát triển.

Tạp chí còn nổi tiếng bởi những tấm bản đồ chi tiết về những nơi đề cập tới, các tài liệu lưu trữ của hội thậm chí còn được chính phủ Mỹ sử dụng tới, khi mà khả năng vẽ bản đồ của chính phủ còn hạn chế. Năm 2001, Hội địa lý quốc gia Hoa Kỳ phát hanh bộ tám đĩa CD-ROM ghi chi tiết tất cả các tấm bản đồ từ năm 1888 tới năm 2000. Độc giả của tạp chí thường giữ lại các số báo cũ để cả gia đình cùng xem.

Trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, tạp chí luôn tận tâm có mặt khắp nơi để phản ánh cục diện các quốc gia. Tạp chí có các bài về Berlin, Liên bang Xô Viết, và Trung Quốc Cộng sản, luôn cân nhắc tới vấn đề chính trị và tập trung vào văn hóa. Trong phần tin về cuộc chạy đua khoa học vũ trụ, National Geographic tập trung vào các thành tựu khoa học.

Liên kết ngoài