Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tên húy”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Tên húy là tên do cha mẹ vua đặt khi hồi nhỏ, lớn lên thì "kiêng" không gọi bằng "tên húy"
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 17:31, ngày 27 tháng 9 năm 2014

Tên húy là tên do cha mẹ vua đặt từ nhỏ, sau khi trưởng thành thường được gọi thay bằng tên khác và "kiêng" không nhắc đến và không ai được nhắc đến, khi sử dụng (nói-viết) phải làm sao chệch đi. Người có tên trùng tên húy phải đổi. Luật Gia Long định rằng: "Kẻ nào, trong một bản viết hay trình cho vua, nếu dùng một tiếng trùng tên vua hay tên một hoàng khảo sẽ bị phạt 80 trượng. Nếu mắc lỗi ấy trong những giấy tờ khác sẽ phạt 40 trượng".

Vì kiêng húy, nên trong tiếng Việt, một số từ bị nói và viết chệch đi như: cây cảnh thành cây kiểng (húy hoàng tử Cảnh), hằng ngày thành thường ngày (húy bà Từ Dũ Phạm Thị Hằng), hoa thành huê, tùng thành tòng; một số chữ trong tên người cũng bị đổi chệch đi như Chu thành Châu (húy chúa Nguyễn Phúc Chu), Hoàng thành Huỳnh (húy chúa Nguyễn Hoàng), Phúc thành Phước (kị chữ Phúc trong tên nhiều chúa Nguyễn),...