Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Người Lự”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Liên kết ngoài: Thêm thể loại using AWB
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
Dòng 25: Dòng 25:


=== Tại Trung Quốc ===
=== Tại Trung Quốc ===
Tại [[Trung Quốc]], họ dược coi là một phần của [[người Thái (Trung Quốc)|dân tộc Thái]].
Tại [[Trung Quốc]], họ dược coi là một phần của [[người Thái (Trung Quốc)|dân tộc Thái]].


== Đặc điểm kinh tế ==
== Đặc điểm kinh tế ==

Phiên bản lúc 21:31, ngày 9 tháng 10 năm 2013

Người Lự
Tổng dân số
222.000 +
Khu vực có số dân đáng kể
Lào (134.100)
Thái Lan (83.000)
Việt Nam (5.553): Lai Châu, Lâm Đồng
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (?)
Ngôn ngữ
Tiếng Lự, tiếng Thái, tiếng Lào, tiếng Việt, khác
Tôn giáo
Phật giáo

Người Lự (còn gọi là người Lữ, người Nhuồn, người Duồn) là một dân tộc ít người sinh sống trong khu vực Thái Lan, Lào, Việt NamTrung Quốc. Tiếng nói chính thức của họ là tiếng Lự thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái, tuy nhiên, tại các quốc gia họ sinh sống, họ có thể sử dụng các ngôn ngữ chính thức tại mỗi quốc gia.

Dân số và địa bàn cư trú

Tại Lào

Tại Lào, theo ước tính của Ethnologue[1] thì có khoảng 134.100 người Lự (Ethnologue ghi là năm 2000) sinh sống tại các tỉnh Phongsali, Luang Namtha, Bokeo, Oudomxai, Xaignabouli, Luang Prabang.

Tại Thái Lan

Tại Thái Lan, theo ước tính của Ethnologue[2] thì có khoảng 83.000 người Lự (Ethnologue ghi là theo ước tính năm 2001 của Johnstone và Mandryk) sinh sống tại các tỉnh Chiang Rai, Phayao, Lamphun, Nan và khắp miền bắc Thái Lan.

Tại Việt Nam

Tại Việt Nam, họ là một dân tộc được công nhận. Dân số theo điều tra dân số 1999 là khoảng 4.964 người[3]. Cư trú chủ yếu tập trung ở hai huyện Phong ThổSìn Hồ, tỉnh Lai Châu và một lượng đáng kể di cư vào tỉnh Lâm Đồng. Tuy nhiên, theo ước tính năm 2003 của Ủy ban dân tộc Việt Nam thì dân tộc này có dân số 5.553 người[4].

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Lự ở Việt Nam có dân số 5.601 người, cư trú tại 21 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Phần lớn người Lự cư trú tập trung tại tỉnh Lai Châu (5.487 người, chiếm 98,0% tổng số người Lự tại Việt Nam), Thái Nguyên (75 người), các tỉnh còn lại có không quá 10 người[5].

Tại Trung Quốc

Tại Trung Quốc, họ dược coi là một phần của dân tộc Thái.

Đặc điểm kinh tế

Người Lự có truyền thống làm ruộng từ lâu đời. Họ biết dùng cày bừa, đào mương dẫn nước, gieo mạ, cấy lúa, nhưng lại không làm cỏ, bón phân. Họ còn làm thêm nương để trồng lúa, ngô, khoai, sắn, lạc, bông, chàm và nhà nào cũng có vườn cạnh nhà. Người Lự có tập quán ăn cơm nếp là chính, thích ăn ớt, ưa uống nước chè và đàn ông thường hút thuốc lào. Trong các nghề phụ của người Lự thì nghề dệt phát triển nhất. Mỗi gia đình người Lự thường có vài ba khung cửi. Tài nghệ dệt, may, thuê đều khá cao, từ chiếc quần của đàn ông cho đến váy, áo, khăn của phụ nữ thường có hoa văn trang trí rực rỡ trên nền vải nhuộm chàm, nhất là trang phục ngày lễ hội càng được tranh trí nhiều và đẹp hơn.

Hôn nhân gia đình

Trai gái Lự được tìm hiểu nhau tự do rồi xin ý kiến cha mẹ để kết hôn, nhưng họ phải nhờ thầy số xem tuổi trước, nếu hợp tuổi mới lấy nhau. Con trai phải ở rể vài ba năm rồi ra ở riêng. Con lấy họ theo cha, tên con trai có chữ đệm Bạ, tên con gái có chữ đệm Yý. Người Lự sống tình nghĩa, thủy chung. Vợ chồng rất ít ly dị nhau, nếu trai bỏ vợ, gái bỏ chồng đều bị phạt nặng theo tập tục.

Tục lệ ma chay

Sau khi chôn cất người chết một thời gian, tang gia làm một mái nhà táng giấy có trang trí đẹp rồi bỏ vải, đệm, gối, thóc, tiền vào đó để làm lễ đưa linh hồn người chết vào chùa.

Văn hóa

Người Lự hay hát dân ca "khăp", yêu thích vốn truyện cổ, thơ ca, tục ngữ, các loại sáo, nhị, trống...

Nhà cửa

Người Lự ở nhà sàn, hai mái, mái phía sau ngắn, còn mái phía trước kéo dài xuống che cho cả hàng hiên và cầu thang. Cửa ra vào ở hướng Tây Bắc. Trong nhà có hai bếp, một bếp để nấu ăn và một bếp để đun nước tiếp khách.

Ghi chú

  1. ^ Languages of Laos
  2. ^ Languages of Thailand
  3. ^ Điều tra dân số 1999, tập tin 58.DS99.xls
  4. ^ Website Ủy ban dân tộc
  5. ^ Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Kết quả toàn bộ. Hà Nội, 6-2010. Biểu 5, tr.134-225. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2011.

Liên kết ngoài