Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phóng sự”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Đã lùi lại sửa đổi 1977629, vpbq http://www.vietvan.vn/index.php/viet-van/lao-dong-nha-bao/k-nng/569.html?task=view
Dòng 3: Dòng 3:
Phóng sự có thể đến với công chúng như một bài viết, một chùm các bức ảnh (phóng sự ảnh) hay một tin truyền hình.
Phóng sự có thể đến với công chúng như một bài viết, một chùm các bức ảnh (phóng sự ảnh) hay một tin truyền hình.


1. Phóng sự (PS) là một thể loại ra đời muộn: ở Phương Tây - những năm cuối thế kỷ XIX; ở Việt Nam - năm 1932 với tác phẩm đầu tiên “Tôi kéo xe” của Tam Lang Vũ Đình Chí (1900-1983). Từ bấy cho đến nay, PS là một thể loại trọng yếu của báo chí hiện đại. Không một tờ báo nào dám xem nhẹ PS, tờ nào cũng ao ước có những PS hay. Dạo quanh làng báo, đầy những tiếng thở dài: tiếc thay, bản báo ta không có người làm PS cho ra trò!
2. PS là một cái tin được mở rộng, đào sâu? PS là một “cái tin nhẹ nhàng” (khác với tin sốt dẻo)? PS là một câu chuyện thời sự?...Có không ít cách định nghĩa về PS. Nhưng mọi định nghĩa đều thống nhất với nhau một điểm thật cốt lõi: PS đều chú trọng đến khía cạnh con người (trong sự kiện, trong vấn đề, trong hiện trạng…) dưới một cái nhìn thường ngày về đời sống. Nó không chỉ quan tâm đến thông tin mà còn quan tâm đến giá trị nhân văn của thông tin. Vì thế vai trò của tác giả thật quan trọng. Người trần thuật này được quyền miêu tả, cảm nhận, phân tích, cắt nghĩa đời sống với một cái tôi tương đối phóng túng. Nhưng tuỳ từng cái tạng của mỗi tác giả, tuỳ từng tiểu loại, tuỳ từng đối tượng đề cập đến trong bài viết mà cái tôi tác giả có mặt ở mức độ nào cho thích hợp. Luôn nhớ: cuộc sống là trung tâm, chứ không phải cái tôi người viết là trung tâm.
3. Có cần phân chia PS thành các tiểu loại nhỏ không? Nếu sự phân chia giúp ta có một ý niệm tương đối mạch lạc giữa các tiểu loại thì nó sẽ định hướng cho ngòi bút của ta được chủ động và nhạy bén hơn. Vậy, căn cứ vào đối tượng phản ánh, ta có: PS sự kiện, PS hiện trạng, vấn đề; PS chân dung. Nếu căn cứ vào cách thức khai thác thông tin, lại có: PS điều tra và PS thông dụng…Đừng quá vướng víu vào sự phân loại. Nội dung hiện thực sẽ mách bảo ta tìm đến tiểu loại nào thích hợp nhất.
4. Tìm kiếm đề tài cho một tác phẩm PS quả là điều không dễ. Có người nói không ngoa: tìm ra được đề tài là thắng lợi đến gần một nửa của một tác phẩm PS rồi. Tìm bằng cách nào? Thử xây dựng “cây vấn đề”? Nó sẽ giúp ta nhìn sâu, xa vào đời sống, và khả năng lựa chọn được tinh nhạy hơn. Hãy ưu tiên cho những vấn đề gần, trực tiếp thuộc hôm nay và ngày mai, sau đó mới là hôm qua, hôm kia, hôm kia nữa. Những gì thuộc về quá khứ không nên bận tâm nhiều về nó. Đừng bao giờ đổ lỗi cho hiện thực đời sống. Bạn có buồn (cười) không khi ai đó nói rằng: chẳng có cái gì để viết. Cuộc sống không bao giờ từ chối người cầm bút, mà chỉ có người cầm bút chối từ cuộc sống mà thôi.
5. Khai thác các nguồn tin nhằm hai mục đích: 1) tìm kiếm đề tài, và 2) lấy chất liệu cho bài viết. Có nhiều nguồn tin. Nguồn tin động: các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các quan chức, người dân, bạn bè, người trong cuộc, các chuyên gia, các nhà báo…không trừ một ai. Nguồn tin tĩnh: thông cáo báo chí, các báo, đài PT-TH, trang web, các đơn thư, các sổ sách giấy tờ, nhật ký, sổ trực, chứng từ giao dịch…Như thể “ma xó”, dòm ngó, nghe hóng, thóc mách tọc mạch, nhanh tay nhanh mắt, nhanh mồm nhanh miệng, thính mũi thính tai. Như một ăng-ten cực nhạy, bắt được những tín hiệu rất khẽ mà người thường không phát hiện ra. Tìm cho kỳ đủ chất liệu thông tin mới chịu thôi. Không bao giờ sợ thừa. Biết mười, sử dụng trong bài năm, bảy thôi. Còn lại, để dành, không bao giờ lo bỏ phí đâu mà sợ. Đến lúc nào đó lại dùng…tốt như thường.
6. Khởi bút như thế nào đây? Bắt đầu bằng một câu như thế nào? Định dàn dựng bài viết làm mấy phần, và mỗi phần cần có cần một tít phụ đảm nhiệm không? Có cần chapaux không? Phải có dự kiến sẵn hết. Thì ít ra cũng phải có một phác thảo sơ lược. Nếu không thì biết bắt đầu như thế nào? Lại còn lo cả tính cân đối cần thiết giữa các phần nữa chứ. Một phần như củ khoai, phần khác như quả bí thì trông sao đành.
Hãy có một mở bài trôi chảy, tự nhiên, rồi bài viết cứ thế mà trôi theo êm ả dễ dàng. PS thường mở bài theo lối gián tiếp bằng việc giới thiệu một người, miêu tả một quang cảnh, kể một giai thoại, dựng một đối thoại... Có được một khởi đầu tốt đẹp như người đã mở được nắp chai. Sau đó thì chỉ có việc rót rượu ra ly sao cho khéo cho đẹp rồi nâng cốc.
7. Chi tiết trong tác phẩm PS trở nên đặc biệt quan trọng. Nó tựa như thần cú, nhãn tự trong một bài thơ vậy. Có hai loại chi tiết: loại đại trà và loại đắt giá. Loại thứ nhất là vật liệu thông thường, không cần bàn nhiều. Khó khăn nhất là ở loại thứ hai. Chi tiết này phải độc đáo, ấn tượng, như găm như vít vào trí não của người đọc. Một PS hay thường phải có vài ba chi tiết có “đẳng cấp” như thế. Chi tiết hay do tài quan sát, tài phát hiện mà có được. Tuy nhiên, có nhiều chi tiết hay mà không biết sử dụng cũng phí. Hãy trải những đồng vàng trên lối đi của PS. Nó nuôi dưỡng hứng thú cho người đọc theo hết tác phẩm từ đầu đến cuối. Đừng chưa đến chợ đã hết vốn. Cũng đừng để dành đến lúc chợ tan rồi mà hàng quý còn ế ẩm, chẳng biết để làm gì…
8. Ngôn ngữ của PS rất đa dạng, tổng hợp. Nó có cả sự kiện, con số, có cả lý lẽ, lập luận, có cả miêu tả tường thuật, cả cảm xúc trữ tình…Chỗ nào cần thứ ngôn ngữ nào là sẵn sàng đáp ứng. Có PS tìm đến chất văn mới hợp. Có PS cứ thuần tuý thông tin vụ việc, vấn đề mới ra. Ấy là do cái đối tượng thể hiện của PS ấy nó quy định, chứ người viết cũng không ép uổng được. Thí dụ ở PS điều tra thì chả lẽ cứ véo von thơ phú phong cảnh trữ tình vào đấy được sao?! Tuy nhiên thì tất cả ngôn ngữ PS đều hướng tới một điểm: giản dị, dễ hiểu. Lạm dụng từ chuyên môn, từ lóng, từ Hán Việt, từ đa nghĩa, từ cầu kỳ…là thái độ thiếu tôn trọng độc giả. Một nhà báo nước ngoài từng nói: Hãy viết thế nào đó để bà tôi xem cũng hiểu.
9. Giọng điệu sinh ra từ cảm hứng. Mỗi tác phẩm PS có một giọng chủ đạo nhất định nào đó. Có giọng tôn vinh ca ngợi, có giọng phê phán tố cáo, có giọng giễu nhại mỉa mai, có giọng thương xót mủi lòng, có giọng kêu gọi giục giã, lại có giọng trữ tình mơ mộng…Bên cạnh giọng chủ đạo, có đôi giọng phối thuộc, tựa như phần bè của bản nhạc, nó góp phần tạo thêm nhiều sắc điệu; tuy nhiên không được lấn át phá vỡ giọng chủ. Giọng điệu vừa toát lên từ toàn bộ tác phẩm, vừa chi phối cách tổ chức tác phẩm, góp phần tạo hiệu quả tiếp nhận ở người đọc. Người viết hay là người dần dần tạo ra được một giọng riêng, không lẫn.
10. Làm nghề viết báo, dồn góp các bài viết dựng được dăm bẩy quyển sách đã khó. Trong số đó có vài ba tác phẩm sáng giá, được người trong giới và bạn đọc thừa nhận, tôn vinh quả là không dễ dàng gì. Đại đa số rơi vào vô tăm tích. Nếu muốn để lại được chút gì trong lòng bạn đọc, có một thể loại có khả năng giúp bạn điều này, đó là PS. Nhưng bạn có chí hướng ấy không? Nếu có, hãy thử sức. Cơ hội thắng thua: 50-50 đấy nhé. PS là một món nghề không phải của riêng ai!


{{stub}}
{{stub}}

Phiên bản lúc 15:14, ngày 18 tháng 5 năm 2009

Phóng sự là một thể loại báo chí quan trọng. Phóng sự đòi hỏi nhiều thời gian và công sức để điều tra, thâm nhập thực tế và phỏng vấn nhiều người. Phóng sự cung cấp cho người đọc một cái nhìn cận cảnh đồng thời toàn cảnh về một hiện tượng, thường là đặc biệt, diễn ra trong xã hội. Phóng sự cũng như các bài báo khác luôn được định hình từ nguyên tắc "four W": Who(Ai)?, Where(Ở đâu)?, When(Khi nào)?, What(Cái gì)? Phóng sự có thể đến với công chúng như một bài viết, một chùm các bức ảnh (phóng sự ảnh) hay một tin truyền hình.