Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bắc Chu Vũ Đế”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Tham khảo: add category using AWB
n add category using AlphamaCategory + using AWB
Dòng 1: Dòng 1:
{{chú thích trong bài}}
{{Thông tin nhân vật hoàng gia
{{Thông tin nhân vật hoàng gia
| tên = Bắc Chu Vũ Đế
| tên = Bắc Chu Vũ Đế

Phiên bản lúc 16:28, ngày 20 tháng 5 năm 2014

Bắc Chu Vũ Đế
Hoàng đế Trung Hoa
Chu Vũ Đế qua nét vẽ của Diêm Lập Bản, họa sĩ đời Đường.
Hoàng đế Bắc Chu
Trị vì560578
Tiền nhiệmChu Minh Đế
Kế nhiệmChu Tuyên Đế
Thông tin chung
Sinh543
Mất578
Trung Quốc
An tángHiếu lăng
Tên thật
Vũ Văn Ung
Niên hiệu
Bảo Định: 561-565
Thiên Hòa: 566 -3/572
Kiến Đức: 3/572-3/578
Tuyên Chính: 3/578-12/578
Thụy hiệu
Vũ hoàng đế
Miếu hiệu
Cao Tổ
Triều đạiBắc Chu
Thân phụVũ Văn Thái
Thân mẫuSất Nô thái hậu

Chu Vũ Ðế (周武帝) là hoàng đế nhà Bắc Chu thời Nam Bắc triều trong lịch sử Trung Quốc. Ông là vị hoàng đế đã có cống hiến rất lớn cho sự nghiệp thống nhất Trung Quốc sau nhiều thế kỷ chia cắt từ thời Ngũ Hồ thập lục quốc (bắt đầu năm 304).

Tiểu sử

Bắc Chu Vũ Đế tên thật là Vũ Văn Ung (宇文邕) (543-578). Ông là con trai thứ tư của Vũ Văn Thái, em Chu Minh Đế. Trước lúc chết, Minh Đế chọn em mình làm người kế vị, Vũ Văn Ung lên ngôi, tức là vua Bắc Chu Vũ Đế.

Diệt quyền thần

Họ Vũ Văn vốn nắm thực quyền điều hành trong triều đình Tây Nguỵ từ khi Vũ Văn Thái cát cứ Quan Trung năm 534. Sau khi Vũ Văn Thái chết (556), quyền hành của họ Vũ Văn nằm trong tay Vũ Văn Hộ - một người cháu Vũ Văn Thái - anh họ Vũ Văn Ung.

Các anh Vũ Văn Ung là Chu Hiếu Mẫn Đế Vũ Văn Giác và Chu Minh Đế Vũ Văn Dục là 2 hoàng đế đầu tiên của nhà Bắc Chu nhưng đều do Vũ Văn Hộ đưa lên ngôi và thao túng. Cả hai người này đều lần lượt bị Hộ giết hại.

Năm 560, sau khi giết Minh Đế, Hộ đưa Vũ Văn Ung lên ngôi. Suốt 12 năm, Chu Vũ Đế khiêm nhường không tỏ ra chống đối Vũ Văn Hộ. Vũ Văn Hộ yên tâm Vũ Đế là người dễ điều khiển. "Chu Vũ Đế có tính cách thâm trầm bất lộ, lại có kiến thức trác tuyệt, bình thường nếu không có người hỏi thì tuyệt đối không mở miệng ra để nói”.

Lên ngôi được một năm, Chu Vũ Đế bèn hạ lệnh: Phàm là việc lớn đều do Vũ Văn Hộ quyết định, sau đó mới tấu lên. Vài năm sau, tiếp tục lại hạ lệnh: Đại trủng Tể Tấn quốc công (tức Vũ Văn Hộ) đức cao vọng trọng, từ nay về sau tất cả các văn thư (bao gồm cả chiếu thư của hoàng thượng) đều chỉ có thể xưng chức vị hoặc tước vị chứ không được xưng tên. Đối với việc Vũ Văn Hộ có số vệ binh đông hơn hoàng đế, Vũ Văn Hộ lạm dụng quyền lực của mình tàn hại trung lương, trọng dụng gian tà, cho đến việc con cháu Hộ bạo ngược, Ung đều nhất loạt không động tới.

Đầu năm 572, Vũ Đế quyết định dùng kế giết Hộ. Vốn thái hậu hay uống rượu, Vũ Đế làm bài văn khuyên thái hậu bỏ rượu và nhờ Hộ vào đọc hộ để thuyết phục mẹ. Một mặt, ông sắp sẵn phục binh trong cung thái hậu.

Vũ Văn Hộ không biết là kế lừa, bèn nhận lời. Khi vào trước mặt thái hậu, Hộ quỳ xuống, cầm bài văn dõng dạc đọc. Trong lúc Hộ đang đọc thì Vũ Đế lấy cái hốt đánh mạnh vào đầu Hộ khiến Hộ ngã xuống bất tỉnh. Quân phục của Vũ Đế xông vào giết chết Hộ.

Kế đó, ông tiêu diệt phe cánh của Hộ và giành lại quyền lực. Vũ Đế phân chia lại quyền lực trong triều. Vũ Đế lập con mình là Lộ công Vũ Văn Vân làm thái tử, đồng thời ra lệnh ân xá.

Chính sách

Mùa thu năm 562, ngay trong thời Vũ Văn Hộ thao túng quyền hành, Vũ Đế đã bắt đầu cấp lương bổng cho các quý tộc dựa vào tước vị của mỗi người. Đầu năm 563, ông cho ban hành bộ Hình thư mới có 25 chương do Thác Bạt Địa soạn thảo, trong đó các tội hình sự chia làm 25 mục.

Các lực lượng quân sự của phủ binh được nhập vào lực lượng quân đội và dưới sự chỉ huy trực tiếp của quan chức triều đình. Các chính sách cũ bị bãi bỏ. Người Hán có thể gia nhập quân đội và người phi Hán tộc cũng có thể trở thành nông dân.

Nhà Bắc Chu quy định mỗi hộ gia đình mỗi năm nộp 3 đấu lương, con trai 18 tuổi thành đinh, mỗi năm đi phu 1 tháng. Dựa vào cải cách của Vũ Văn Thái, Vũ Đế đã thành lập lục bộ giúp việc triều chính.

Tiêu diệt Bắc Tề, thống nhất miền Bắc

Mùa hè năm 576, Vũ Đế bố trí chiến lược chinh phục Bắc Tề: sử dụng mấy đạo quân tiến đánh cùng một lúc làm rối loạn hướng phòng thủ của Bắc Tề. Trong khi quân chủ lực thì đánh vào Hà Nam rồi đóng yên một chỗ đợi quân chủ lực Bắc Tề kéo đến chỉ trong một trận đánh sẽ tiêu diệt quân chủ lực của Bắc Tề, sẵn sàng tảo thanh trên phạm vi nước Tề.

Ngay trong năm đó, Vũ Đế đã thực hiện kế hoạch nói trên, chia 4 cánh quân theo đường thủy bộ đánh vào Bắc Tề, giành được thắng lợi liên tiếp, nhưng khi quân chủ lực Bắc Tề kéo đến Hà Nam chuẩn bị giao chiến thì Vũ Đế bị bệnh nặng phải rút quân, bỏ lại hơn 30 thành trì vừa chiếm được.

Qua năm sau, Chu Vũ Đế lại mở cuộc tấn công lần thứ hai. Mục tiêu chủ yếu của cuộc tấn công này là Bình Dương (Lâm Phần, Sơn Tây). Sau khi quân Chu vượt qua Hoàng Hà chỉ trong 9 ngày đã đánh chiếm Bình Dương. Chu Vũ Đế chỉ để lại 1 vạn tinh binh do danh tướng Lương Sĩ Ngạn trấn thủ, còn bản thân thì rút về Quan Trung.

Tề Hậu Chủ phải một tháng sau mới huy động được đại quân kéo tới bao vây Bình Dương, tấn công liên tục trong 1 tháng mà vẫn không hạ được ngôi thành cô lập này. Sau khi Chu Vũ Đế trở về Trường An ở lại chỉ 1 hôm lập tức kéo 8 vạn tinh binh quay trở lại chiến trường để cứu viện cho Bình Dương. Đôi bên giao tranh gần Bình Dương. Tề Hậu Chủ chỉ huy tác chiến rất liều lĩnh không kể gì quân sĩ đang mệt mỏi, vừa trông thấy đối phương là mở cuộc tấn công ngay. Nhưng khi cuộc chiến đấu thất lợi thì lại hốt hoảng dẫn mấy chục thân tín bỏ chạy ra khỏi khu vực chiến trường làm cho toàn quân bị tiêu diệt. Chu Vũ Đế xuống lệnh cho các tướng xua quân truy kích. Tề Hậu Chủ chạy đến Tấn Dương (nay là Thái Nguyên, Sơn Tây) cũng không có ý định chỉnh đốn quân đội để tác chiến mà lại bỏ chạy đến Nghiệp Thành.

Trước sự truy kích quyết liệt của quân Bắc Chu, các tướng sĩ Bắc Tề đều mất hết tinh thần chiến đấu mạnh ai nấy chạy. Thành Tấn Dương chỉ giữ được 2 hôm thì bị đánh chiếm. Chu Vũ Đế kéo quân đến thẳng Nghiệp Thành. Tề Hậu Chủ đưa con trai 8 tuổi lên ngôi (Ấu Chủ) và tiếp tục chạy về hướng đông. Chu Vũ Đế vẫn cho quân truy kích, một số thành viên hoàng gia Bắc Tề bỏ chạy lên phía bắc để nhờ sự che chở của người Đột Quyết và tiến hành quấy rối biên cương, còn một bộ phận khác thì bị quân Bắc Chu bắt sống. Mùa xuân năm 577, Vũ Đế tiến quân vào kinh đô Nghiệp Thành của Bắc Tề, sau đó bắt được Hậu Chủ Cao Vĩ, phong cho Cao Vĩ làm Văn công. Các lực lượng của Bắc Tề còn sót lại sau đó bị đánh bại, toàn bộ lãnh thổ Bắc Tề thuộc về Bắc Chu. Nhà Bắc Chu chỉ mất có 4 tháng để tiêu diệt Bắc Tề.

Mùa xuân năm 577, Vũ Đế dẫn quân khải hoàn trở về Trường An, đem theo các quý tộc Bắc Tề, đến mùa đông năm đó, các thành viên hoàng tộc Bắc Tề bị bắt phải tự tử. Sau khi thống nhất miền Bắc, nhà Bắc Chu có tổng cộng 211 châu, 508 quận, 1.124 huyện.

Nhà Nam Trần lợi dụng cơ hội Bắc Tề diệt vong liền phái tướng Ngô Minh Triệt mở cuộc tấn công vào Bành Thành (nay là Từ Châu, Giang Tô) một thành quan trọng trên biên giới Trần và Bắc Tề. Vũ Đế phái tướng Vương Quỹ giải vây Bành Thành và mùa xuân năm 578, Ngô Minh Triệt bị quân Bắc Chu bắt.

Mùa hè năm 578, Vũ Đế cho mở hai chiến dịch quân sự ở cả phía nam và phía bắc chống nhà Trần và Đột Quyết.

Tuy nhiên Bắc Chu Vũ Đế bất ngờ ốm nặng nên cuộc tấn công vào Đột Quyết bị ngưng lại. Vũ Đế ủy thác các việc triều chính cho Vũ Văn Hiếu Bá và mất ở tuổi 36. Thái tử Vũ Văn Vân lên ngôi, tức là Chu Tuyên Đế.

Chu Tuyên Đế ham chơi và yểu mạng, vừa lên ngôi đã sát hại công thần Vương Quỹ, ban chết (tứ tử) Vũ Văn Hiếu Bá, không giữ được cơ nghiệp do ông để lại, chỉ 3 năm sau, Bắc Chu mất về tay Tùy Văn Đế Dương Kiên (581).

Tuyên chiến với Phật giáo

Trong thời gian Vũ Đế cai trị xảy ra sự kiện pháp nạn Phật giáo. Lúc ấy tăng lữ Bắc Chu có hàng trăm vạn người, hơn một vạn tự viện, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên và ảnh hưởng đến cả số quan (vì đàn ông đi tu quá nhiều) của triều đình. Vũ Đế ra lệnh cải cách quan trọng nhất là cấm chỉ hai tôn giáo Phật và Đạo. Năm 574, Chu Vũ Đế ra sắc lệnh bãi bỏ Phật giáo, bắt các tăng sĩ về làm dân, xung vào binh nội; chùa chiền bị biến thành phủ đệ cho các vương hầu ở, dân chúng bị ngăn cấm không cho thờ cúng Phật. Chu Vũ Đế cho tịch thu toàn bộ chùa chiền, đất đai, tượng đồng, tài sản sung vào quân nhu. Kết quả tài chánh thu nhập tăng cao, quân đội ngày càng lớn mạnh. Chu Vũ Đế lại tiến hành chính sách diệt Phật ở vùng đất Bắc Tề và hạ chiếu thả nô tì. Nhưng ít năm sau, Tuyên Đế nối ngôi, lại sắc chiếu phục hưng Phật giáo, truyền dịch kinh luận.

Chú thích

Xem thêm

Tham khảo

  • Học viện Quân sự cấp cao (1992), Lịch sử Trung Quốc từ Thượng cổ đến 5 đời 10 nước
  • Thẩm Khởi Vĩ (2007), Kể chuyện Lưỡng Tấn Nam Bắc triều, NXB Đà Nẵng
Bắc Chu Vũ Đế
Sinh:  , năm 543 Mất:  , năm 578
Tước hiệu
Tiền nhiệm
Bắc Chu Minh Đế
Hoàng đế Bắc Chu
560-578
Kế nhiệm
Bắc Chu Tuyên Đế
Hoàng đế Trung Hoa (miền Tây)
560-578
Tiền nhiệm
Cao Diên Tông
(Bắc Tề)
Hoàng đế Trung Hoa (Thiểm Tây)
577-578
Tiền nhiệm
Cao Hằng
(Bắc Tề)
Hoàng đế Trung Hoa (miền Bắc/Trung)
577-578