Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Huy Đức”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Liên kết ngoài: xoá thể loại Nhân vật còn sống đã có trong bản mẫu nhúng vào, replaced: {{thời gian sống|sinh= → {{Thời gian sống| using AWB
Dòng 51: Dòng 51:
* Bài [http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/08/090827_buctuong_berlin.shtml ''Bức tường Berlin''] dẫn tới việc Huy Đức bị cho nghỉ việc ở Sài Gòn Tiếp Thị
* Bài [http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/08/090827_buctuong_berlin.shtml ''Bức tường Berlin''] dẫn tới việc Huy Đức bị cho nghỉ việc ở Sài Gòn Tiếp Thị


{{Thời gian sống|1940}}
{{Thời gian sống|1962}}


[[Thể loại:Nhà báo Việt Nam]]
[[Thể loại:Nhà báo Việt Nam]]

Phiên bản lúc 22:25, ngày 17 tháng 11 năm 2013

Huy Đức (sinh 1962) là một nhà báo Việt Nam, có tên khai sinh là Trương Huy San.

Tiểu sử

Ông là người gốc Hà Tĩnh, sinh sống và làm việc tại Boston (Mỹ) từ tháng 5, 2012.

Từng tham gia trong quân đội, ông đã có hơn 3 năm ở Campuchia trong giai đoạn chiến tranh giữa Việt Nam với chính quyền Khmer đỏ.

Sự nghiệp

Trước khi tham gia vào lĩnh vực báo chí ông là người viết văn, với các tác phẩm như Dòng sông cụt, Anh ấy sẽ trở về trên báo Văn nghệ Quân Đội khi ông còn ở trong quân đội

Ông bắt đầu làm việc ở báo Tuổi Trẻ, tiếp đó là các báo Thanh Niên, Diễn đàn doanh nghiệp, Nông thôn ngày nay, Sài Gòn tiếp thị.

Bút danh Huy Đức bắt đầu được công chúng biết đến trên báo Tuổi trẻ khi nhà báo này là phóng viên điều tra phanh phui vụ Đường Sơn Quán, một địa điểm ăn chơi nổi tiếng của nhiều cán bộ cấp cao ở Thành phố Hồ Chí Minh[cần dẫn nguồn]

Sau khi sang làm việc tại Thời báo Kinh Tế Sài Gòn, ông cũng có rất nhiều bài viết về các chính sách kinh tế của chính quyền, đặc biệt là loạt bài viết về các PMU và Bộ giao thông Vận tải mà kết cục đúng như phân tích, sau này sự kiện PMU 18 xảy ra.

Chuyển sang báo Sài Gòn Tiếp thị ông tiếp tục những bài viết phân tích về các chính sách của chính quyền, qua các bài viết và phỏng vấn như "Những chiếc ghế nóng", "Đất đai không phải là chiến lợi phẩm"... Cũng trong thời gian này, cùng với trào lưu viết Blog, ông cũng bắt đầu lập Blog của mình có tên là Osin và trở thành một blogger nổi tiếng, có số người truy cập và comment thuộc hạng cao trong các trang blog ở Việt Nam.[1] Vì những một số bài viết của ông, trong đó có bài "Biên giới tháng Hai" ghi lại những gì thu thập ở biên giới Việt-Trung nhân kỷ niêm 30 chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979,[2] ông bị báo Sài Gòn Tiếp thị sa thải vào tháng 8 năm 2009, đồng thời với việc thu hồi thẻ ký giả.[3]

Tháng 5 năm 2012, ông nhận học bổng của chương trình Nieman trao cho một số phóng viên thành đạt và có nhiều triển vọng sang tu nghiệp và nghiên cứu tại Viện Đại học Harvard. Đề mục chính ông theo đuổi là chính sách công, văn chương Hoa Kỳlịch sử Việt Nam.[4]

Cuốn sách Bên thắng cuộc[5] do ông biên soạn và cho ra mắt cuối năm 2012 đã gây nhiều chú ý ở Việt Nam lẫn ở Mỹ vì soi xét vào những đề tài không được nhắc tới vì cho là "nhạy cảm chính trị". Ít nhất hai nhà xuất bản tại Việt Nam đã từ chối in tác phẩm này.[1]

Sự cố

Các bài viết trên Blog của ông được nhiều người đọc, đặc biệt là các đồng nghiệp tham gia rất nhiều bàn về các vấn đề lớn của đất nước như biển Đông, bauxite Tây Nguyên, hàng Trung Quốc ""

Cũng một phần do blog, ngày 25/8/2009, ông đã phải chấp thuận thôi việc tại báo Sài Gòn Tiếp thị với lý do tổng biên tập đưa ra toà soạn không cùng quan điểm với bài viết Bức tường Berlin trên Blog của ông[6] sau khi có nhiều bài viết mang tính chất thử thách giới hạn của tự do ngôn luận ở Việt Nam (Hãng thông tấn AP)[7]

Các tác phẩm nổi bật

  • 'Bài viết 'Ba Khâu Đột Phá Của Thủ Tướng trên một số diễn đàn mạng, nói về chuyện ông Nguyễn Tấn Dũng thâu tóm quyền lực cho nhiệm kỳ hai. Bài viết này chắc chắn khiến đương kim thủ tướng nhức nhối vì những nhận định: "do những chính sách về tài chính, ngân hàng của ông mà khủng khoảng kinh tế của Việt Nam xảy ra từ tháng 3-2008 trong khi, khủng hoảng kinh tế toàn cầu nếu có ảnh hưởng cũng chỉ có thể lan tới Việt Nam sớm nhất là tháng 12-2008".
  • Bài viết Đất đai không phải là chiến lợi phẩm nói về công cuộc sử dụng đất tại TP.Hồ Chí Minh sau ngày thống nhất đất nước, 30/04/1975 đăng trên báo SGTT
  • Loạt bài Những chiếc ghế nóng phỏng vấn các bộ trưởng mới nhậm chức năm 2007 trên báo SGTT
  • Bài viết To như Bộ giao thông viết về các PMU do Bộ Giao thông quản lý trên TB KTSG trước khi xảy ra sự số ở PMU 18
  • Cuốn sách Bên thắng cuộc gồm hai tập, chính thức ra mắt vào ngày 12 tháng 12 năm 2012 với hai phương thức: sách in do nhật báo Người Việt xuất bản và sách điện tử do Amazon.com phát hành dưới hình thức Kindle.

Đánh giá

Trong ngành báo chí Việt Nam, việc đánh giá lẫn nhau giữa các nhà báo là không nhiều, tuy nhiên sự kiện ông bị thôi việc tại báo Sài Gòn Tiếp Thị vì nguyên nhân toà soạn không cùng quan điểm được giới truyền thông quốc tế chú ý. Các hãng thông tấn lớn đều có nói tới sự kiện này như BBC, AP, VOA, RFA, RFI, Straitstimes...Trong đó đánh giá của hãng thông tấn AP thử thách giới hạn của tự do ngôn luận ở Việt Nam, thường xuyên đưa các bài chỉ trích lãnh đạo và chính sách của chính phủ[8]

Chú thích

  1. ^ a b "Vietnamese Journalist Sheds Fresh Light on Reunification" theo báo WSJ
  2. ^ Hà Nội đe dọa trừng phạt tác giả Bên thắng cuộc
  3. ^ Điện văn từ tổng lãnh sự Mỹ tại Việt Nam
  4. ^ "Foundation announces its 75th class of Nieman Fellows"
  5. ^ “Bên Thắng Cuộc”. RFA. 13 tháng 12 năm 2012.
  6. ^ Ngừng hợp đồng vì bài Bức tường Berlin
  7. ^ Popular Viet blogger fired
  8. ^ http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/08/090827_huyduc_work_termination.shtml

Tham khảo

  • [1] bài trên BBC
  • [2] bài trên Straitstimes - Singapore
  • [3] bài trên RFI - Pháp
  • [4] bài trên RFA - Hoa Kỳ
  • [5] bài trên VOA - Hoa Kỳ

Liên kết ngoài

  • Bài Bức tường Berlin dẫn tới việc Huy Đức bị cho nghỉ việc ở Sài Gòn Tiếp Thị