Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đàng Thánh Giá”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, General fixes using AWB
n clean up using AWB
Dòng 16: Dòng 16:


[[ja:十字架#十字架の道行き]]
[[ja:十字架#十字架の道行き]]
[[Thể loại:Thuật ngữ Kitô giáo]]

Phiên bản lúc 17:24, ngày 18 tháng 6 năm 2014

Đàng Thánh Giá hay Đường Thánh Giá (Latinh: Via Crucis) là một loạt gồm mười bốn hình ảnh nghệ thuật, thường là điêu khắc, mô tả diễn tiến cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, từ khi ông bị kết án đến khi bị đóng đinh trên thập giá và cuối cùng là an táng trong hầm mộ.

Thánh Giá còn thể hiện qua hình thức sùng bái bằng cách đi chuyển đến từng chặng (từng hình ảnh) theo thứ tự rồi đọc văn bản, kinh nguyện và suy tư tương ứng với sự kiện tại chặng đó. Cử hành Đàng Thánh Giá thường là vào ngày Thứ Sáu trong tuần (đặc biệt là Mùa Chay, vì Kitô hữu tin rằng đó là ngày Chúa Giêsu chịu chết.

Truyền thống Đàng Thánh Giá bắt nguồn từ Thánh Phanxicô thành Assisi và kéo dài suốt thời trung cổ của Giáo hội Công giáo Rôma. Ngoài ra, nó cũng xuất hiện trong các Giáo hội LutherAnh giáo. Trong các nhà thờ Công giáo, Đàng Thánh Giá thường được bố trí dọc theo hai bên tường gian chính, thường là các phù điêu, tranh ảnh cỡ nhỏ, có đánh số thứ tự từ 1 đến 14.

Tranh 14 chặng đường Thánh Giá, tại Nhà thờ Notre-Dame-des-Champs, Avranches, Pháp

Phục dựng Đàng Thánh Giá và cuộc khổ nạn của Chúa tại Stuttgart, Đức năm 2004