Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Động vật miệng nguyên sinh”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
SieBot (thảo luận | đóng góp)
n robot Thêm: lv:Pirmmutnieki
Alexbot (thảo luận | đóng góp)
n robot Thêm: ko:선구동물
Dòng 38: Dòng 38:
[[eo:Prabuŝulo]]
[[eo:Prabuŝulo]]
[[fr:Protostomia]]
[[fr:Protostomia]]
[[ko:선구동물]]
[[hr:Protostomia]]
[[hr:Protostomia]]
[[it:Protostomia]]
[[it:Protostomia]]

Phiên bản lúc 01:48, ngày 8 tháng 11 năm 2008

Động vật miệng nguyên sinh
Thời điểm hóa thạch: Kỷ Ediacara – gần đây
Mực ống đá ngầm Caribe, một ví dụ về động vật miệng nguyên sinh
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Phân giới (subregnum)Eumetazoa
(không phân hạng)Protostomia
Các nhóm

Động vật miệng nguyên sinh (danh pháp khoa học: Protostomia) (từ tiếng Hy Lạp: miệng đầu tiên) là một đơn vị phân loại không phân hạng nằm giữa siêu ngành và phân giới của giới động vật. Cùng với Động vật miệng thứ sinh (Deuterostomia) và vài ngành nhỏ khác, chúng hợp thành nhóm động vật đối xứng hai bên (Bilateria), chủ yếu bao gồm các động vật có thân hình đối xứng hai bên và 3 lớp mầm. Các khác biệt chính giữa động vật miệng thứ sinh và động vật miệng nguyên sinh được tìm thấy trong giai đoạn phát triển của phôi thai. Ở động vật miệng nguyên sinh thì lỗ hổng đầu tiên trong sự phát triển, lỗ phôi, trở thành miệng của động vật trong khi ở động vật miệng thứ sinh thì lỗ phôi trở thành hậu môn của động vật. Protostomia có cái mà người ta gọi là sự phân chia xoắn ốc được xác định, nghĩa là sự chết đi của các tế bào được xác định khi chúng được hình thành. Điều này là ngược lại với Deuterostomia, có sự phân chia tế bào tỏa tia và không được xác định.

Một khác biệt khác là sự hình thành của khoang cơ thể. Protostomia là dạng khoang nứt, nghĩa là một khối đặc trung bì phôi thai tách ra để tạo thành khoang cơ thể trong khi Deuterostomia là dạng khoang ruột, nghĩa là các nếp gập của ruột nguyên thủy tạo thành khoang cơ thể. Các dữ liệu phân tử hiện tại cho rằng các động vật miệng nguyên sinh có thể được phân chia thành 3 nhóm chính như sau:

Trong số này, hai nhóm cuối tạo thành nhóm gọi là Spiralia, bao gồm phần lớn các động vật trong đó phôi thai trải qua sự phân chia xoắn ốc.