Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 66: Dòng 66:
So với cửa Tư Hiền, cửa Thuận An có cơ chế và lịch sử biến động phức tạp hơn. Ngoài chế độ động lực biển san bằng bờ, sự biến động của cửa còn liên quan tới cơ chế uốn khúc của đoạn hạ lưu sông Hương, thay đổi tương quan giữa chủ lưu và chi lưu có tác dụng của vòm nâng Phú Vang. Do vậy, cửa Thuận An đã từng tồn tại nhiều vị trí cũng như tên gọi khác nhau trong lịch sử. Năm 1404, cửa Thuận An mở tại vị trí Hoà Duân bây giờ và trở thành cửa chính của hệ đầm phá. Năm 1467, sớ dâng của tham nghị Châu Hóa là Đặng Chiêm được chấp nhận, chính quyền phong kiến sai truyền dân binh lấp trở lại. Cho tới đời Cảnh Thống (1498 - 1504), cửa vỡ trở lại. Trong khoảng thời gian chừng 200 năm kể từ năm Giáp Tý (1504), cửa có vị trí ở Thái Dương Hạ. Trong khoảng thời gian chừng 200 năm tiếp theo cho tới năm 1897, cửa có vị trí tại làng Hoà Duân. Kể từ năm 1897 tới nay, cửa có vị trí cơ bản như hiện nay [8]. Cho tới ngày 11 tháng 6 năm 1904, cửa Hoà Duân mới bị lấp hẳn trong một trận bão và sau 95 năm, cửa được mở lại vào ngày 2 tháng 11 năm 1999, trong trận lũ lịch sử.
So với cửa Tư Hiền, cửa Thuận An có cơ chế và lịch sử biến động phức tạp hơn. Ngoài chế độ động lực biển san bằng bờ, sự biến động của cửa còn liên quan tới cơ chế uốn khúc của đoạn hạ lưu sông Hương, thay đổi tương quan giữa chủ lưu và chi lưu có tác dụng của vòm nâng Phú Vang. Do vậy, cửa Thuận An đã từng tồn tại nhiều vị trí cũng như tên gọi khác nhau trong lịch sử. Năm 1404, cửa Thuận An mở tại vị trí Hoà Duân bây giờ và trở thành cửa chính của hệ đầm phá. Năm 1467, sớ dâng của tham nghị Châu Hóa là Đặng Chiêm được chấp nhận, chính quyền phong kiến sai truyền dân binh lấp trở lại. Cho tới đời Cảnh Thống (1498 - 1504), cửa vỡ trở lại. Trong khoảng thời gian chừng 200 năm kể từ năm Giáp Tý (1504), cửa có vị trí ở Thái Dương Hạ. Trong khoảng thời gian chừng 200 năm tiếp theo cho tới năm 1897, cửa có vị trí tại làng Hoà Duân. Kể từ năm 1897 tới nay, cửa có vị trí cơ bản như hiện nay [8]. Cho tới ngày 11 tháng 6 năm 1904, cửa Hoà Duân mới bị lấp hẳn trong một trận bão và sau 95 năm, cửa được mở lại vào ngày 2 tháng 11 năm 1999, trong trận lũ lịch sử.


Vào năm 1931, một đập đá lớn dài 2000m, cao trình đỉnh đập ở +2m được xây dựng ngang qua cửa Thuận An với mục đích ngăn mặn từ biển qua cửa vào đầm phá và sông ngòi vùng đồng bằng. Nhưng do đó, đến mùa lũ, việc thoát lũ rất khó khăn. Người ta phải hạ bớt cao trình đỉnh đập đá từ +2m xuống 0,00m trên chiều dài 100m rồi sau đó mở rộng 200m ở giữa đập. Đến thời người Pháp tái chiếm Huế, cao trình đỉnh đập lại tiếp tục được hạ xuống để tầu thuyền qua lại. Trận lụt lớn năm 1953 đã phá vỡ hoàn toàn đập đá và xoáy tạo ra một trục sâu đến 21m. Từ đó, cửa lạch tiếp tục xu hướng di chuyển lên phía bắc. Cửa Thuận An thường xuyên thay đổi vị trí theo chu kỳ dài và động thái của nó chịu sự chi phối của trạng thái cửa Tư Hiền. Khi cửa Tư Hiền mở, cửa Thuận An dường như thu hẹp và chảy chậm. Khi cửa Tư Hiền đóng, cửa Thuận An chảy mạnh hơn, bị biến dạng, nông dần và di chuyển vị trí gây ảnh hưởng đến sa bồi luồng vào cảng Tân Mỹ. Tính từ vị trí đập chắn cũ (1931) đến nay trục cửa di chuyển lên phía bắc 15m/năm, còn bờ lạch bị bồi lấn dịch chuyển về phía bắc có chỗ 40m/năm. Sự di chuyển vị trí cửa Thuận An tạo nên sự không ổn định của đoạn bờ dài 7km.
Vào năm 1931, một đập đá lớn dài 2000m, cao trình đỉnh đập ở +2m được xây dựng ngang qua cửa Thuận An với mục đích ngăn mặn từ biển qua cửa vào đầm phá và sông ngòi vùng đồng bằng. Nhưng do đó, đến mùa lũ, việc thoát lũ rất khó khăn, nên đã phải hạ bớt cao trình đỉnh đập đá từ +2m xuống 0,00m trên chiều dài 100m rồi sau đó mở rộng 200m ở giữa đập. Đến thời người Pháp tái chiếm Huế, cao trình đỉnh đập lại tiếp tục được hạ xuống để tầu thuyền qua lại. Trận lụt lớn năm 1953 đã phá vỡ hoàn toàn đập đá và xoáy tạo ra một trục sâu đến 21m. Từ đó, cửa lạch tiếp tục xu hướng di chuyển lên phía bắc. Cửa Thuận An thường xuyên thay đổi vị trí theo chu kỳ dài và động thái của nó chịu sự chi phối của trạng thái cửa Tư Hiền. Khi cửa Tư Hiền mở, cửa Thuận An dường như thu hẹp và chảy chậm. Khi cửa Tư Hiền đóng, cửa Thuận An chảy mạnh hơn, bị biến dạng, nông dần và di chuyển vị trí gây ảnh hưởng đến sa bồi luồng vào cảng Tân Mỹ. Tính từ vị trí đập chắn cũ (1931) đến nay trục cửa di chuyển lên phía bắc 15m/năm, còn bờ lạch bị bồi lấn dịch chuyển về phía bắc có chỗ 40m/năm. Sự di chuyển vị trí cửa Thuận An tạo nên sự không ổn định của đoạn bờ dài 7km.


'''Tình thế năm cửa trong trận lũ lịch sử năm 1999'''
'''Tình thế năm cửa trong trận lũ lịch sử năm 1999'''
Dòng 82: Dòng 82:
''Cửa Lộc Thủy'' trước trận lũ ngập lịch sử ở trạng thái mở nhờ kè cửa Tư Hiền và khai thông lạch nước sau cồn cát, do lũ cửa rộng 200m và sâu 2 - 5m.
''Cửa Lộc Thủy'' trước trận lũ ngập lịch sử ở trạng thái mở nhờ kè cửa Tư Hiền và khai thông lạch nước sau cồn cát, do lũ cửa rộng 200m và sâu 2 - 5m.


Cho đến tháng 3 năm 2000, các cửa Vĩnh Hải, Lộc Thuỷ và lạch Hải Dương đã bị bồi lấp, chỉ còn lại 3 cửa lớn là Thuận An, Hoà Duân và Vinh Hiền. Đến thánh 8 năm 2000, cửa Hoà Duân bị kè lấp lại.
Cho đến tháng 3 năm 2000, các cửa Vĩnh Hải, Lộc Thuỷ và lạch Hải Dương đã bị bồi lấp, chỉ còn lại 3 cửa lớn là Thuận An, Hoà Duân và Vinh Hiền. Đến tháng 8 năm 2000, cửa Hoà Duân bị kè lấp lại.


''Như vậy,'' đầm phá trải qua 3 hình thái luân đổi nhau: một cửa (khi cửa Tư Hiền bị lấp), hai cửa (khi cửa Tư Hiền mở) và nhiều cửa. Trạng thái hai cửa thường dài lâu nhất, được coi là bình ổn. Hai trạng thái kia là những tai biến. Hình thái nhiều cửa hiếm khi xảy ra, chu kỳ cỡ thế kỷ. Sự kiện phá mở nhiều cửa vào tháng 11/1999 vừa là sự trùng hợp giữa ba yếu tố: mưa cực lớn kéo dài, cửa Tư Hiền bị lấp và cửa Thuận An bước sang giai đoạn suy tàn. Cửa Hòa Duân được mở là để thay thế cho cửa Thuận An và sẽ tồn tại cỡ thế kỷ nếu không bị con người can thiệp chặn lấp vào tháng 8 năm 2000.
''Như vậy,'' đầm phá trải qua 3 hình thái luân đổi nhau: một cửa (khi cửa Tư Hiền bị lấp), hai cửa (khi cửa Tư Hiền mở) và nhiều cửa. Trạng thái hai cửa thường dài lâu nhất, được coi là bình ổn. Hai trạng thái kia là những tai biến. Hình thái nhiều cửa hiếm khi xảy ra, chu kỳ cỡ thế kỷ. Sự kiện phá mở nhiều cửa vào tháng 11/1999 vừa là sự trùng hợp giữa ba yếu tố: mưa cực lớn kéo dài, cửa Tư Hiền bị lấp và cửa Thuận An bước sang giai đoạn suy tàn. Cửa Hòa Duân được mở là để thay thế cho cửa Thuận An và sẽ tồn tại cỡ thế kỷ nếu không bị con người can thiệp chặn lấp vào tháng 8 năm 2000.

Phiên bản lúc 16:26, ngày 26 tháng 10 năm 2013

Hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai là tổng thể đầm phá ven biển miền Trung Việt Nam thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế trong phạm vi từ 16°14′ đến 16°42′ vĩ bắc và 107°22′ đến 107°57′ kinh đông. Khu đầm này trải dài 68 km thuộc địa phận năm huyện: Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, và Phú Lộc.

Về mặt địa lý khu đầm này là bốn đầm nối nhau từ bắc xuống nam:

  • Phá Tam Giang
  • Đầm Sam
  • Đầm Hà Trung-Thủy Tú
  • Đầm Cầu Hai.

Một dải đất dài gồm những đụn cát cao ngăn đầm với biển. Có nơi cồn cát cao đến 20 m.

Phá Tam Giang chạy dài khoảng 27 km bắt đầu từ cửa sông Ô Lâu đến cửa sông Hương với diện tích 5.200 ha. Phá thông với biển bằng mỗi cửa Thuận An.

Đầm Sam nhỏ hơn với diện tích 1.620 ha, không thông ra biển.

Đầm Hà Trung-Thủy Tú dài và hẹp với diện tích 3.600 ha cũng là đầm kín không thông ra biển.

Đầm Cầu Hai lớn nhất với diện tích 11.200 ha. Cửa Tư Hiền thông đầm Cầu Hai với biển.

Hệ đầm hứng nước gần như tất cả các con sông lớn trong tỉnh Thừa Thiên nên nước đầm tương đối ngọt rồi chuyển sang nước lợ vào mùa khô.

Địa biến

Điều kiện hình thành

Vai trò của kiến trúc và chuyển động kiến tạo hiện đại. Phá Tam Giang nằm ở rìa đồng bằng Huế, phát triển trên nền kiến tạo hiện đại nâng yếu và chuyển tiếp với các đới sụt hạ trên thềm lục địa. So với các khối nâng mạnh tây Huế và Bạch Mã, nó trở thành vùng sụt hạ tương đối. Trên nền nâng yếu này xuất hiện các bồn trũng cục bộ (Cầu Hai, cửa sông Hương) có vai trò thu nước từ các sông và các vòm nâng cục bộ (Thủy Thanh, An Hòa, Phú Vang) có khả năng làm dịch chuyển, suy tàn các nhánh sông đổ vào đầm phá. Hệ đứt gãy Quốc lộ 1 phương tây bắc - đông nam có ý nghĩa phân định hướng chính của đầm phá. Các hệ đứt gãy phương á vĩ tuyến Phò Trạch, Hương Long, Rào Trăng có vai trò phân định và phân dị đầm phá theo chiều dọc [1,5]. Cuối cùng, chính sự nâng yếu của đồng bằng Huế trong điều kiện dâng chậm dần của mực nước chân tĩnh vào nửa sau biển tiến Flandrian đã tạo nên sự bình ổn tương đối hoặc nâng rất chậm của mực biển khu vực, tạo tiền đề hình thành cồn cát chắn và đầm phá.

Vai trò yếu tố địa hình kế thừa. Đầm phá và hệ cồn đụn chắn không thể hình thành ở vùng biển ven bờ sâu và dốc. Chính bề mặt đồng bằng aluvi cổ Pleistocen thoải và rộng ở ven bờ Huế là tiền đề quan trọng để hình thành các đầm phá cổ và phá Tam Giang đang tồn tại. Với điều kiện như vậy, hầu như không còn khả năng xuất hiện đầm phá mới phía ngoài đầm phá hiện nay. Ngoài ra, dường như là đầm Thủy Tú phát triển kế thừa trên nền lòng sông cổ (Pleistocen) còn đầm Cầu Hai thì phát triển trên nền một vịnh biển nhỏ bị đê cát phía ngoài khép kín.v.v.

Nguồn bồi tích cát tạo thành hệ cồn đụn chắn ngoài. Đầm phá thường hình thành ở các vùng động lực sóng mạnh và giàu bồi tích cát [7,9]. Để có đầm phá, phải có cồn đụn chắn ngoài tạo nên từ bồi tích cát. Không kể đến các cồn cát đồ sộ phía bắc cửa sông Ô Lâu và đồng bằng cát rộng lớn phía tây phá, diện tích các cồn đụn chắn ngoài rộng 190km2. Nếu tính trung bình bề dày cát 20m, ta có khối lượng cát khổng lồ là 3,8 tỷ m3. Trong khi đó, tổng lưu lượng cát ở các con sông đổ vào đầm phá chỉ 120 nghìn tấn/năm, tương đương 80 nghìn m3. Có nghĩa là, nếu cát từ vùng núi tây Huế do sông mang ra ven biển để tạo nên cồn cát này thì phải cần có 47.500 năm. Trong khi đó, tuổi các cồn cát nguồn gốc biển - gió này mới chỉ 3000 năm (Holocen muộn) và các giai đoạn biển tiến Holocen hình thành nên đồng bằng Huế chỉ 11 nghìn năm [1,11,14]. Nguồn cát khổng lồ này được Zenkovich [18] giải thích là có nguồn gốc sông Hồng cổ bồi đắp nên đồng bằng đáy Vịnh Bắc Bộ vào Pleistocen, khi mực nước thấp hơn hiện nay trên dưới 100m. Trong quá trình biển tiến, sóng đã di chuyển ngang bồi tích cát vào ven bờ Bình Trị Thiên.

Vai trò của biển tiến Flandrian đối với hình thành phá Tam Giang. Phleger [9] cho rằng, hầu hết đầm phá trên thế giới được hình thành trong vòng 6-8 nghìn năm qua. Biển tiến sau băng hà lần cuối cùng (Flandrian) bắt đầu từ 17 - 18 nghìn năm trước từ độ sâu 100 - 120m trên thềm lục địa. Theo Shepard [10], trong quá trình biển tiến, mực nước dâng cao dần đến mức hiện nay, đến 11 nghìn năm trước, tốc độ dâng 9mm/năm và đến 6 nghìn năm trước, chỉ còn 4mm/năm và sau 4 nghìn năm chỉ 1mm/năm. Vào Holocen giữa, khoảng 6 nghìn năm trước, biển tiến mở rộng nhất về phía lục địa, tốc độ dâng mực nước chậm hẳn lại và có sự bồi tụ tích cực để tạo đến đồng bằng Huế, trong đó có các cồn cát cổ, đầm phá cổ đã tàn ở Quảng Điền, Phú Vang, nay còn sót lại di tích và vô số các trầm, bầu nước ngọt. Mực nước chân tĩnh dâng chậm, lại bị triệt tiêu trên đới nâng yếu, địa hình ven bờ cổ nông, thoải, lại giầu nguồn bổi tích do di chuyển ngang từ đáy đã tạo điều kiện thuận lợi hình thành rồi lấp đầy nhanh chóng các đầm phá cổ. Sang đến Holocen muộn đường bờ lùi do bồi tụ đến vị trí đầm phá hiện nay và với các điều kiện thuận lợi còn duy trì (đáy nông thoải, mực biển dâng chậm chạp, giầu bồi tích cát) đã hình thành nên hệ cồn cát và phá Tam Giang. Về quy mô, phá Tam Giang lớn hơn nhiều các đầm phá cổ, có lẽ cũng tồn tại lâu dài hơn do không có khả năng thành tạo phá mới phía ngoài biển do đáy sâu, dốc.


Quá trình phát triển

Giai đoạn khởi đầu. Ban đầu, đầm phá được hình thành nhờ nổi cao một dãy đảo cát chắn ngoài vùng nước nông hẹp phía trong. Quá trình bồi tụ nhờ dòng bồi tích cát dọc bờ sau đó đã nối liền dần các đảo cát chỉ để lại hai cửa chính ở Thái Dương Thượng và Vinh Hải (sát phía bắc núi Vĩnh Phong). Sự hình thành phá bắt đầu bằng quá trình bồi tụ nổi cao của hệ thống cồn cát Linh Thái - Phú Thuận với tư cách là một đảo cát chắn dần dần nổi cao, mở rộng và kéo dài về phía tây bắc. Trong khi đó, dòng bồi tích cát dọc bờ rất mạnh phát triển kéo dài cồn đụn sát biển từ Cửa Việt xuống Thái Dương Thượng. Nhờ đó, đầm phá ban đầu mới hình thành rộng, sâu hơn hiện nay và có hai cửa đều rộng, một cửa phía nam, có lẽ ở Vinh Hải sát phía bắc núi Linh Thái và một cửa phía bắc, có lẽ ở giáp phía Thái Dương Thượng và Thái Dương Hạ đã được Krempt. A [6] nhắc đến. Cửa này, sau đó bị cồn cát vun cao trên 20m chạy dài, lấp thẳng. Giai đoạn khởi đầu kết thúc khi 2 dải cồn cát kéo dài gặp nhau hình thành nên Đại Trường Sa chạy dọc từ cửa Việt xuống Linh Thái [2]. Cả hai cửa Thái Dương và Vinh Hải bị lấp, đồng thời mở ra cửa Tư Hiền.

Giai đoạn trẻ. Phá chỉ có một cửa duy nhất ở phía nam là cửa Tư Hiền, hai cửa cổ Thái Dương Thượng và bắc Vinh Hải bị lấp.

Pha 1: Tư Hiền là cửa chính và Phú Cam là sông lớn đổ ra đầm Cầu Hai. Sông Hương lúc ấy chia làm hai nhánh từ Thành Huế. Nhánh chính theo kênh Phú Cam, Đại Giang (vốn là lòng một phá tàn) đổ vào tây bắc Cầu Hai. Nhánh phụ, có lẽ đổ vào khu đầm Sam - An Truyền. Vực nước đầm Cầu Hai có lẽ còn lấn sâu vào cửa Đại Giang đến ngã ba sông Nông. Tư Hiền là cửa duy nhất của phá sâu, rộng.

Pha 2: Tư Hiền là cửa chính, sông Phú Cam tàn, sông Hương là dòng chính đổ vào đầm phá. Qua quá trình phát triển, cửa sông Hương lúc đó là Đại Giang bị bồi tụ mạnh gây tắc nghẽn thoát nước. Hoạt động của vòm nâng hiện đại Thủy Thanh làm sông Hương đoạn Phú Cam ngày nay bị tàn đi. Sông Hương thoát dòng chính ra biển theo hướng đông bắc và có vị trí gần như ngày nay do vòm nâng Phú Vang đẩy lệch nó về phía bắc và nhận hợp lưu sông Bồ, đổ về bồn sụt hạ cửa sông Hương hiện nay và bồi tụ mạnh châu thổ trong đầm phá.

Pha 3: Sự ách tắc thoát lũ do phát triển delta triều xuống ở phía nam kênh Thủy Tú dẫn đến mở cửa Thuận An. Do không có cửa thoát trực tiếp ra vị trí cửa Thuận An bây giờ, toàn bộ dòng chảy sông Hương theo đầm Thủy Tú có vai trò như kênh dẫn đổ nước vào đầm Cầu Hai. Vào mùa lũ, dòng chảy sông Hương tràn bờ Thủy Tú tạo nên các bãi đảo định hướng dòng chảy, xâm thực hai bờ cát và tạo nên các bãi bồi ngập lũ hai bên và làm thu hẹp đáng kể lòng dẫn Thủy Tú. Mặt khác, dòng triều xuống và dòng lũ thoát đã tạo nên các delta triều xuống dưới dạng các bãi chìm, đảo nổi chắn đầu cửa phía nam Thủy Tú, làm cản trở nghiêm trọng thoát lũ sông Hương. Do vậy, lòng lũ sông Hương phải công phá cồn cát đối diện để tạo lối thoát mới ngắn nhất. Vì thế cửa Thuận An đã mở vào năm 1404 chấm dứt giai đoạn trẻ của phá.

Giai đoạn trưởng thành. Thực ra đây là giai đoạn suy tàn của hệ đầm phá, gắn liền với việc mở cửa mới Thuận An và sự phân dị vực nước thành ba phần Tam Giang (tây bắc) Thủy Tú (ở giữa) và Cầu Hai (đông nam), khác nhau về hình dạng, hoàn lưu nước, quá trình trầm tích và đặc điểm sinh thái vực nước. Từ đầu thế kỷ XV đến nay, cửa Thuận An trở thành cửa chính và lối thoát nước chủ yếu của sông Hương, Tư Hiền thành cửa phụ và bị lấp, mở với nhịp điệu mau dần. Trong giai đoạn này có những sự kiện quan trọng như sông Phú Cam gần như tàn hẳn phải khơi đào, sông Bồ nhập hẳn vào sông Hương, sông Ô Lâu uốn dòng vuông góc chảy thuận hướng vào đỉnh phá Tam Giang, cửa Thuận An dịch vị trí 4 lần trên cung bờ dài 7km với chu kỳ 100 - 200 năm, vùng Tô Đà ở cửa Đại Giang bị bồi lấp tàn hẳn. Phá đã bị nông và hẹp đáng kể, ước tính bồi nông 2,4mm/năm, tổng cộng 1,5m trong giai đoạn này. Nghĩa là, độ sâu trung bình của phá trong khoảng gần 600 năm qua bị giảm đi một nửa. Riêng Cầu Hai bị bồi nông 1-1,4mm/năm,tương ứng 0,6-0,8m kể từ khi Tư Hiền là cửa phụ. ở giai đoạn trưởng thành, tác động nhân sinh đã ảnh hưởng sâu sắc đến tiến hóa tự nhiên của phá. Ví dụ: đô thị hóa ven sông Hương, đào kênh Vinh Tế (đời Lê) nối Ô Lâu - Cửa Việt, vét sông Phú Cam, lập cảng Thanh Hà (cảng cổ gần Bao Vinh), cảng Tân Mỹ (hiện nay), đắp đê đập ngăn mặn, hồ chứa thượng nguồn, tàn phá rừng.

Con người luôn muốn chỉnh trị hai cửa nhưng đều thất bại. Hai lần đắp đập lấp cửa Thuận An vào nửa sau thế kỷ XV và nửa đầu thế kỷ XX nhưng đập đều bị vỡ. Nhiều lần khơi thông cửa Tư Hiền khi cửa bị lấp đều không thành công. Lần cuối lấp kín và kè kiên cố cửa Tư Hiền vào năm 1995, nhưng cửa vẫn bị vỡ vào tháng 11 năm 1999 [16].


Biến động của các cửa

Kể từ khi ra đời cửa Thuận An, cửa Tư Hiền trở thành cửa phụ và và cả hai cửa đều không ổn định. Tính không ổn định cửa biểu hiện qua các trạng thái chuyển đổi vị trí cửa, dịch cửa, mở cửa, lấp cửa, thu hẹp mặt cắt ướt hoặc biến dạng luồng cửa nhiều lần trong lịch sử. Diễn biến của qúa trình chuyến lấp cửa đầm phá được theo dõi qua các thư mục cổ “Ô châu cận lục” của Dương Văn An(từ thế kỷ XVI), Đại việt sử ký toàn thư (từ thế kỷ XVII), “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn (từ thế kỷ XVIII)[2] và các nghiên cứu sau này [3,6,12,15,16].

Cửa Tư Hiền

Từ nhiều thế kỷ trước, hệ đầm phá chỉ có một cửa duy nhất gọi là cửa Tư Dung (nay là cửa Tư Hiền). Chỉ từ năm 1404, cửa Thuận An mở, hệ đầm phá mới có hai cửa [2]. Trên thực tế , cửa Tư Hiền gồm 2 cửa, cửa chính do dòng lũ mở thông trực tiếp ra biển ở Vinh Hiền (thôn Phú An), và cửa phụ ở Lộc Thủy (sát mũi Chân Mây Tây). Hai cửa ngăn cách nhau qua một đê cát dài 3km, cao khoảng 2 - 2,5m chạy dọc bờ. Dòng nước từ đầm phá ra biển qua cửa phụ phải chạy vòng theo một lạch nông nằm sát sau đê cát chắn. Cửa Vinh Hiền tồn tại trước. Kể từ khi cửa Thuận An mở, động lực dòng qua cửa này yếu đi và dòng bồi tích dọc bờ tạo nên một doi cát phát triển đẩy lấn cửa về phía nam đế sát mũi Chân Mây Tây. Khi cửa Lộc Thủy ở Chân Mây Tây bị tàn do bồi lấp dần thì dòng lũ mở lại cửa chính Vinh Hiền. Trạng thái cửa Tư Hiền luôn ở một trong bốn trường hợp: cửa chính mở, cửa phụ đóng; cả hai cửa đều đóng kín; cửa chính đóng, cửa phụ mở và cả hai cửa đều mở. Trường hợp 1 và 2 hoàn toàn do động lực tự nhiên tạo ra. Đã nhiều lần cửa chính bị đóng, nhân dân tổ chức đào nhưng ngay sau đó bị lấp trở lại [13]. Trường hợp 3 tồn tại khi cả hai cửa đều bị lấp và phải tiến hành đào cửa phụ sau khi việc khai đào cửa chính thất bại. Trên thực tế, chưa lần nào cửa phụ tự mở như cửa chính. Trường hợp 4 ít xảy ra và tồn tại trong thời gian ngắn vì ngay sau khi dòng lũ mở lại cửa chính, cửa phụ sẽ bị bồi lấp như sau trận lũ lịch sử tháng 11 năm 1999 [15].

Ngay sau khi cửa Thuận An mở, cửa Tư Hiền bắt đầu có xu thế bị bồi lấp. Vì vậy, năm Quang Thuận thứ 8 (1467), tham nghị Châu Hóa là Đặng Chiêm có dâng sớ xin lấp cửa Eo (Thuận An), giữ cửa Tư Dung (Tư Hiền) và đề nghị đã được chấp nhận [2]. Cho tới năm 1811 (năm Tân Mùi, Gia Long thứ 10), cửa Vinh Hiền mở và cửa Lộc Thủy bị lấp. Như vậy trong khoảng thời gian 1404 - 1811, cửa Vinh Hiền có lẽ đã từng nhiều lần bị đóng và cửa Lộc Thủy đã từng tồn tại. Năm 1823, cửa Vinh Hiền bị lấp và năm 1844 thì cửa Vinh Hiền lại mở. Có lẽ trong khoảng 1931-1952 là thời gian cửa Thuận An bị đập đá đắp chặn, cửa Tư Hiền khá ổn định ở vị trí Lộc Thuỷ. Cho tới năm 1953, cả hai cửa bị lấp, trong đó cửa Vinh Hiền bị lấp cho tới năm 1959 thì mở. Cũng vào năm 1979, cửa Vinh Hiền bị lấp và cửa Lộc Thuỷ được mở do khai đào. Năm 1984, cửa Lộc Thủy bị lấp. Cửa Vinh Hiền mở lại năm 1990 rồi lại bị lấp lại năm 1994 và được gia cố thêm bằng kè đá granit. Đồng thời, cửa Lộc Thuỷ lại được khai đào.

Mỗi lần biến động cửa đều gây khó khăn cho đời sống cộng đồng dân cư trong khu vực. Khi cửa bị lấp, ngoài việc làm ách tắc giao thông và nghề khai thác biển khơi, còn làm thay đổi cơ cấu tài nguyên và giá trị tài nguyên sinh vật trong đầm Cầu Hai do bị ngọt hóa. Sau gần 5 năm kể từ ngày bị lấp (12/1994 - 11/1999) mặc dù đã được kè khá kiên cố cửa Tư Hiền đã bị phá mở vào ngày 2/11/1999 trong cơn ngập lụt thế kỷ khủng khiếp với mực nước dâng cao 5,94m tại Huế [4,17].

Cửa Thuận An

So với cửa Tư Hiền, cửa Thuận An có cơ chế và lịch sử biến động phức tạp hơn. Ngoài chế độ động lực biển san bằng bờ, sự biến động của cửa còn liên quan tới cơ chế uốn khúc của đoạn hạ lưu sông Hương, thay đổi tương quan giữa chủ lưu và chi lưu có tác dụng của vòm nâng Phú Vang. Do vậy, cửa Thuận An đã từng tồn tại nhiều vị trí cũng như tên gọi khác nhau trong lịch sử. Năm 1404, cửa Thuận An mở tại vị trí Hoà Duân bây giờ và trở thành cửa chính của hệ đầm phá. Năm 1467, sớ dâng của tham nghị Châu Hóa là Đặng Chiêm được chấp nhận, chính quyền phong kiến sai truyền dân binh lấp trở lại. Cho tới đời Cảnh Thống (1498 - 1504), cửa vỡ trở lại. Trong khoảng thời gian chừng 200 năm kể từ năm Giáp Tý (1504), cửa có vị trí ở Thái Dương Hạ. Trong khoảng thời gian chừng 200 năm tiếp theo cho tới năm 1897, cửa có vị trí tại làng Hoà Duân. Kể từ năm 1897 tới nay, cửa có vị trí cơ bản như hiện nay [8]. Cho tới ngày 11 tháng 6 năm 1904, cửa Hoà Duân mới bị lấp hẳn trong một trận bão và sau 95 năm, cửa được mở lại vào ngày 2 tháng 11 năm 1999, trong trận lũ lịch sử.

Vào năm 1931, một đập đá lớn dài 2000m, cao trình đỉnh đập ở +2m được xây dựng ngang qua cửa Thuận An với mục đích ngăn mặn từ biển qua cửa vào đầm phá và sông ngòi vùng đồng bằng. Nhưng do đó, đến mùa lũ, việc thoát lũ rất khó khăn, nên đã phải hạ bớt cao trình đỉnh đập đá từ +2m xuống 0,00m trên chiều dài 100m rồi sau đó mở rộng 200m ở giữa đập. Đến thời người Pháp tái chiếm Huế, cao trình đỉnh đập lại tiếp tục được hạ xuống để tầu thuyền qua lại. Trận lụt lớn năm 1953 đã phá vỡ hoàn toàn đập đá và xoáy tạo ra một trục sâu đến 21m. Từ đó, cửa lạch tiếp tục xu hướng di chuyển lên phía bắc. Cửa Thuận An thường xuyên thay đổi vị trí theo chu kỳ dài và động thái của nó chịu sự chi phối của trạng thái cửa Tư Hiền. Khi cửa Tư Hiền mở, cửa Thuận An dường như thu hẹp và chảy chậm. Khi cửa Tư Hiền đóng, cửa Thuận An chảy mạnh hơn, bị biến dạng, nông dần và di chuyển vị trí gây ảnh hưởng đến sa bồi luồng vào cảng Tân Mỹ. Tính từ vị trí đập chắn cũ (1931) đến nay trục cửa di chuyển lên phía bắc 15m/năm, còn bờ lạch bị bồi lấn dịch chuyển về phía bắc có chỗ 40m/năm. Sự di chuyển vị trí cửa Thuận An tạo nên sự không ổn định của đoạn bờ dài 7km.

Tình thế năm cửa trong trận lũ lịch sử năm 1999

Trận lũ lụt lịch sử xảy ra ngày 1- 6/11/1999 đã phá mở thêm 3 cửa và ngay sau lũ đầm phá có tất cả 5 cửa. Theo thứ tự từ bắc xuống nam, các cửa đó lần lượt là:

Cửa Thuận An rộng 350m, sau lũ cửa rộng 400m. Lũ đã mở thêm một lạch mới cho cửa rộng 600m ở thôn Hải Dương.

Cửa Hòa Duân được mở ra tại vị trí cũ trước năm 1897, rộng 700m và sâu đến 8m.

Cửa Vinh Hải là một cửa rất cổ bị tàn, khi mở lại rộng 200m và sâu 1 - 1,5m.

Cửa Tư Hiền bình thường rộng khoảng 200m và sâu 3m, khi bị bồi cạn chỉ rộng 50m và sâu 0,5 - 1m. Do lũ lịch sử, cửa được mở với chiều rộng 600m và sâu 4 - 8m.

Cửa Lộc Thủy trước trận lũ ngập lịch sử ở trạng thái mở nhờ kè cửa Tư Hiền và khai thông lạch nước sau cồn cát, do lũ cửa rộng 200m và sâu 2 - 5m.

Cho đến tháng 3 năm 2000, các cửa Vĩnh Hải, Lộc Thuỷ và lạch Hải Dương đã bị bồi lấp, chỉ còn lại 3 cửa lớn là Thuận An, Hoà Duân và Vinh Hiền. Đến tháng 8 năm 2000, cửa Hoà Duân bị kè lấp lại.

Như vậy, đầm phá trải qua 3 hình thái luân đổi nhau: một cửa (khi cửa Tư Hiền bị lấp), hai cửa (khi cửa Tư Hiền mở) và nhiều cửa. Trạng thái hai cửa thường dài lâu nhất, được coi là bình ổn. Hai trạng thái kia là những tai biến. Hình thái nhiều cửa hiếm khi xảy ra, chu kỳ cỡ thế kỷ. Sự kiện phá mở nhiều cửa vào tháng 11/1999 vừa là sự trùng hợp giữa ba yếu tố: mưa cực lớn kéo dài, cửa Tư Hiền bị lấp và cửa Thuận An bước sang giai đoạn suy tàn. Cửa Hòa Duân được mở là để thay thế cho cửa Thuận An và sẽ tồn tại cỡ thế kỷ nếu không bị con người can thiệp chặn lấp vào tháng 8 năm 2000.

Tham khảo

1. Nguyễn Hữu Cử, 1996. Đặc điểm địa chất hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (Thừa Thiên - Huế) trong Holoxen và phức hệ Trùng lỗ chứa trong chúng. Luận án PTS.

2. Lê Quý Đôn, 1776. Phủ biên tạp lục, Nxb.Khoa học Xã hội. Hà Nội 1977.

3. Sơn Hồng Đức, 1974. Việt Nam hình thể các đồng bằng. Nxb. Trăm Hoa Miền Tây.

4. Nguyễn Văn Hải, 1999. Đợt mưa lũ kỷ lục tại Miền Trung và một số vấn đề khoa học cần quan tâm. Hoạt động khoa học. Số 12/1999, tr.42 - 43.

5. Nguyễn Chu Hồi, Đỗ Nam, Trần Đức Thạnh, Nguyễn Miên và nnk, 1996. Nghiên cứu khai thác, sử dụng hợp lý tiềm năng phá Tam Giang. Báo cáo khoa học đề tài KT.ĐL.95.09.

6. Krempf. A., 1931. Rapport sur le Fonctionnement de l’annee’ 1929 - 1933. Note No. 15. Inst. Oceanogr. de L’Indochine.

7. Nichols M. and Allen G., 1981. Sedimentary process in coastal lagoons. In: Coastal lagoon research, present and future. UNESCO Technical paper in marine science. No.33. p.27-80.

8. Hồ Tấn Phan, Hồ Thị Thu Trang, 1991. 500 năm cửa biển Thuận An. Thông tin Khoa học và Kỹ thuật Thừa Thiên - Huế. Ban KHKT tỉnh Thừa Thiên- Huế.

9. Phleger F.B., 1981. A rewiew of some features of coastal lagoon. In: Coastal lagoon research, present and future. UNESCO Technical paper in marine science. No.33. p.1-6.

10. Shepard F.B.,1964. Submarine geology. Harper and Row Pub. New York, Evanston & London. 557p.

11. Trần Đức Thạnh, 1985. Cửa Thuận An và Tư Hiền ( Bình Trị Thiên). Những phát hiện mới về khảo cổ học 1985. Viện khảo cổ. Hà Nội. Tr.20- 22.

12. Trần Đức Thạnh, Trần Đình Lân và Nguyễn Hữu Cử, 1995. Về hiện tượng bồi lấp cửa Tư Hiền. Tạp chí Hoạt động khoa học số 9. Hà Nội. Tr.20-23.

13. Trần Đức Thạnh, 1997. Tác động môi trường của việc lấp cửa, chuyển cửa ở hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Tài nguyên và môi trường biển. T.IV. Nxb.KH&KT. Hà Nội, tr.185-197.

14. Trần Đức Thạnh và cs, 1998.Nguyên nhân bồi lấp cửa Tư Hiền ở hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Tài nguyên và môi trường biển. Tập V – Nxb.KH &KT. Hà Nội. tr.28-43.

15. Trần Đức Thạnh và ctv.2002. "Hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai giá trị tài nguyên và vấn đề biến động cửa". Nghiên cứu Huế, Tập ba. Huế: Trung tâm nghiên cứu Huế.

16. Trần Đức Thạnh, Trần Đình Lân, Nguyễn Hữu Cử và Đinh Văn Huy, 2010. Tiến hoá và động lực hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai. Nxb. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. Hà Nội. 225 trang.

17. Tóm tắt tình hình khí tượng, khí tượng nông nghiệp, thủy văn và hải văn tháng 11 năm 1999. Khí tượng - thủy văn. Số 12 (468) 1999. Trang. 42 - 51.

18. Zenkovich V.P., 1963. Về bờ biển nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Hải dương học. Tập III, Quyển 3. (Tiếng Nga).