Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đậu mùa”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Lịch sử: General Fixes
n AlphamaEditor, General Fixes
Dòng 20: Dòng 20:
| species = '''''Variola vera'''''
| species = '''''Variola vera'''''
}}
}}
'''Đậu mùa''' là căn bệnh [[truyền nhiễm]] của riêng loài người, gây bởi hai dạng [[virus]] ''Variola major'' và ''Variola minor''.<ref name=Sherris>{{chú thích sách | author = Ryan KJ, Ray CG (editors) | title = Sherris Medical Microbiology | edition = 4th | pages = 525–8 | publisher = McGraw Hill | year = 2004 |isbn = 0-8385-8529-9 }}</ref> Đậu mùa có tên gọi [[tiếng Latinh]] là ''Variola'' hay ''Variola vera'', trong đó từ varius có nguồn gốc nghĩa là "có nốt", hoặc varus, nghĩa là "mụn nhọt". [[Tiếng Anh]] [[danh từ]] "smallpox", được sử dụng đầu tiên vào [[thế kỷ 15]] để phân biệt với biến dạng "great pox" (bệnh [[giang mai]]).<ref name=Barquet>{{chú thích tạp chí |author=Barquet N, Domingo P |title=Smallpox: the triumph over the most terrible of the ministers of death |url= http://www.annals.org/cgi/content/full/127/8_Part_1/635|journal=Annals of Internal Medicine |volume=127 |issue=8 Pt 1 |pages=635–42 |date=15 October 1997|pmid=9341063 |doi=10.1059/0003-4819-127-8_Part_1-199710150-00010 |doi_brokendate=2010-03-07 }}</ref>
'''Đậu mùa''' là căn bệnh [[truyền nhiễm]] của riêng loài người, gây bởi hai dạng [[virus]] ''Variola major'' và ''Variola minor''.<ref name=Sherris>{{chú thích sách | author = Ryan KJ, Ray CG (editors) | title = Sherris Medical Microbiology | edition = 4th | pages = 525–8 | publisher = McGraw Hill | year = 2004 |isbn = 0-8385-8529-9 }}</ref> Đậu mùa có tên gọi [[tiếng Latinh]] là ''Variola'' hay ''Variola vera'', trong đó từ varius có nguồn gốc nghĩa là "có nốt", hoặc varus, nghĩa là "mụn nhọt". [[Tiếng Anh]] [[danh từ]] "smallpox", được sử dụng đầu tiên vào [[thế kỷ 15]] để phân biệt với biến dạng "great pox" (bệnh [[giang mai]]).<ref name=Barquet>{{chú thích tạp chí |author=Barquet N, Domingo P |title=Smallpox: the triumph over the most terrible of the ministers of death |url= http://www.annals.org/cgi/content/full/127/8_Part_1/635|journal=Annals of Internal Medicine |volume=127 |issue=8 Pt 1 |pages=635–42 |date=ngày 15 tháng 10 năm 1997|pmid=9341063 |doi=10.1059/0003-4819-127-8_Part_1-199710150-00010 |doi_brokendate=2010-03-07 }}</ref>


Đậu mùa gây bệnh trong các [[mạch máu]] nhỏ ở [[da]], [[miệng]] và [[cổ họng]]. Ở vùng da, bệnh gây ra những vết ban nổi sần đỏ đặc trưng, sau đó da bị phồng giộp những vết sần chứa nước. Virus ''V major'' độc hại hơn, gây tử vong trong số 30-35% bệnh nhân. ''V minor'' gây dạng bệnh nhẹ hơn, giết khoảng 1% bệnh nhân.<ref>{{chú thích tạp chí |author=Behbehani AM |title=The smallpox story: life and death of an old disease |journal=Microbiol Rev |volume=47 |issue=4 |pages=455-509 |year=1983 | url = http://www.pubmedcentral.nih.gov/articlerender.fcgi?tool=pubmed&pubmedid=6319980 |pmid=6319980}}</ref> Biến chứng lâu dài của việc nhiễm ''V major'' là các sẹo đặc trưng, thường là ở mặt, ở 65-85% số nạn nhân. Nạn nhân cũng có thể bị [[mù]] vì [[giác mạc]] bị sẹo. [[Phái nam]] còn có thể bị [[vô sinh|hiếm muộn]]. Dị hình ở các chi do chứng viêm khớp và viêm khớp xương mãn tính là biến chứng ít gặp hơn, xuất hiện ở khoảng 2-5% các trường hợp nhiễm bệnh..
Đậu mùa gây bệnh trong các [[mạch máu]] nhỏ ở [[da]], [[miệng]] và [[cổ họng]]. Ở vùng da, bệnh gây ra những vết ban nổi sần đỏ đặc trưng, sau đó da bị phồng giộp những vết sần chứa nước. Virus ''V major'' độc hại hơn, gây tử vong trong số 30-35% bệnh nhân. ''V minor'' gây dạng bệnh nhẹ hơn, giết khoảng 1% bệnh nhân.<ref>{{chú thích tạp chí |author=Behbehani AM |title=The smallpox story: life and death of an old disease |journal=Microbiol Rev |volume=47 |issue=4 |pages=455-509 |year=1983 | url = http://www.pubmedcentral.nih.gov/articlerender.fcgi?tool=pubmed&pubmedid=6319980 |pmid=6319980}}</ref> Biến chứng lâu dài của việc nhiễm ''V major'' là các sẹo đặc trưng, thường là ở mặt, ở 65-85% số nạn nhân. Nạn nhân cũng có thể bị [[mù]] vì [[giác mạc]] bị sẹo. [[Phái nam]] còn có thể bị [[vô sinh|hiếm muộn]]. Dị hình ở các chi do chứng viêm khớp và viêm khớp xương mãn tính là biến chứng ít gặp hơn, xuất hiện ở khoảng 2-5% các trường hợp nhiễm bệnh..


==Lịch sử==
==Lịch sử==
Đậu mùa xuất hiện vào khoảng 10.000 năm [[trước Công nguyên]].<ref name=Barquet/> Chứng tích xưa nhất của bệnh đậu mùa là những vết mụn mủ trên [[xác ướp]] của [[Pharaon]] [[Ramses V]] thời [[Ai Cập cổ đại]].<ref name=Ramses>{{chú thích web|last=Hopkins |first=Donald|title=Ramses V:Earliest known victim?|url=http://whqlibdoc.who.int/smallpox/WH_5_1980_p22.pdf|publisher=WHO|accessdate=6 July 2010}}</ref> Căn bệnh này đã giết chết khoảng 400.000 người dân [[châu Âu]] mỗi năm trong những năm cuối [[thế kỷ 18]], trong đó có 5 quốc vương đương tại vị.<ref name=Hays>J. N. Hays (2005). "''[http://books.google.com/books?id=GyE8Qt-kS1kC&pg=PA151&dq=&lr=&hl=en&cd=23#v=onepage&q=false Epidemics and pandemics: their impacts on human history]''". ABC-CLIO. p.151. ISBN 1-85109-658-2</ref> Bệnh này cũng và là nguyên nhân của 1/3 trường hợp bị mù.<ref>{{chú thích tạp chí |author=Barquet N, Domingo P |title=Smallpox: the triumph over the most terrible of the ministers of death |journal=Ann. Intern. Med. |volume=127 |issue=8 Pt 1 |pages=635-42 |year=1997 |pmid=9341063 |doi=}}</ref><ref>[http://www.pubmedcentral.nih.gov/articlerender.fcgi?artid=1200696 Edward Jenner and the history of smallpox and vaccination]</ref> Khoảng 20-60% số những người nhiễm bệnh, trong đó có khoảng hơn 80% là trẻ em, bị tử vong.<ref>{{chú thích tạp chí |author=Riedel S |title=Edward Jenner and the history of smallpox and vaccination |pmc=1200696 |journal=Proc (Bayl Univ Med Cent) |volume=18 |issue=1 |pages=21–5 |year=2005 |pmid=16200144 }}</ref> Hậu quả là 300-500 triệu người đã chết vì bệnh đậu mùa vào [[thế kỷ 20]].<ref>{{chú thích sách |author=Koplow, David A. |title=Smallpox: the fight to eradicate a global scourge |url=http://books.google.com/books/ucpress?vid=ISBN9780520242203|publisher=University of California Press |location=Berkeley |year=2003 |pages= |isbn=0-520-24220-3 }}</ref><ref>{{chú thích web |url=http://ucdavismagazine.ucdavis.edu/issues/su06/feature_1b.html |title=UC Davis Magazine, Summer 2006: Epidemics on the Horizon |accessdate=2008-01-03 |work=}}</ref><ref>[http://www.sciencedaily.com/releases/2008/01/080131122956.htm How Poxviruses Such As Smallpox Evade The Immune System], ScienceDaily, ngày 1 tháng 2 năm 2008</ref> [[Tổ chức Y tế Thế giới]] (WHO) ước lượng riêng năm [[1967]] có khoảng 15 triệu người nhiễm bệnh và 2 triệu người tử vong.<ref name="WHO">{{Chú thích web | title=Smallpox | work=WHO Factsheet | url=http://www.who.int/mediacentre/factsheets/smallpox/en/ | accessdate=2007-09-22}}</ref>
Đậu mùa xuất hiện vào khoảng 10.000 năm [[trước Công nguyên]].<ref name=Barquet/> Chứng tích xưa nhất của bệnh đậu mùa là những vết mụn mủ trên [[xác ướp]] của [[Pharaon]] [[Ramses V]] thời [[Ai Cập cổ đại]].<ref name=Ramses>{{chú thích web|last=Hopkins |first=Donald|title=Ramses V:Earliest known victim?|url=http://whqlibdoc.who.int/smallpox/WH_5_1980_p22.pdf|publisher=WHO|accessdate=ngày 6 tháng 7 năm 2010}}</ref> Căn bệnh này đã giết chết khoảng 400.000 người dân [[châu Âu]] mỗi năm trong những năm cuối [[thế kỷ 18]], trong đó có 5 quốc vương đương tại vị.<ref name=Hays>J. N. Hays (2005). "''[http://books.google.com/books?id=GyE8Qt-kS1kC&pg=PA151&dq=&lr=&hl=en&cd=23#v=onepage&q=false Epidemics and pandemics: their impacts on human history]''". ABC-CLIO. p.151. ISBN 1-85109-658-2</ref> Bệnh này cũng và là nguyên nhân của 1/3 trường hợp bị mù.<ref>{{chú thích tạp chí |author=Barquet N, Domingo P |title=Smallpox: the triumph over the most terrible of the ministers of death |journal=Ann. Intern. Med. |volume=127 |issue=8 Pt 1 |pages=635-42 |year=1997 |pmid=9341063 |doi=}}</ref><ref>[http://www.pubmedcentral.nih.gov/articlerender.fcgi?artid=1200696 Edward Jenner and the history of smallpox and vaccination]</ref> Khoảng 20-60% số những người nhiễm bệnh, trong đó có khoảng hơn 80% là trẻ em, bị tử vong.<ref>{{chú thích tạp chí |author=Riedel S |title=Edward Jenner and the history of smallpox and vaccination |pmc=1200696 |journal=Proc (Bayl Univ Med Cent) |volume=18 |issue=1 |pages=21–5 |year=2005 |pmid=16200144 }}</ref> Hậu quả là 300-500 triệu người đã chết vì bệnh đậu mùa vào [[thế kỷ 20]].<ref>{{chú thích sách |author=Koplow, David A. |title=Smallpox: the fight to eradicate a global scourge |url=http://books.google.com/books/ucpress?vid=ISBN9780520242203|publisher=University of California Press |location=Berkeley |year=2003 |pages= |isbn=0-520-24220-3 }}</ref><ref>{{chú thích web |url=http://ucdavismagazine.ucdavis.edu/issues/su06/feature_1b.html |title=UC Davis Magazine, Summer 2006: Epidemics on the Horizon |accessdate=2008-01-03 |work=}}</ref><ref>[http://www.sciencedaily.com/releases/2008/01/080131122956.htm How Poxviruses Such As Smallpox Evade The Immune System], ScienceDaily, ngày 1 tháng 2 năm 2008</ref> [[Tổ chức Y tế Thế giới]] (WHO) ước lượng riêng năm [[1967]] có khoảng 15 triệu người nhiễm bệnh và 2 triệu người tử vong.<ref name="WHO">{{Chú thích web | title=Smallpox | work=WHO Factsheet | url=http://www.who.int/mediacentre/factsheets/smallpox/en/ | accessdate=2007-09-22}}</ref>


Sau chiến dịch chủng đậu [[vắc-xin]] kéo dài từ [[thế kỷ 19]] đến [[thế kỷ 20]], WHO chứng nhận đã tiêu diệt được bệnh đậu mùa vào năm 1979.<ref name="WHO"/> Đậu mùa là một trong hai bệnh truyền nhiễm đã được diệt dứt điểm; căn bệnh kia là bệnh [[dịch tả trâu bò]] (rinderpest) được công nhận đã bị tiêu diệt vào năm 2011.<ref>{{chú thích sách |họ = Kevin M. |tên = De Cock |tựa đề = (Book Review) The Eradication of Smallpox: Edward Jenner and The First and Only Eradication of a Human Infectious Disease |url=http://www.nature.com/nm/journal/v7/n1/full/nm0101_15b.html |nhà xuất bản = Nature Medicine |doi = 10.1038/83283}}</ref><ref>{{Chú thích báo | tác giả=Tognotti E. | url=http://www.jidc.org/index.php/journal/article/view/1204/386 | tên bài=The eradication of smallpox, a success story for modern medicine and public health: What lessons for the future? | các trang=264-266 | ngày=6/2010 | url lưu trữ=http://www.jidc.org/index.php/journal/article/view/1204/386 | ngôn ngữ=tiếng Anh|định dạng=PDF}}</ref>
Sau chiến dịch chủng đậu [[vắc-xin]] kéo dài từ [[thế kỷ 19]] đến [[thế kỷ 20]], WHO chứng nhận đã tiêu diệt được bệnh đậu mùa vào năm 1979.<ref name="WHO"/> Đậu mùa là một trong hai bệnh truyền nhiễm đã được diệt dứt điểm; căn bệnh kia là bệnh [[dịch tả trâu bò]] (rinderpest) được công nhận đã bị tiêu diệt vào năm 2011.<ref>{{chú thích sách |họ = Kevin M. |tên = De Cock |tựa đề = (Book Review) The Eradication of Smallpox: Edward Jenner and The First and Only Eradication of a Human Infectious Disease |url=http://www.nature.com/nm/journal/v7/n1/full/nm0101_15b.html |nhà xuất bản = Nature Medicine |doi = 10.1038/83283}}</ref><ref>{{Chú thích báo | tác giả=Tognotti E. | url=http://www.jidc.org/index.php/journal/article/view/1204/386 | tên bài=The eradication of smallpox, a success story for modern medicine and public health: What lessons for the future? | các trang=264-266 | ngày=6/2010 | url lưu trữ=http://www.jidc.org/index.php/journal/article/view/1204/386 | ngôn ngữ=tiếng Anh|định dạng=PDF}}</ref>
Dòng 52: Dòng 52:


===Đậu mùa xuất huyết===
===Đậu mùa xuất huyết===
Đậu mùa xuất huyết là dạng bệnh nghiêm trọng đi kèm với hiện tượng xuất huyết nặng ở da, màng nhầy và ống dạ dày. Dạng bệnh này chiếm khoảng 2% số ca và hầu hết bắt gặp ở người lớn.<ref name= PinkBook/> Với đậu mùa xuất huyết, da không nổi vảy. Thay vào đó, người bệnh bị xuất huyết dưới da, da trông giống bị phỏng và nám đen. Vì vậy, dạng này còn được biết đến với tên bệnh mụn đen.<ref name=PrestonNY>{{chú thích báo |first=Richard |last=Preston |authorlink=Richard Preston |coauthors= |title=A reporter at large: Demon in the Freezer |url=http://cryptome.org/smallpox-wmd.htm |work=The New Yorker |publisher= |date=12 July 1999 |accessdate=2008-01-03 }}</ref>
Đậu mùa xuất huyết là dạng bệnh nghiêm trọng đi kèm với hiện tượng xuất huyết nặng ở da, màng nhầy và ống dạ dày. Dạng bệnh này chiếm khoảng 2% số ca và hầu hết bắt gặp ở người lớn.<ref name= PinkBook/> Với đậu mùa xuất huyết, da không nổi vảy. Thay vào đó, người bệnh bị xuất huyết dưới da, da trông giống bị phỏng và nám đen. Vì vậy, dạng này còn được biết đến với tên bệnh mụn đen.<ref name=PrestonNY>{{chú thích báo |first=Richard |last=Preston |authorlink=Richard Preston |coauthors= |title=A reporter at large: Demon in the Freezer |url=http://cryptome.org/smallpox-wmd.htm |work=The New Yorker |publisher= |date=ngày 12 tháng 7 năm 1999 |accessdate=2008-01-03 }}</ref>


Vào giai đoạn đầu hay giai đoạn phát bệnh, xuất huyết diễn ra vào ngày thứ hai hay thứ ba khi xuất huyết dưới màng kết làm long trắng mắt trở nên đỏ. Đậu mùa xuất huyết cũng gây ra phát ban đỏ, các đốm xuất huyết, xuất huyết ở lá lách, thận, màng thanh dịch, cơ và ít gặp hơn là ở lá tạng ngoài tâm mạc, gan, tinh hoàn, buồng trứng và bang quang. Người bệnh có thể tử vong bất ngờ từ ngày thứ năm đến ngày thứ bảy mắc bệnh, khi mà ở ngoài da, các thương tổn đáng ngại xuất hiện rất ít. Các biểu hiện về sau diễn ra ở bệnh nhân còn sống trong vòng 8-10 ngày. Bệnh nhân ở giai đoạn đầu có những biểu hiện:các nhân tố đông máu (như tiểu cầu, huyết tương và huyết thanh) suy giảm và lượng antithrombin tuần hoàn gia tăng.<ref name= PinkBook/> Bệnh nhân ở giai đoạn sau có lượng tiểu cầu bị giảm mạnh; tuy nhiên sự thiếu hụt các nhân tố đông máu ít trầm trọng hơn. Một số bệnh nhân ở giai đoạn sau cũng cho thấy có sự gia tăng về lượng antithrombin.<ref name= AFIP/> Dạng này có thể bắt gặp ở mọi nơi, chiếm từ 3 đến 25% các ca tử vong, tùy thuộc vào độc tính của các vết sần. Đậu mùa xuất huyết có khả năng gây tử vong cao.<ref name= PinkBook/>
Vào giai đoạn đầu hay giai đoạn phát bệnh, xuất huyết diễn ra vào ngày thứ hai hay thứ ba khi xuất huyết dưới màng kết làm long trắng mắt trở nên đỏ. Đậu mùa xuất huyết cũng gây ra phát ban đỏ, các đốm xuất huyết, xuất huyết ở lá lách, thận, màng thanh dịch, cơ và ít gặp hơn là ở lá tạng ngoài tâm mạc, gan, tinh hoàn, buồng trứng và bang quang. Người bệnh có thể tử vong bất ngờ từ ngày thứ năm đến ngày thứ bảy mắc bệnh, khi mà ở ngoài da, các thương tổn đáng ngại xuất hiện rất ít. Các biểu hiện về sau diễn ra ở bệnh nhân còn sống trong vòng 8-10 ngày. Bệnh nhân ở giai đoạn đầu có những biểu hiện:các nhân tố đông máu (như tiểu cầu, huyết tương và huyết thanh) suy giảm và lượng antithrombin tuần hoàn gia tăng.<ref name= PinkBook/> Bệnh nhân ở giai đoạn sau có lượng tiểu cầu bị giảm mạnh; tuy nhiên sự thiếu hụt các nhân tố đông máu ít trầm trọng hơn. Một số bệnh nhân ở giai đoạn sau cũng cho thấy có sự gia tăng về lượng antithrombin.<ref name= AFIP/> Dạng này có thể bắt gặp ở mọi nơi, chiếm từ 3 đến 25% các ca tử vong, tùy thuộc vào độc tính của các vết sần. Đậu mùa xuất huyết có khả năng gây tử vong cao.<ref name= PinkBook/>

Phiên bản lúc 15:28, ngày 11 tháng 2 năm 2015

Đậu mùa
Trẻ lên đậu
Chuyên khoabệnh truyền nhiễm
ICD-10B03
ICD-9-CM050
DiseasesDB12219
MedlinePlus001356
eMedicineemerg/885
Patient UKĐậu mùa
MeSHD012899
Virus Variola
Phân loại virus
Nhóm: Nhóm I (dsDNA)
Họ (familia)Poxviridae
Chi (genus)Orthopoxvirus
Loài (species)Variola vera

Đậu mùa là căn bệnh truyền nhiễm của riêng loài người, gây bởi hai dạng virus Variola majorVariola minor.[1] Đậu mùa có tên gọi tiếng LatinhVariola hay Variola vera, trong đó từ varius có nguồn gốc nghĩa là "có nốt", hoặc varus, nghĩa là "mụn nhọt". Tiếng Anh danh từ "smallpox", được sử dụng đầu tiên vào thế kỷ 15 để phân biệt với biến dạng "great pox" (bệnh giang mai).[2]

Đậu mùa gây bệnh trong các mạch máu nhỏ ở da, miệngcổ họng. Ở vùng da, bệnh gây ra những vết ban nổi sần đỏ đặc trưng, sau đó da bị phồng giộp những vết sần chứa nước. Virus V major độc hại hơn, gây tử vong trong số 30-35% bệnh nhân. V minor gây dạng bệnh nhẹ hơn, giết khoảng 1% bệnh nhân.[3] Biến chứng lâu dài của việc nhiễm V major là các sẹo đặc trưng, thường là ở mặt, ở 65-85% số nạn nhân. Nạn nhân cũng có thể bị giác mạc bị sẹo. Phái nam còn có thể bị hiếm muộn. Dị hình ở các chi do chứng viêm khớp và viêm khớp xương mãn tính là biến chứng ít gặp hơn, xuất hiện ở khoảng 2-5% các trường hợp nhiễm bệnh..

Lịch sử

Đậu mùa xuất hiện vào khoảng 10.000 năm trước Công nguyên.[2] Chứng tích xưa nhất của bệnh đậu mùa là những vết mụn mủ trên xác ướp của Pharaon Ramses V thời Ai Cập cổ đại.[4] Căn bệnh này đã giết chết khoảng 400.000 người dân châu Âu mỗi năm trong những năm cuối thế kỷ 18, trong đó có 5 quốc vương đương tại vị.[5] Bệnh này cũng và là nguyên nhân của 1/3 trường hợp bị mù.[6][7] Khoảng 20-60% số những người nhiễm bệnh, trong đó có khoảng hơn 80% là trẻ em, bị tử vong.[8] Hậu quả là 300-500 triệu người đã chết vì bệnh đậu mùa vào thế kỷ 20.[9][10][11] Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước lượng riêng năm 1967 có khoảng 15 triệu người nhiễm bệnh và 2 triệu người tử vong.[12]

Sau chiến dịch chủng đậu vắc-xin kéo dài từ thế kỷ 19 đến thế kỷ 20, WHO chứng nhận đã tiêu diệt được bệnh đậu mùa vào năm 1979.[12] Đậu mùa là một trong hai bệnh truyền nhiễm đã được diệt dứt điểm; căn bệnh kia là bệnh dịch tả trâu bò (rinderpest) được công nhận đã bị tiêu diệt vào năm 2011.[13][14] [15]

Phân loại

Có hai loại đậu mùa lâm sang. Loại Variola major là dạng trầm trọng và thường gặp nhất, gây ra sự phát ban rộng hơn và sốt cao hơn. Loại Variola minor ít gặp và ít trầm trọng hơn, với tỷ lệ tử vong vào khoảng 1% hoặc ít hơn.[16] Giai đoạn nhiễm virus variola cận lâm sang đã được chú ý đến, nhưng không thường gặp.[17] Thêm vào đó, còn có một dạng gọi lại variola sine eruptione (đậu mùa gây phát ban) thường được bắt gặp ở những người được tiêm chủng. Dạng này gây ra sốt sau thời kỳ ủ bệnh và chỉ có thể được xác nhận bằng nghiên cứu kháng thể, hay ít gặp hơn, bằng cách cách ly virus.[17]

Dấu hiệu và triệu chứng

Thời kỳ ủ bệnh từ lúc nhiễm bệnh đến lúc triệu chứng rõ ràng đầu tiên xuất hiện là khoảng 12 ngày. Một khi bị hít vào, virus Variola major xâm chiếm vùng họng miệng hoặc vùng niêm mạc hô hấp, di chuyển đến hạch bạch huyết và bắt đầu sinh sôi. Trong giai đoạn tăng trưởng ban đầu, virus có thể di chuyển từ tế bào đến tế bào, nhưng vào khoảng ngày thứ 12, các tế bào nhiễm virus giảm dần, virus được tìm thấy trong máu với số lượng lớn. Tiếp đó là sự sinh sôi virus diễn ra ở lá lách, tủy xương và hạch bạch huyết. Các triệu chứng ban đầu tương tự với các bệnh nhiễm virus khác, chẳng hạn như cúmcảm thong thường, sốt ít nhất 38.5 °C, đau nhức cơ, cảm giác khó chịu, đau đầu và tình trạng mệt mỏi. Khi các ống tiêu hóa bị lien lụy, chứng buồn nôn và ói mửa, cùng với chứng đau lưng xuất hiện. Các triệu chứng báo trước, hay giai đoạn tiền bệnh, thường kéo dài 2-4 ngày. Từ ngày 12-15, những thương tổn thấy được đầu tiên xuất hiện – đó là các vết chấm nhỏ màu đỏ gọi là enanthem – trên màng nhầy của miệng, lưỡi, vòm miệng và cổ họng. Nhiệt độ cơ thể vẫn bất bình thường. Các thương tổn này nhanh chóng lan ra và bị vỡ, giải phóng lượng lớn virus vào tuyến nước bọt.[18]

Virus đậu mùa có khuynh hướng tấn công tế bào da, gây nên những mụn nhọt điển hình (gọi là phát ban) của chứng bệnh này. Các nốt nhỏ phát triển trên da từ 24-48 tiếng sau khi các thương tổn ở các màng nhầy xuất hiện. Thông thường, các vết ban xuất hiện đầu tiên ở tran, sau đó nhanh chóng lan ra cả khuôn mặt, phần lớn các bộ phận gần đầu, than người và cuối cùng là ở các bộ phận xa hơn. Quá trình xảy ra không quá 24 đến 36 tiếng, sau thời gian này không còn thương tổn mới nào xuất hiện.[18] Lúc này, sự nhiễm virus variola có thể diễn ra theo nhiều hướng, dẫn đến bốn loại bệnh đậu mùa như trong phân loại Rao:[19] thông thường, giảm nhẹ, ác tính và gây xuất huyết. Trong lịch sử, bệnh đầu mùa gây ra tỷ lệ tử vong vào khoảng 30%, trong đó hai dạng ác tính và gây xuất huyết thường gây chết người.[20]

Đậu mùa thông thường

90% hoặc hơn số các ca bệnh đậu mùa gặp ở những người chưa tiêm chủng thuộc loại đậu mùa thông thường.[17] Ở dạng này, vào ngày thứ hai phát ban, vết ban sẽ biến thành nốt sần. Vào ngày thứ ba hay thứ tư, các nốt sần sẽ chứa bên trong một chất dịch màu trắng đục và trở thành mụn nước. Chất dịch này trở nên đặc và có màu đục trong vòng 24-48 giờ.[18]

Khoảng ngày thứ sáu hay thứ bảy, mọi vết thương ở da sẽ biến thành nốt sần. Trong vòng 7 đến 10 ngày, các nốt sần sẽ phát triển và đạt kích thước tối đa. Các nốt sần nổi lên rõ, thường có hình tròn, chạm vào thấy căng và cứng. Các nốt sần ăn sâu vào lớp biểu bì, cho cảm giác đó là các hạt nhỏ nằm trong da. Chất dịch dần dần rỉ qua nốt sần, và vào tuần thứ hai, các nốt sần xẹp xuống và bắt đầu khô đi, tạo thành lớp vảy cứng. Vào ngày thứ 16 tới ngày thứ 20, lớp vảy sẽ bao phủ toàn bộ các vết thương đã bắt đầu bong ra, gây nên sẹo.[21]

Đậu mùa thông thường hay tạo ra các vết ban riêng biệt, mà các nốt sần sau đó tách ra khỏi lớp da. Sự phân bổ các vết ban dày đặc nhất ở trên mặt, xuất hiện nhiều ở các chi hơn là trên than mình; và ở các chi, lại dày hơn ở các điểm mút. Lòng bàn tay và long bàn chân thường nổi ban nhiều. Đôi khi, các chỗ phồng da kết lại với nhau, tạo nên vết ban giao nhau. Vết ban giao nhau làm bong lớp da ra khỏi lớp thịt nằm bên dưới. Bệnh nhân gặp phải các vết ban giao nhau thường vẫn trong tình trạng bệnh thậm chí sau khi lớp vảy đã hình thành. Tỷ lệ tử vong do gặp phải vết ban là 62%.[17]

Đậu mùa giảm nhẹ

Với đặc điểm gây phát ban và phát triển mau lẹ, đậu mùa giảm nhẹ hầu hết diễn ra ở những người đã tiêm chủng vắc-xin. Ở dạng này, các triệu chứng bệnh vẫn xảy ra nhưng ở mức độ nhẹ hơn so với đậu mùa thông thường. Bệnh nhân thường không sốt trong quá trình vết ban phát triển. Các tổn thương ở da ít hơn và tiến triển nhanh hơn, ở bề mặt nhiều hơn và có thể không thể hiện rõ đặc tính của bệnh đậu mùa điển hình.[21] Đậu mùa giảm nhẹ rất hiếm khi gây chết người. Dạng đậu mùa này hay bị nhầm lẫn với bệnh thủy đậu.[17]

Đậu mùa ác tính

Ở dạng này, các thương tổn vẫn tiếp tục tồn tại trên da vào thời điểm các mụn nước hình thành. Lý do một số người mắc dạng bệnh này vẫn chưa được biết đến. Trong lịch sử, đậu mùa ác tính chiếm khoảng 5-10% các ca mắc bệnh, trong đó phần lớn là trẻ em – 72%.[22] Đậu mùa ác tính thường đi kèm với giai đoạn tiền triệu kéo dài 3-4 ngày, sốt kéo dài và các triệu chứng nhiễm độc huyết trầm trọng. Vết ban phát triển ở lưỡi và vòm miệng. Các thương tổn ở da phát triển chậm. Vào ngày thứ bảy hay thứ tám, các thương tổn này xẹp đi và trông giống bị hằn vào da. Không giống đậu mùa thông thường, mụn nước chứa rất ít dịch, chạm vào thấy mềm và mỏng, và có thể chứa máu. Đậu mùa ác tính gần như luôn luôn gây tử vong.[17]

Đậu mùa xuất huyết

Đậu mùa xuất huyết là dạng bệnh nghiêm trọng đi kèm với hiện tượng xuất huyết nặng ở da, màng nhầy và ống dạ dày. Dạng bệnh này chiếm khoảng 2% số ca và hầu hết bắt gặp ở người lớn.[17] Với đậu mùa xuất huyết, da không nổi vảy. Thay vào đó, người bệnh bị xuất huyết dưới da, da trông giống bị phỏng và nám đen. Vì vậy, dạng này còn được biết đến với tên bệnh mụn đen.[23]

Vào giai đoạn đầu hay giai đoạn phát bệnh, xuất huyết diễn ra vào ngày thứ hai hay thứ ba khi xuất huyết dưới màng kết làm long trắng mắt trở nên đỏ. Đậu mùa xuất huyết cũng gây ra phát ban đỏ, các đốm xuất huyết, xuất huyết ở lá lách, thận, màng thanh dịch, cơ và ít gặp hơn là ở lá tạng ngoài tâm mạc, gan, tinh hoàn, buồng trứng và bang quang. Người bệnh có thể tử vong bất ngờ từ ngày thứ năm đến ngày thứ bảy mắc bệnh, khi mà ở ngoài da, các thương tổn đáng ngại xuất hiện rất ít. Các biểu hiện về sau diễn ra ở bệnh nhân còn sống trong vòng 8-10 ngày. Bệnh nhân ở giai đoạn đầu có những biểu hiện:các nhân tố đông máu (như tiểu cầu, huyết tương và huyết thanh) suy giảm và lượng antithrombin tuần hoàn gia tăng.[17] Bệnh nhân ở giai đoạn sau có lượng tiểu cầu bị giảm mạnh; tuy nhiên sự thiếu hụt các nhân tố đông máu ít trầm trọng hơn. Một số bệnh nhân ở giai đoạn sau cũng cho thấy có sự gia tăng về lượng antithrombin.[18] Dạng này có thể bắt gặp ở mọi nơi, chiếm từ 3 đến 25% các ca tử vong, tùy thuộc vào độc tính của các vết sần. Đậu mùa xuất huyết có khả năng gây tử vong cao.[17]

Nguyên nhân

Variola virus (Smallpox)
This transmission electron micrograph depicts a number of smallpox virions. The "dumbbell-shaped" structure inside the virion is the viral core, which contains the viral DNA; Mag. = ~370,000x
Phân loại virus
Nhóm: Nhóm I (dsDNA)
Bộ (ordo)Unassigned
Họ (familia)Poxviridae
Phân họ (subfamilia)Chordopoxvirinae
Chi (genus)Orthopoxvirus
Loài điển hình
Vaccinia virus
Species
Variola virus

Bệnh đậu mùa xuất phát từ việc nhiễm virus Variola, thuộc chi Orthopoxvirus, họ Poxviridae. Variola là một virus hình gạch, cỡ lớn vào khoảng 302-350 nanomét x 244-270 nm,[24] có bộ gen DNA dạng hai sợi, và có một vòng thắt lại ở mỗi đầu.[25][26] Hai dạng đậu mùa cơ bản là variola major và variola minor.

Bốn loại virus thuộc chi Orthopoxvirus gây bệnh ở người là: Variola, vaccinia, cowpox (đậu mùa ở động vật) và monkeypox. Trong tự nhiên virus variola chỉ gây bệnh ở người, dù động vật linh trưởng và các loài động vật khác cũng bị nhiễm bệnh ở môi trường thí nghiệm. Vaccinia, cowpox và monkeypox có thể gây bệnh ở người lẫn động vật.[17]

Chu kỳ sống của các virus thuộc họ Poxviridae khá phức tạp vì có nhiều dạng gây truyền nhiễm, với cơ chế xâm nhập tế bào đa dạng. Virus họ này là duy nhất trong số các virus có DNA vì chúng không tái tạo trong nhân tế bào, mà là ở tế bào chất. Để tái tạo, các virus sản sinh ra nhiều loại protein đặc trưng mà các virus DNA khác không tạo ra được, trong đó protein quan trọng nhất là RNA polymer hóa dựa trên DNA của virus.

Cả hai virion [27] có vỏ và không có vỏ đều lây nhiễm. Vỏ virus được làm bằng các màng Golgi chứa một loại polypeptit virus đặc biệt, bao gồm hemagglutinin.[25] Sự lây nhiễm variola major hoặc variola minor đều tạo ra miễn dịch chống lại loại còn lại.[18]

Sự truyền bệnh

Bệnh lan truyền qua việc hít phải các virus variola trong không khí, thường từ các dịch từ vùng họng, mũi, niêm mạc họng của người nhiễm bệnh. Bệnh được truyền từ người sang người chủ yếu qua việc tiếp xúc mặt đối mặt kéo dài với người nhiễm bệnh, thường trong khoảng cách 1,8m, nhưng cũng có thể bị truyền bệnh qua việc tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể bị nhiễm virus hoặc các đồ vật bị nhiễm bẩn như ra giường hay quần áo. Đậu mùa hiếm khi gây lây nhiễm qua không khí trong không gian kín như tòa nhà, xe buýt, xe lửa.[16] Virus có thể lây truyền qua đường nhau thai, nhưng bệnh đậu mùa bẩm sinh có tỷ lệ tương đối thấp.[18] Đậu mùa không được ghi nhận là có thể lây truyền trong thời kỳ tiền triệu và virus thường phát tán từ lúc xuất hiện các vết ban, hay đi kèm với các thương tổn ở miệng và họng. Virus có thể lây truyền qua trong giai đoạn phát bệnh, thường nhất là khoảng tuần đầu tiên xuất hiện vết ban, khi các thương tổn ở da còn nguyên vẹn.[17] Bệnh bắt đầu ít lây nhiễm trong khoảng 7 đến 10 ngày từ lúc vảy xuất hiện, nhưng người bệnh vẫn có khả năng lây nhiễm cho đến khi miếng vảy cuối cùng rụng đi.[28]

Đậu mùa có tính lây nhiễm cao, nhưng thường với tốc độ chậm và ít rộng khắp hơn so với các bệnh truyền nhiễm do virus khác; có thể bởi vì bệnh lây nhiễm qua việc tiếp xúc gần và xảy ra sau khi vết ban đã xuất hiện. Tỷ lệ lây nhiễm cũng bị ảnh hưởng bởi thời gian ngắn trong giai đoạn lây nhiễm. Ở vùng ôn đới, số ca lây nhiễm đậu mùa đạt cao nhất vào mùa đông và mùa xuân. Ở khu vực nhiệt đới, bệnh xuất hiện khắp cả năm.[17] Tuổi mắc bệnh đậu mùa phụ thuộc vào khả năng miễn dịch có được của cơ thể. Miễn dịch từ vắc-xin giảm theo thời gian và có thể không còn nữa, nhưng dân số gần đây thực hiện việc tiêm chủng thường xuyên.[18] Đậu mùa không được ghi nhận có thể lây truyền qua côn trùng hay động vật và không có trường hợp vật chủ mang mầm bệnh không thể hiện triệu chứng (asymptomatic carrier).[17]

Chẩn bệnh

Theo định nghĩa y học, đậu mùa là loại bệnh đi kèm với sốt cấp tính trên 38,3 °C, cùng với các vết ban có đặc điểm cứng, mụn nước hoặc mụn mủ ăn sâu xuất hiện vào cùng thời kỳ phát triển mà không có nguyên nhân rõ ràng.[17] Nếu có trường hợp bệnh được nhận thấy, bệnh sẽ được xác nhận thông qua các kiểm tra phòng thí nghiệm.

Xét từ quan sát kính hiển vi, virurus đậu mùa sản sinh các thể vùi mang tế bào chất điển hình, trong đó quan trọng nhất là thể Guarnieri, và là vị trí để virus sinh sản. Thể Guarnieri trông giống đốm màu hồng, có thể dễ dàng nhận diện qua làm sinh thiết da cùng hermatoxylin và eosin. Thể này được tìm thấy ở tất cả các bệnh nhiễm virus đậu mùa nhưng sự vắng mặt thể Guarnieri không thể được xem là loại trừ bệnh đậu mùa.[29] Chuẩn đoán nhiễm virus orthopoxvirus cũng có thể được thực hiện nhanh chóng bằng xét nghiệm qua kính hiển vi điện tử đối với dịch mủ hoặc vảy. Tất cả orthopoxvirus đều có hình viên gạch đặc trưng qua kính hiển vi điện tử.[18] Xác định bệnh bằng thí nghiệm đối với virus variola bao gồm việc nuôi cấy virus trong màng chorioallantoic (một phần của phôi gà) và kiểm tra các mụn bọc thương tổn dưới những điều kiện nhiệt độ xác định.[30] Chủng virus có thể được đặc trưng bởi phân tích phản ứng chuỗi polymerase (PCR) và hạn chế mảnh chiều dài đa hình (RFLP). Kiểm tra huyết thanhxét nghiệm miễn dịch liên kết enzym (ELISA), để đo miễn dịch glubulin virus đậu mùa cụ thể và kháng nguyên cũng đã được phát triển để hỗ trợ trong việc chẩn đoán nhiễm bệnh.[31]

Bệnh thủy đậu (chickenpox) thường bị nhầm lẫn với bệnh đậu mùa vào thời kỳ tiền triệu sớm. Hai bệnh này có thể được phân biệt bằng nhiều phương pháp. Không giống bệnh đậu mùa, bệnh thủy đậu thường không ảnh hưởng lên lòng bàn tay và lòng bàn chân. Thêm vào đó, mụn mủ thủy đậu có nhiều kích cỡ khác nhau tùy thuộc vào thời gian phát ban, còn mụn mủ đậu mùa đều gần như cùng kích cỡ vì ảnh hưởng của virus phát triển đồng đều hơn. Có nhiều phương pháp thí nghiệm để phát hiện thủy đậu trong các trường hợp bệnh đậu mùa còn nghi vấn.[17]

Phòng chống

Các thành phần của một bộ vắc-xin đậu mùa hiện đại.

Công đoạn đầu tiên được sử dụng để ngăn chặn đậu mùa là tiêm. Tiêm có thể đã được thực hiện ở Ấn Độ vào khoảng năm 1000 TCN,[32] và tiêm một mũi đậu mùa bột, hoặc rắc đậu mùa lên da nơi có vết xước. Tuy nhiên, ý tưởng rằng tiêm có nguồn gốc từ Ấn Độ đã là một thách thức đối vì được miêu tả trong các văn bản y học tiếng Phạn về quá trình tiêm.[33] Việc tiêm chống bệnh đầu mùa ở Trung Quốc có thể được tìm thấy vào cuối thế kỷ 10, và quy trình được thực hiện rộng rãi vào thế kỷ 16 trong thời kỳ nhà Minh.[34] Nếu thành công, tiêm sẽ tạo ra khả năng miễn dịch với đậu mùa. Tuy nhiên, do người bị nhiễm bởi virus variola, kết quả làm nhiễm trùng nghiêm trọng, và người đó có thể truyền bệnh đậu mùa cho người khác. Tiêm chủng đậu mùa có tỷ lệ tử vong 0,5-2%, thấp hơn đáng kể so với tỷ lệ tử vong từ 20-30% của chính bệnh này.[17]

Đậu mùa trong lịch sử Việt Nam

Lịch sử Việt Nam có ghi lại một số những nhân vật chết vì bệnh đậu mùa. Trong đó có Hoàng tử Cảnh, người con cả của vua Nguyễn Thế Tổ (niên hiệu Gia Long). Hoàng tử Cảnh mất năm 22 tuổi, để lại một vợ và hai con. Vua Tự Đức cũng bị bệnh đậu mùa và bị vô sinh nên nhận một người con nuôi lên làm vua và chỉ tại vị được 3 ngày, đó là vua Dục Đức

Sử nhà Nguyễn cũng ghi hai nạn dịch lớn trước thời Pháp thuộc:

  • "Năm Canh Thìn (1820) tháng 11 (âm lịch) bệnh dịch lan tràn, khởi đầu từ Hà Tiên đến Bắc Thành. Nhiều người chết. Nhà nước chẩn cấp cho dân tổng cộng 73 vạn quan tiền."
  • "Năm Canh Tý (1840) tháng 9 (âm lịch) ở Sơn Tây từ mùa xuân đến mùa thu có hơn 4.900 người chết dịch."[35]

Vết sẹo rậm trên da mặt thường là chứng tích của bệnh đậu mùa, tiếng Việt có chữ riêng để gọi: "rỗ".

Chú thích

  1. ^ Ryan KJ, Ray CG (editors) (2004). Sherris Medical Microbiology (ấn bản 4). McGraw Hill. tr. 525–8. ISBN 0-8385-8529-9.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ a b Barquet N, Domingo P (ngày 15 tháng 10 năm 1997). “Smallpox: the triumph over the most terrible of the ministers of death”. Annals of Internal Medicine. 127 (8 Pt 1): 635–42. doi:10.1059/0003-4819-127-8_Part_1-199710150-00010. PMID 9341063. Đã bỏ qua tham số không rõ |doi_brokendate= (gợi ý |doi-broken-date=) (trợ giúp)
  3. ^ Behbehani AM (1983). “The smallpox story: life and death of an old disease”. Microbiol Rev. 47 (4): 455–509. PMID 6319980.
  4. ^ Hopkins, Donald. “Ramses V:Earliest known victim?” (PDF). WHO. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2010.
  5. ^ J. N. Hays (2005). "Epidemics and pandemics: their impacts on human history". ABC-CLIO. p.151. ISBN 1-85109-658-2
  6. ^ Barquet N, Domingo P (1997). “Smallpox: the triumph over the most terrible of the ministers of death”. Ann. Intern. Med. 127 (8 Pt 1): 635–42. PMID 9341063.
  7. ^ Edward Jenner and the history of smallpox and vaccination
  8. ^ Riedel S (2005). “Edward Jenner and the history of smallpox and vaccination”. Proc (Bayl Univ Med Cent). 18 (1): 21–5. PMC 1200696. PMID 16200144.
  9. ^ Koplow, David A. (2003). Smallpox: the fight to eradicate a global scourge. Berkeley: University of California Press. ISBN 0-520-24220-3.
  10. ^ “UC Davis Magazine, Summer 2006: Epidemics on the Horizon”. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2008.
  11. ^ How Poxviruses Such As Smallpox Evade The Immune System, ScienceDaily, ngày 1 tháng 2 năm 2008
  12. ^ a b “Smallpox”. WHO Factsheet. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2007.
  13. ^ Kevin M., De Cock. (Book Review) The Eradication of Smallpox: Edward Jenner and The First and Only Eradication of a Human Infectious Disease. Nature Medicine. doi:10.1038/83283.
  14. ^ Tognotti E. (6/2010). “The eradication of smallpox, a success story for modern medicine and public health: What lessons for the future?” (PDF) (bằng tiếng Anh). tr. 264–266. Kiểm tra giá trị |url lưu trữ= (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày= (trợ giúp)
  15. ^ “The world is free of rinderpest”. The Mail and Guardian. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2011.
  16. ^ a b “CDC Smallpox”. Smallpox Overview. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2007.
  17. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p Atkinson W, Hamborsky J, McIntyre L, Wolfe S (eds.) (2005). “Smallpox”. Epidemiology and Prevention of Vaccine-Preventable Diseases (The Pink Book) (PDF) (ấn bản 9). Washington DC: Public Health Foundation. tr. 281–306. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2010.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  18. ^ a b c d e f g h “Smallpox”. Armed Forces Institute of Pathology: Department of Infectious and Parasitic Diseases. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2008.
  19. ^ Rao, A. R. (1972). Smallpox. Bombay: Kothari Book Depot. OCLC 723806
  20. ^ Hogan CJ, Harchelroad F. “CBRNE – Smallpox”. eMedicine. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2006.
  21. ^ a b “Smallpox Disease and Its Clinical Management” (PDF). From the training course titled "Smallpox: Disease, Prevention, and Intervention" (www.bt.cdc.gov/agent/smallpox/training/overview). Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2007.
  22. ^ Fenner, Frank (1988). Smallpox and Its Eradication (History of International Public Health, No. 6) (PDF). Geneva: World Health Organization. ISBN 92-4-156110-6.
  23. ^ Preston, Richard (ngày 12 tháng 7 năm 1999). “A reporter at large: Demon in the Freezer”. The New Yorker. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2008. Chú thích có tham số trống không rõ: |coauthors= (trợ giúp)
  24. ^ Dubochet J, Adrian M, Richter K, Garces J, Wittek R (1994). “Structure of intracellular mature vaccinia virus observed by cryoelectron microscopy”. J. Virol. 68 (3): 1935–41. PMC 236655. PMID 8107253.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  25. ^ a b Moss B (2006). “Poxviridae: the viruses and their replication”. Fields Virology. Vol 2 (ấn bản 5). Philadelphia, PA: Lippincott-Raven. tr. 2905–46. ISBN 0-7817-6060-7. Đã bỏ qua tham số không rõ |editors= (gợi ý |editor=) (trợ giúp); |volume= có văn bản thừa (trợ giúp)
  26. ^ Damon I (2006). “Poxviruses”. Fields Virology. Vol 2 (ấn bản 5). Philadelphia, PA: Lippincott-Raven. tr. 2947–76. ISBN 0-7817-6060-7. Đã bỏ qua tham số không rõ |editors= (gợi ý |editor=) (trợ giúp); |volume= có văn bản thừa (trợ giúp)
  27. ^ Hạt virus hoàn chỉnh hay dạng virus nghỉ ở bên ngoài tế bào chủ
  28. ^ Henderson DA; Inglesby TV; Bartlett JG; và đồng nghiệp (1999). “Smallpox as a biological weapon: medical and public health management. Working Group on Civilian Biodefense”. JAMA. 281 (22): 2127–37. doi:10.1001/jama.281.22.2127. PMID 10367824. Đã bỏ qua tham số không rõ |author-separator= (trợ giúp)
  29. ^ Riedel S (2005). “Smallpox and biological warfare: a disease revisited”. Proc (Bayl Univ Med Cent). 18 (1): 13–20. PMC 1200695. PMID 16200143. Đã bỏ qua tham số không rõ |month= (trợ giúp)
  30. ^ “Smallpox: Current, comprehensive information on pathogenesis, microbiology, epidemiology, diagnosis, treatment, and prophylaxis”. Center for Infectious Disease Research & Policy. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.
  31. ^ LeDuc JW, Jahrling PB (2001). “Strengthening national preparedness for smallpox: an update”. Emerging Infect. Dis. 7 (1): 155–7. doi:10.3201/eid0701.010125. PMC 2631676. PMID 11266310.
  32. ^ Bourzac K (2002). “Smallpox: Historical Review of a Potential Bioterrorist Tool”. Journal of Young Investigators. 6 (3).
  33. ^ Wujastyk, Dominik. (1995). "Medicine in India," in Oriental Medicine: An Illustrated Guide to the Asian Arts of Healing, 19–38. Edited by Serindia Publications. London: Serindia Publications. ISBN 0-906026-36-9. p. 29.
  34. ^ Temple, Robert. (1986). The Genius of China: 3,000 Years of Science, Discovery, and Invention. With a forward by Joseph Needham. New York: Simon and Schuster, Inc. ISBN 0-671-62028-2. p. 135–37.
  35. ^ Biên niên lịch sử cổ trung đại Việt Nam. Hà Nội: NXB Khoa học Xã hội, 1987. trang 425, 454.

Tài liệu

Liên kết ngoài

Bản mẫu:Liên kết bài chất lượng tốt