Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chương trình con”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã huỷ sửa đổi của 61.88.131.145 (thảo luận | cấm), quay về phiên bản của BotMultichill.
Loveless (thảo luận | đóng góp)
n robot Thêm: sk:Podprogram
Dòng 27: Dòng 27:
[[pt:Subrotina]]
[[pt:Subrotina]]
[[ru:Функция (программирование)]]
[[ru:Функция (программирование)]]
[[sk:Podprogram]]
[[sr:Функција (програмирање)]]
[[sr:Функција (програмирање)]]
[[fi:Aliohjelma]]
[[fi:Aliohjelma]]

Phiên bản lúc 06:08, ngày 17 tháng 9 năm 2008

Trong khoa học máy tính, một chương trình con - bao gồm cả hàm (function), phương thức (method) và thủ tục (procedure) - là một phần trong một chương trình lớn hơn, phần mã này thực hiện một tác vụ cụ thể và tương đối độc lập với phần mã còn lại.

Một chương trình con thường được viết mã sao cho nó có thể được chạy (hay được gọi) nhiều lần và/hoặc từ nhiều nơi trong thời gian chạy của một chương trình, thậm chí có thể được gọi bởi chính nó. Do tính năng này, chương trình con là một công cụ lập trình mạnh. Việc sử dụng hợp lý chương trình con (chẳng hạn qua phong cách lập trình cấu trúc) thường dẫn đến việc giảm đáng kể kích thước và chi phí của một chương trình, trong khi nâng cao tính dễ đọc và độ tin cậy của chương trình. Các chương trình con, thường được tập trung thành các thư viện, là một cơ chế quan trong cho việc chia sẻ và tái sử dụng mã.

Một số ngôn ngữ lập trình, chẳng hạn PascalFORTRAN, phân biệt giữa hàm (một chương trình con có trả về giá trị) và thủ tục (không trả về giá trị). Các ngôn ngữ khác, ví dụ CLISP, coi hai thuật ngữ này như nhau. Cái tên phương thức thường được dùng trong lập trình hướng đối tượng để gọi các chương trình con là một phần của các đối tượng.