Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trường Trung học phổ thông chuyên Lương Văn Tụy, Ninh Bình”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 67: Dòng 67:


Một số cựu học sinh lập nghiệp tại [[Ninh Bình]]:
Một số cựu học sinh lập nghiệp tại [[Ninh Bình]]:
*Hoàng Mạnh Trường,<ref>[http://baoninhbinh.org.vn/news/28/2DC4DC/Tuoi-tre-Truong-Luong-Van-Tuy-hom-nay Tuổi trẻ Trường Lương Văn Tụy hôm nay]</ref> Chủ tịch HĐQT Tập đoàn xi măng The Vissai, sau một thời gian đi học hỏi ở Thành phố Hồ Chí Minh, đã về [[Ninh Bình]] xây dựng Nhà máy sản xuất xi măng The Vissai và thành lập [[câu lạc bộ bóng đá Xi măng The Vissai Ninh Bình]] góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương, thu nộp ngân sách Nhà nước mỗi năm hàng trăm tỷ đồng.
*Hoàng Mạnh Trường,<ref>[http://baoninhbinh.org.vn/news/28/2DC4DC/Tuoi-tre-Truong-Luong-Van-Tuy-hom-nay Tuổi trẻ Trường Lương Văn Tụy hôm nay]</ref> Chủ tịch HĐQT Tập đoàn xi măng The Vissai, sau một thời gian đi học hỏi ở Thành phố Hồ Chí Minh, đã về [[Ninh Bình]] xây dựng Nhà máy sản xuất xi măng The Vissai và thành lập [[câu lạc bộ bóng đá Xi măng The Vissai Ninh Bình]] góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương, thu nộp ngân sách Nhà nước mỗi năm hàng trăm tỷ đồng
*Phạm Việt Phương, là cựu học sinh đạt huy chương Bạc quốc tế môn Sinh vật năm học 1996-1997 sau khi tốt nghiệp ở Trường Đại học Y Hà Nội, đã tình nguyện về công tác tại địa phương và hiện đang là một bác sỹ trẻ ở Bệnh viện thị xã Tam Điệp…


==Hình ảnh==
==Hình ảnh==

Phiên bản lúc 06:36, ngày 18 tháng 2 năm 2014

Hình ảnh về trường Lương Văn Tuỵ
Hình ảnh về trường Lương Văn Tuỵ

Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy là một trường trung học phổ thông của Ninh Bình, thuộc hệ thống trường chuyên trung học của Việt Nam. Trường tọa lạc ở phường Tân Thành, thành phố Ninh Bình tỉnh Ninh Bình. Năm 2007, Chuyên Lương Văn Tụy xếp thứ 35 trong "Top 100 trường THPT hàng đầu Việt Nam"[1][2] đồng thời xếp thứ 38 trong danh sách 100 trường THPT có điểm thi ĐH, CĐ cao nhất[3][4]

Lịch sử hình thành

Tháng 9-1959, trường cấp ba đầu tiên của tỉnh Ninh Bình được thành lập với tên gọi: Trường Phổ thông cấp ba Ninh Bình. Ngày 7-11-1960, trường được mang tên người anh hùng dân tộc trẻ tuổi Lương Văn Tụy - người chiến sỹ ở Chiến khu Quỳnh Lưu đã cắm lá cờ đỏ búa liềm ủng hộ Cách mạng Tháng Mười Nga trên đỉnh núi Dục Thúy Sơn.

Năm học đầu tiên (1959-1960), trường được đặt tại chùa Bát, thị xã Ninh Bình, sau chuyển về thôn Bích Đào, xã Ninh Sơn, huyện Gia Khánh (nay thuộc thành phố Ninh Bình). Khi thành lập toàn trường chỉ có 4 lớp 8 (nay là lớp 10) với 219 học sinh và 12 cán bộ, giáo viên, nhân viên, do thầy Vũ Trần Thực làm Hiệu trưởng.[5]

Thời kì 1965-1975, Chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ leo thang ra miền Bắc, thị xã Ninh Bình trở thành tọa độ lửa, trường phải sơ tán về xã Ninh Nhất, xã Ninh Hòa, huyện Gia Khánh. Về nơi sơ tán, trong hoàn cảnh chiến tranh gian khổ, thầy và trò vẫn thi đua dạy tốt-học tốt, bảo đảm chất lượng đào tạo, có nhiều học sinh giỏi cấp tỉnh, học sinh giỏi toàn miền Bắc, một số học sinh đã trở.

Bước vào thời kì mới xây dựng chủ nghĩa xã hội, với những cố gắng và kết quả đạt được, năm 1984 trường được Bộ Giáo dục-Đào tạo tặng cờ Đơn vị thi đua xuất sắc ngành giáo dục phổ thông trong cả nước và được đánh giá là một trong chín trường tiên tiến xuất sắc của cả nước ở khối phổ thông trung học.

Năm 1992, tỉnh Ninh Bình được tái lập. Năm học 1992-1993, nhà trường được tỉnh cho phép mở thêm hệ chuyên và xác định là trường trọng điểm chất lượng cao, nơi bồi dưỡng học sinh giỏi. UBND tỉnh và Sở Giáo dục-Đào tạo đã quan tâm đầu tư cho nhà trường về đội ngũ, cơ sở vật chất, chế độ chính sách…

Năm 2001, nhà trường chính thức trở thành trường THPT chuyên Lương Văn Tụy - một địa chỉ đào tạo đáng tin cậy, được coi là niềm tự hào của nhân dân tỉnh Ninh Bình.

Thành tích

Thành tích của nhà trường được thống kê qua con số: 6.389 giải học sinh giỏi cấp tỉnh, 594 giải học sinh giỏi quốc gia với 16 giải nhất, 119 giải nhì, 253 giải ba, 206 giải khuyến khích.[6]

Trường Lương Văn Tụy còn ghi tên mình trên bản đồ giáo dục thế giới với những thành tích:

  • Năm 1996, học sinh Phạm Việt Phương đạt huy chương bạc quốc tế môn Sinh học;
  • Năm 2001, học sinh Phạm Thị Nam Bình được nhận bằng khen quốc tế môn Hóa học;
  • Năm 2002, học sinh Nguyễn Tuấn Anh đạt huy chương đồng quốc tế môn Sinh học
  • Năm 2003, học sinh Nguyễn Thị Thu Hà đạt huy chương đồng quốc tế môn Hóa học.
  • Năm 2010, học sinh Trần Đặng Tuấn Anh đoạt huy chương đồng Olympic quốc tế môn Tin học.[7]

Hàng năm, tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp lớp 12 luôn đạt từ 95 đến 100%, tỉ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học và cao đẳng đạt từ 75% trở lên…

Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của một trường trọng điểm chất lượng cao của tỉnh Ninh Bình.

  • Năm 1985, trường được Hội đồng Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba,
  • Năm 1989 nhận Huân chương Lao động hạng Nhì,
  • Năm 1995 nhận Huân chương Lao động hạng Nhất,
  • Năm 1998 được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba.
  • Ngày 23-9-2000, Chủ tịch nước đã kí quyết định phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động thời kì đổi mới” cho nhà trường.

Cơ cấu tổ chức

Ban giám hiệu

  • Đinh Văn Khâm: Hiệu trưởng, bí thư đảng bộ - Trình độ Đại Học Chuyên ngành Toán.
  • Phạm Văn Vân: Phó hiệu trưởng, phó bí thư đảng bộ - Trình độ Đại Học Chuyên ngành Văn.
  • Phạm Văn Khanh: Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ SP Toán - Phó hiệu trưởng, Ủy viên BCH đảng bộ.
  • Trần Thị Kim Dung: Phó hiệu trưởng, Ủy viên BCH đảng bộ - Trình độ chuyên môn: Cử nhân khoa học

Chuyên ngành đào tạo: Sinh học - KTNN.

Hiệu trưởng qua các thời kỳ

  • Vũ Trần Thực
  • Lê Khắc Thiệu
  • Đinh Thúc Bệ
  • Bùi Văn Đại
  • Nguyễn Văn Tuân--115.73.156.189 (thảo luận) 15:00, ngày 4 tháng 5 năm 2012 (UTC)
  • Nguyễn Anh Bảo

Các khối phổ thông chuyên

  • Khối Toán - Tin
  • Khối Lý - Kỹ thuật công nghiệp
  • Khối Hoá
  • Khối Sinh - Kỹ thuật nông nghiệp
  • Khối Văn
  • Khối Sử - Công dân
  • Khối Địa - Thể dục
  • Khối Ngoại Ngữ
  • Tổ Hành Chính

Cựu học sinh

Số học sinh đã ra trường đến năm 2010: 15.000; Sau khi ra trường có 5000 người đạt trình độ cử nhân, trong đó có 15 Giáo sư và Phó giáo sư; 105 Tiến sỹ và 565 Thạc sỹ; Có 3500 sĩ quan, chiến sĩ quân đội, công an, trong đó có 3 Anh hùng liệt sĩ, tiêu biểu là Anh hùng liệt sỹ Bùi Xuân Quý; 3 sỹ quan cấp tướng; 305 sỹ quan cấp tá. Tham gia công tác quản lý lãnh đạo các cơ quan:[8] Tỉnh ủy viên: 15; Huyện ủy viên: 55; Chủ tịch, Phó chủ tịch huyện, thị: 26; Đại biểu Quốc hội: 3; Vụ trưởng, Vụ phó: 5; Lãnh đạo, quản lý các trường Đại học, Cao đẳng: 10; Giám đốc, Phó giám đốc Sở, Ban, Ngành: 57; Lãnh đạo, quản lý các trường phổ thông: 207; Giám đốc, Phó giám đốc Doanh nghiệp: 370 (Thông tin cập nhật ngày 26/01/2010)

Một số cựu học sinh lập nghiệp tại Ninh Bình:

  • Hoàng Mạnh Trường,[9] Chủ tịch HĐQT Tập đoàn xi măng The Vissai, sau một thời gian đi học hỏi ở Thành phố Hồ Chí Minh, đã về Ninh Bình xây dựng Nhà máy sản xuất xi măng The Vissai và thành lập câu lạc bộ bóng đá Xi măng The Vissai Ninh Bình góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương, thu nộp ngân sách Nhà nước mỗi năm hàng trăm tỷ đồng

Hình ảnh

Chú thích

Liên kết ngoài