Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Tống”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
copy nguyên từ bài Tống Thái Tổ
Dòng 95: Dòng 95:
=== Lập quốc ===
=== Lập quốc ===
{{Chính|Binh biến Trần Kiều|Tống Thái Tổ}}
{{Chính|Binh biến Trần Kiều|Tống Thái Tổ}}
Năm 951, Quách Uy nổi loạn và lập ra nhà Hậu Chu. Vì tài võ nghệ siêu quần của mình, Triệu Khuông Dẫn được phong làm Điện tiền Chỉ huy sứ. Dưới thời Thế Tông Sài Vinh, ông được cất nhắc làm chỉ huy kị binh.

Sự nghiệp của Triệu Khuông Dẫn phất lên nhờ vào chiến thắng trong trận Cao Bình, chống lại liên quân Bắc Hán và Khiết Đan.

Chiến tranh bắt đầu khi Thế Tông lên ngôi, uy hiếp Bắc Hán làm vua Bắc Hán là Lưu Sùng phải liên minh với nước Liêu. Ban đầu, quân tiên phong Hậu Chu bị liên quân đánh tan. Thấy tình hình đó, Triệu Khuông Dẫn dẫn 4000 cấm quân chống lại quân Liêu. Được Triệu Khuông Dẫn cổ vũ, sĩ khí quân Chu tăng cao, Triệu Khuông Dẫn đích thân xông vào trận làm gương, làm cho quân sĩ ai cũng cố sức mà đánh. Quân Hậu Chu đã thành công ngăn được quân Liêu đến khi viện quân đến, sau đó phản công bức quân Bắc Hán phải lùi về Thái Nguyên.

Sau trận này, Triệu Khuông Dẫn được Thế Tông thăng chức làm Chỉ huy Cấm quân, được lệnh tái tổ chức và huấn luyện lực lượng này. Trong thời gian này, ông đã tập trung được quanh mình một lực lượng văn thần võ tướng đông đảo như Phan Mĩ, Thạch Thủ Tín, Tào Bân, Triệu Phổ, Triệu Khuông Nghĩa,...

Trước khi Hậu Chu Thế Tông mất, Triệu Khuông Dẫn được phong làm Tiết độ sứ, gần như nắm hết quân quyền cả nước.


=== Thống nhất Trung Nguyên ===
=== Thống nhất Trung Nguyên ===
=== Tân pháp và Đảng tranh ===

==== Thu phục các đối thủ[sửa | sửa mã nguồn] ====
Sau khi lên ngôi được 4 năm (964), Triệu Khuông Dận bắt đầu cuộc chiến tranh thống nhất đất nước. Lúc Tống Thái Tổ mới lên ngôi, nhà Tống có 118 châu, mười mấy tiết độ sứ: Thành Đức, Bảo Nghĩa, Nghĩa Vũ, Kiến Hùng, Chương Tín, Trấn Ninh, Sơn Nam Tây đạo, Trường Xuân, Thiên Bình, Quy Đức, Thiên Hùng, Tuyên Vũ, Vũ Ninh, Định Quốc, Bảo Đại, An Quốc. Dân số 96 vạn hộ, các nước khác là 254 vạn hộ. Đứng trước đặc điểm Bắc mạnh Nam yếu, để tránh cuộc đọ sức trực tiếp với nước Liêu, ông đã thay đổi phương châm dụng binh của Chu Thế Tông, đề ra chiến lựoc thống nhất ''"trước Nam sau Bắc"'' (tiên Nam hậu Bắc), ông đã dùng thời gian 13 năm, thống nhất tất cả các khu vực phía nam, chỉ còn lại Bắc Hán. Về cơ bản, ông đã khôi phục được bản đồ hoàn chỉnh. Kết thúc cuộc chiến tranh loạn lạc xâu xé nhau, thống nhất phần lớn Trung Quốc, đó là công lao lớn nhất của cả đời Triệu Khuông Dận.

Năm 962, nhà Tống thôn tính Kinh Nam, Hồ Nam.

Năm 965, Thái Tổ cho 2 đạo quân chia làm 2 đường đánh Hậu Thục. Chưa tới 60 ngày thì vua Hậu Thục là Mạnh Sưởng ra hàng, Hậu Thục diệt vong.

Năm 970, Thái Tổ sai Phan Mĩ đem quân đánh Nam Hán. Vua Nam Hán là Lưu Sưởng đầu hàng, nhà Tống sáp nhập Nam Hán. Lúc Lưu Sưởng đến chầu Thái Tổ, vua ban cho chén rượu. Lưu Sưởng sợ quá, khóc lóc không dám uống, vì khi làm vua Lưu Sưởng hay giết đại thần bằng cách này. Thái Tổ cười lớn, sai người đem chén rượu lại rồi uống sạch.

Năm 975, Thái Tổ sai Tào Bân đem quân đi đánh Nam Đường, dùng quân Ngô Việt phụ giáp công. Vua Nam Đường là Lý Dục đầu hàng, Nam Đường mất.

Ngoài ra Thái Tổ còn 3 lần đem quân đánh Bắc Hán ở Thái Nguyên nhưng lần nào cũng có quân Liêu đến cứu nên không hạ được, phải lui về. Năm 968, Thái Tổ thân chinh đem quân đánh Bắc Hán. Quân Tống sĩ khí đang hăng, mấy ngày đã phá được quân Bắc Hán đánh thẳng tới kinh đô Thái Nguyên và vây hãm vua Bắc Hán là Lưu Sùng. Tuy nhiên nghe tin nước Liêu phái quân đến cứu đã làm thay đổi tình thế, quân Bắc Hán liều chết tử thủ làm quân Tống không sao hạ được thành và Tống Thái Tổ buộc phải rút quân vì không muốn bị tấn công từ hai phía và vì thiếu khuyết một đội kỵ binh có thể đối mặt trực diện với quân Liêu. Hai cuộc tấn công sau cũng không đem lại nhiều kết quả khả quan cho nhà Tống.

Triệu Khuông Dận thống nhất đất nước, một mặt dựa vào vũ lực, một mặt cũng dựa vào chiến tranh tâm lý. Việc thay đổi triều đại trong lịch sử đều ngập tràn xương máu và lòng hận thù tàn khốc, Triệu Khuông Dận đã đi theo con đường khác, Đối với các quốc vương đã mất đi quyền lực, ông tiếp đãi bằng lễ, gửi đến sự chân thành, làm cho thế lực phản đối thuận theo mình. Cung Đế Sài Tông Huấn bị phế, Triệu Khuông Dẫn đối đãi rất tốt. Khi Tông Huấn bị bệnh chết, đích thân Triệu Khuông Dận phát tang và để tang. Khi Hậu Chủ Lý Dục nhà Nam Đường đầu hàng vào năm '''Khai Bảo''' thứ 8 (975), Triệu Khuông Dận ''"ngự trên cửa Minh Đức thấy Lý Dục ở dưới lầu, đã không bắt làm lễ nghi như tù binh"'', lại còn''"phong cho Lý Dục làm Vi Mệnh Hầu và ban chức tước cho con em và các thân cận của họ Lý"''. Sau khi Vua Hậu Thục là Mạnh Sưởng đầu hàng vào tháng 1 năm '''Càn Đức''' thứ 2 (965), Triệu Khuông Dận ''"ngự tại điện Sùng Nguyên đón tiếp với lễ nghi đầy đủ"'' và ban thưởng rất nhiều. Vua Ngô Việt Tiền Lưu tỏ ý quy phục, được phong ngay làm Binh mã Đại nguyên soái. Đích thân Triệu Khuông Dận đi kiểm tra công việc chuẩn bị và tiếp đón Tiền Lưu nhập cung, rồi đích thân tiếp kiến, cho phép Tiền Lưu đeo kiếm vào điện, dâng thư, ban chiếu không nhắc đến tên thường. Vua Nam Hán Lưu Sưởng bị bắt vào kinh, Triệu Khuông Dận tha tội không hỏi, lại phong tước Ân Xá Hầu. Triệu Khuông Dẫn đã ưu đãi mấy ông vua mất nước này, không những đã an ủi một số lớn những nhân sĩ đã trung hiếu với các chính quyền vong quốc đó, lại còn nắm trong tay cả một vùng đất rộng lớn hoàn chỉnh an toàn, cái được thật là to lớn. Đó là cách làm của một người có tầm nhìn chính trị.

==== Thu phục lòng dân[sửa | sửa mã nguồn] ====
Người được lòng dân sẽ được cả thiên hạ, phàm là người tranh giành đất nước thì đều biết nói như vậy, nhưng làm được thật là khó. Biết bao võ tướng buông thả quân đội, cho chém giết bừa bãi coi thường mạng người. Tống Thái Tổ cầm quân đánh trận, ''không hề động chạm đến dân''. Sau khi làm vua, ông càng nhận thấy rõ thống nhất và yên bình mới là mục đích của chiến tranh, phản đối việc lạm sát. Mỗi một trận chiến ông đều căn dặn các chủ soái không được lấy việc giết nhiều người làm chiến công, mà lấy việc thu phục lòng dân là trên hết, ông nhắc đi nhắc lại là chiếm đất phải yên dân không được cướp bóc. Trước khi tấn công Hậu Thục, ông nói với tướng Tào Bân: ''"không được hại dân lành"'', lại hạ chiếu cho các tướng tá đánh Hậu Thục, bắt những người lấy tiền của người Thục phải trả lại ngay cho chủ. Trong trận chiến Giang Nam, lại yêu cầu Tào Bân: ''"không được kinh hãi thần dân, cần phải mở rộng uy tín"''. Ông còn nói: ''"khi đã vào thành, không được chém giết bừa bãi, không được hại một người nào trong nhà Lý Dục"''.

Phương châm yên dân của Tống Thái Tổ được các tướng lĩnh chấp hành triệt để và kiềm chế cấp dưới. Tào Bân khi vây hãm Đô thành Kim Lăng của Nam Đường, khi sắp lấy được thành thì ông đột ngột bị bệnh. Khi các tướng sĩ đến thăm, ông đã nói ra nỗi lo lắng của mình: ''"Bệnh của tôi không phải là thuốc men có thể trị khỏi được, chỉ cần các ông hứa chắc với tôi là khi vào thành sẽ không giết hại một ai cả thì bệnh của tôi sẽ khỏi ngay"'' (Tống sử, ''"Tào Bân truyện"''). Cho đến khi các tướng đồng thanh hứa rồi thắp nhang thề, thì bệnh khỏi ngay. Tào Bân làm như thế là để chấp hành mệnh lệnh của Tống Thái Tổ. Thời Ngũ đại, nhân dân đã phải chịu bao khổ nhục tàn bạo của lính tráng, một khi gặp được tướng soái nhân nghĩa thì chào đón rất nồng nhiệt. Vì thế Tống Thái Tổ bình định nhanh chóng Nam Bắc Trường Giang, hoàn toàn không phải ngẫu nhiên. Ông khoan dung nhân nghĩa thương dân, đã hình thành một sự trái ngược tích cực với những kẻ thống trị thời kỳ sau của các chính quyền cát cứ như Tần Thủy Hoàng, Tùy Dạng Đế... Mạnh Tử nói:''"người nhân nghĩa không ai đánh nổi"''. Tống Thái Tổ chính là một con người vô địch như vậy.

=== Củng cố nền thống nhất[sửa | sửa mã nguồn] ===

==== Khống chế binh quyền[sửa | sửa mã nguồn] ====
Sau khi thống nhất toàn quốc, một vấn đề khác vẫn canh cánh trong lòng của Triệu Khuông Dận là làm sao chấm dứt được những rối loạn phân chia từ thời Ngũ đại, thực hiện sự thống trị yên ổn lâu dài. Tháng 7 năm Kiến Long thứ 2 (961), Triệu Khuông Dận và Triệu Phổ có một cuộc bàn luận rất quan trọng, biểu thị một cách rõ ràng luồng tư tưởng tăng cường tập quyền trung ương. Triệu Khuông Dận hỏi Phổ: ''"Từ cuối Đường cho đến nay, thay đổi tám họ vua, chiến tranh triền miên, dân sinh khổ cực, nguyên nhân la ở đâu? Nay ta muốn yên thiên hạ, nước nhà trường tồn, thì phải làm thế nào? "''. Triệu Phổ trả lời: ''"Bệ hạ nói đến điều này, là phúc cho thiên hạ lắm, và cũng không khó khăn gì, chỉ tại vua thì yếu mà bề tôi thì mạnh mà sinh ra. Nay muốn trị yên, thì phải đoạt lại quyền của họ, khống chế tiền bạc lương thảo của họ, thu hồi tinh binh của họ, thì thiên hạ sẽ yên."'' Triệu Phổ đã chỉ ra hai điều cốt yếu: một là quyền lực của quân nhân lớn quá mà thao túng vận mệnh đất nước. Cương lĩnh chấp chính của Triệu Khuông Dận đã lấy tư tưởng này làm cơ sở.

Trong một bữa tiệc, Tống Thái Tổ khuyên các tướng lĩnh hãy giữ mãi sự giàu sang, mượn thú vui thanh sắc, thú chơi ngựa hay chó quý để hưởng thụ cuộc đời. Các tướng thống lĩnh Cấm quân là Thạch Thủ Tín, Vương Thẩm Kỳ và một số người sợ uy lực, đã giao quyền một cách hòa bình, sử sách đã gọi đó là ''chung rượu giả binh quyền''. Tiếp đó, Mộ Dung Diên Chiêu, Hàn Lệnh Khôn bị đoạt chức Cấm quân, một người được điều đi làm Tiết độ sứ Sơn Nam, một người tới Thành Đức. Để tập trung binh quyền, Triệu Khuông Dận còn quy định chính Hoàng đế trao quyền quân quản Cấm quân, và có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Như vậy, ''"tướng không được chuyên quyền nắm binh của mình"'', ''"lính không có vị tướng lâu dài, tướng không có đạo quân lâu dài"'', đã loại trừ được khả năng phát động chính biến. Điện tiền Đô Chỉ huy, Bộ quân Đô Chỉ huy, Mã quân Đô Chỉ huy là ba chỉ huy Cấm quân, kìm giữ lẫn nhau, chỉ có quyền giữ quân mà không được quyền phát binh. Ngược lại, Viện Khu mật trên danh nghĩa là có quyền điều động quân đội, nhưng lại không có quyền nắm quyền. Chia quyền năm quân và phát binh, thực chất là tập trung toàn bộ quyền lực vào tay Hoàng đế. Ngoài Cấm quân còn có ba loại quân là ''Sương binh'', ''Hương binh''và ''Phiên binh'', đều là quân địa phương và thực lực có hạn. Các tướng trấn giữ biên cương dẫu có muốn làm phản cũng không được. Triệu Khuông Dận từ việc nắm binh quyền, khống chế Cấm quân để bài trừ tận gốc sự cát cứ, phân chia, là điều mấu chốt cho việc củng cố nền thống nhất, ổn định tình hình chính trị.

==== Quân sự[sửa | sửa mã nguồn] ====
Vì Tống Thái Tổ thực hiện tập trung binh quyền nên lực lượng quân đội chính quy nhà Tống chỉ có Cấm quân. Lực lượng cấm quân bao gồm nhiều binh chủng như bộ binh, cung thủ, pháo binh nhưng thiếu nhất là kỵ binh.

Hậu Tấn Cao Tổ Thạch Kính Đường đã đem tặng mười sáu châu Yên Vân cho nước Liêu của người Khiết Đan. Khu vực này từ thời Hán, Đường đã là nơi chuyên cung cấp chiến mã và kỵ binh cho đế quốc, một lực lượng đem lại sức mạnh bất ngờ trong chiến đấu và có khả năng truy kích kẻ thù cũng như rút lui nhanh nhẹn. Việc làm này đã làm cho nhà Tống thiếu đi một sức mạnh to lớn cho quân đội, lúc nào cũng phải ở vào thế bị động phòng thủ trước các cuộc tấn công của các nước Liêu Hạ và phải chống lại bằng nỏ cứng và pháo binh, nếu quân Tống rời khỏi thành trì để giao chiến hay truy kích quân địch thì thất bại gần như không tránh khỏi. Vì thế nên suốt đời Thái Tổ luôn muốn khôi phục 16 châu Yên Vân, còn hứa tướng nào làm được sẽ phong vương. Tuy nhiên các lần bắc phạt của ông đều thất bại do thiếu 1 đội kỵ binh đủ ngăn được sự tiếp viện của quân Liêu. Nhà Tống không bao giờ có thể lấy lại được 16 châu Yên Vân.

Thủy quân nhà Tống cũng đóng góp một vai trò quan trọng trong quân đội. Nhờ có thủy quân mà Thái Tổ dễ dàng đánh bại các nước phía nam sông Trường Giang và thủy quân cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng thủ trước quân xâm lược phương bắc vào thời Nam Tống.

Việc Thái Tổ trọng dụng văn quan làm cho tầng lớp võ nhân rơi xuống vị trí thấp kém trong xã hội, đãi ngộ thấp kém làm cho quân tướng không hết sức chống giặc và việc để quan văn cầm quân đã gây nhiều thảm họa vào đời sau.

==== Cải cách chế độ quan lại[sửa | sửa mã nguồn] ====
Cơ quan trung ương vẫn có Tể tướng, sử dụng danh hiệu Bình chương sự, nhưng bổ sung thêm Tham tri chính sự làm Phó tể tướng, mục đích là để phân chia quyền lực của Tể tướng. Đồng thời quy định mọi việc quân sự, hành chính, điều động Cấm binh do Khu mật sứ nắm giữ, nhằm đối lập với Tể tướng. Chính quyền và quân quyền trực tiếp theo lệnh Hoàng đế. Quyền tài chính do Tam ti sứ điều hành, phụ trách chi tài chính toàn quốc, gọi là ''"Kế tướng"'', quyền lực không thua gì Tể tướng và Khu mật sứ, phòng ngừa một mình Tể tướng nắm giữ quyền lực quá lớn. Còn lập ra các chức vụ ''Khu mật Phó sứ'', ''Tam ti Phó sứ'', càng thuận lợi cho việc chỉ huy của Hoàng đế.

Với chính quyền địa phương cũng áp dụng hàng loạt biện pháp. Từ cuối nhà Đường tới thời Ngũ đại, Tiết độ sứ cát cứ một phương hoặc kiêm một số quận, gọi là ''"chi quận"''. Trong quá trình thống nhất đất nước, Triệu Khuông Dận xóa bỏ ''chi quận'', thay đổi do trung ương trực tiếp quản lý. Tiết độ sứ đời Tống chỉ là một chức vụ không có quyền hành, để ban cho những tông thất hoặc bên ngoại, những công thần bãi chính về quê hoặc vinh hàm dành cho Tể tướng. Hành chính địa phương của nhà Tống chia ra làm hai cấp là châu vàhuyện, lại lập ra ''Thông phán'' do trung ương trực tiếp cắt cử.

Họ cùng cai trị với ''Tri châu'', ''Tri huyện'' và giám sát hành động của Tri châu, khống chế lẫn nhau, không ai có thể chuyên quyền.

Từ đời Đường trở đi, phiên trấn như một cái đuôi lớn không chịu vẫy theo cái đầu (thế lực mạnh không theo chỉ huy của trung ương), có quyền lớn về tài chính. Năm Càn Đức thứ 3 (965), Triệu Khuông Dận lại hạ lệnh ''"các châu, ngoài việc chi phí, phàm là vàng bạc, vải vóc để phục vụ quân đội, đều nộp về Kinh đô, không được chiếm giữ"'' (''Tục tư trị thông giám trường biên, quyển 2''). Triệu Khuông Dận lại thu quyền tài chính của địa phương, các quan lại phiên trấn vì không có lương thảo cho quân đội, trong kho không có vàng bạc nên không thể làm phản.

Thời nhà Hán và thời Ngụy Tấn, chính quyền trung ương bị thống trị bởi giai cấp thế gia sĩ tộc, đời đời truyền nối nhau lũng đoạn con đường làm quan dựa theo chế độ "Cửu phẩm trung chính". Thời Tùy, Đường đã bỏ chế độ này, lập khoa cử để tuyển nhân tài từ dân gian nhưng không nhiều, quan lại triều đình vẫn chủ yếu đến từ thế gia sĩ tộc. Tống Thái Tổ cho cải cách khoa cử, tăng cường đãi ngộ cho văn nhân để tuyển dụng người đọc sách trong dân gian vào triều làm quan, tránh tình trạng quan chức bị cha truyền con nối bởi việc lũng đoạn của sĩ tộc. Nhà vua còn cho lập các thư viện, văn đàn, những nơi mà văn nhân có thể tụ tập công khai để thảo luận chính sự và phát biểu ý kiến. Nhà Tống là thời đại phong kiến được phát biểu thời sự tự do nhất mà không sợ trừng phạt. Việc này đã tạo tiền đề cho sự phát triển khoa học, sự ra đời các cải cách kinh tế và các thành tựu về nghệ thuật và văn chương.Tân pháp và Đảng tranh

Tân pháp mới thi hành được 5 năm, thì bị Cựu đảng phản đối mạnh, đại điền chủ và thương gia ngầm phá, mà dân chúng ngày càng khổ hơn, từng đoàn đói rách bỏ quê hương, kéo nhau lên kinh đô xin ăn, vua Thần Tôn tuy vẫn tin Vương An Thạch, phải tạm ngưng chức ông (1074) mà vẫn giữ lại tay chân của Vương là Lữ Huệ Khanh, Tăng Bố.....nghĩa là chưa bỏ hẳn tân pháp, và năm sau lại phục chức cho Vương. 

<br>Trong lịch sử đông và tây, thời nào cũng vậy khi một nội các không được tin cậy thì người ta nghĩ đến việc lập một chiến công oanh liệt để làm chủ dư luận, gây lại uy tín. Vương không để cho lực lượng quốc gia được bồi dưỡng mạnh mẽ, năm 1075 vội đem quân đánh Tây Hạ, thắng được vài trận nhỏ, nhưng tiêu hao mất 60 vạn quân, và không biết bao nhiêu tiền của. Thần Tôn ôm mặt khóc bỏ ăn mấy ngày. 

<br>Liêu thừa cơ Trung Hoa bị tổn thương nặng, đòi cắt thêm đất, Vương cắn răng chịu khuất, cắt cho họ 700 dặm ở Hà Đông, phong trào phản đối nổi lên càng dữ. <br>

Thất bại ở Bắc, Vương quay về phía Nam, muốn thôn tín Việt Nam. Triều đình ta (Lý Thân Tôn) ra tay trước. Lý Thường Kiệt và Tôn Đản đem 10 vạn quân chia làm hai đạo, một đạo đánh vào hai châu Khẩu, Liêm (Quảng Đông), một đạo đánh lên Ưng Châu (Quảng Tây), đại thắng, giết hại cả vạn quân Tàu. Năm sau Tống muốn phục thù, đem quân xâm lăng nước ta nữa. Lý Thường Kiệt lại thắng một trận oanh liệt, giết hơn một ngàn quân Tống trên sông Như Nguyệt (sông Cầu, tỉnh Bắc Ninh ngày nay). <br>

Sau trận đó, Vương bị cắt chức tể tướng, về vườn luôn. Tân pháp vẫn tiếp tục, nhưng kết quả càng tệ, Thần Tôn buồn rầu chết 1085. Năm sau, Vương An Thạch cũng chết. <br>

Triết Tôn lên nối ngôi mới có 11 tuổi, Thái hoàng thái hậu (vợ của An Tôn, bà nội của Triết Tôn) thính chính, niên hiệu là Nguyên Hựu. Bà là người tốt, nhưng thủ cựu, bỏ tân pháp, dùng Tư Mã Hoang trong Cựu đảng làm tể tướng, nhưng cựu đảng uu4ng không cứu nguy được, mà chia làm ba phe khuynh loát nhau, phe của Trình Di, phe của Tô Thức (Tô Đông Pha) và phe của Lưu Chi. <br>

Khi Triết Tôn trưởng thành, đích thân cầm quyền (1093), vốn ghét cựu đảng, lại dùng bọn Lữ Huệ Khanh, Chương Đôn.....Tư cách Triết Tôn đã tầm thường (hiếu sắc), mà bọn Lữ, Chương không lo việc nước, chỉ tìm cách diệt Cựu đảng, hoặc đày, hoặc giết các quan lớn nhỏ trong cựu đảng thời Nguyên Hựu, trước sau trên 800 người, hồ sơ trên 142 quyển. Mấy chục người tự tử để khỏi bị nhục. Thật là chưa từng thấy trong lịch sử Trung Hoa. Không còn tranh nhau về chính kiến như thời Vương An Thạch nữa, mà chỉ lo báo thù riêng thôi. Vì vậy, tân pháp càng thi hành thì nước càng nghèo, càng suy, triều đình càng chia rẽ. <br>

Triết Tôn chết (1099), em là Huy Tôn lên, hoàng thái hậu thính chính. Bà là người tốt, dụng cựu đảng trở lại (Phạm Thuần Nhân......) và muốn điều hoà cả hai đảng mà không được. Huy Tôn có óc nghệ thuật, chữ đẹp, vẽ khéo(hoa điểu), dâm lạc dẫn theo chính sách của anh. Chương Đôn tiếp tục thanh trừng cựu đảng, năm 1103 sai dựng ở khắp nơi hàng trăm tấm bia khắc tên 309 người trong cựu đảng Nguyên Hựu mà người đứng đầu là Tô Đông Pha. Những người có tên trên bia sẽ vinh viễn bị nhục, hậu duệ dù mấy đời cũng không được làm quan, hoàng thất không được thông gia với bọn họ. Nhưng chỉ ba năm sau(1106), có lệnh huỷ bỏ các tấm bia đó khi tân pháp hoàn toàn thất bại, và hiện nay, ở trên các đỉnh núi cheo leo, có thể còn được vài tấm. <br>

Trong thời quân chủ, lần này là lần duy nhất có hai chính đảng do vua chỉ định, thay nhau lên cầm quyền, mỗi đảng có một chính sách rõ rệt, trái ngược nhau. <br>

Tân pháp của Vương An Thạch có màu sắc chủ nghĩa xã hội, là một thứ tư bản quốc gia, công bằng mà có thể làm cho nước mau mạnh. Theo nhiều học gia, nó thất bại do nhiều nguyên nhân: <br>

-Dân chúng vốn sợ sự thay đổi vì có óc bảo thủ, họ ghét nhất là phép bảo giáp, bảo mã. <br>

- Bị cựu đảng đã kích, nhất là đại địa chủ phá hoại, mà uy thế của hai giới đó rất mạnh. <br>

- Tân pháp thi hành gấp quá, không chuẩn bị kỹ, không đào tạo đủ cán bộ, không kiểm soát được chặt chẽ, bọn thừa hành làm bậy và báo cáo láo, một mặt bóc lột dân chúng, một mặt che mắt triều đình, thành thử lợi cho quốc gia không bao nhiêu mà phí tổn về lương cho cán bộ rất nặng. Vương đã không tự lượng sức, đánh Tây Hạ mà tiêu hao quân lính, tiền bạc, sau lại thua Việt Nam, dân chúng càng thấy đảng của ông bất lực. <br>

Theo tôi còn một nguyên nhân nữa, Trung Quốc thời đó đất đai quá rộng, tình hình quá suy nhược, tài của Vương không cứu vãn được. Ông lại quá tự tin, cố chấp, nên những người có uy tín không chịu hợp tác với ông, mà bọn tay chân của ông hầu hết là nịnh bợ, đầu cơ.

<br>Vương mất rồi, lại trên 800 năm sau mới có cuộc cách mạng xã hội nữa, lần này là lần thứ tư, và có một chương trình hấp dẫn, một tổ chức tinh vi, một kỹ thuật hiệu nghiệm, hiện đã đứng vững được trên ba chục năm, đã thực hiện được một số công trình, nhưng dân vẫn nghèo khổ, có lẽ còn lâu mới đạt được mục đích.

=== Tĩnh Khang chi biến ===
=== Tĩnh Khang chi biến ===
Đầu thế kỷ 11, Tống Chân Tông vạch ra Thiền Uyên chi minh, để đối phó mặt phía bắc giáp với triều Liêu, sau khi Liêu xua quân nam hạ, tấn công tới Thiền Châu. Tiếng là quân Tống thắng trận, nhưng mỗi năm phải tiến cống bạc, lụa, trà và tiền với một số lượng khổng lồ. Dưới thời Tống Nhân Tông, người Liêu lại muốn động binh, vấp phải Địch Thanh nên không đánh, chỉ sai sứ sang đòi tăng thêm khoản cống nộp với tên gọi là "nạp" chứ không phải "ban". Tuy Tống Nhân Tông lợi dụng dịp tốt này để khiến Liêu và Tây Hạ trở mặt, nhưng mối thù giữa Tống và Liêu ngày càng chồng chất. Chính con trai của Dương Diên Chiêu, tướng Dương Văn Quảng cũng đã từng dâng vua Tống Thần Tông những sách lược để thu phục Yên Vân thập lục châu từ tay Liêu, nhưng Tống vẫn không có cơ hội.

Khoản thời gian Tống Triết Tông tại vị, Tây Hạ thua trận quân Tống, không dám manh động. Liêu Thiên Tộ Đế bỏ bê chính sự, lại xúc phạm người Nữ Chân, phạm phải sai lầm vớiHoàn Nhan A Cốt Đả, khiến người Nữ Chân khởi binh. Tống Huy Tông nhân cơ hội này mà liên kết với người Nữ Chân, lập ra Hải Thượng chi minh, cùng hợp sức đối kháng quân Liêu.

Khi triều Liêu đã mất Thượng Kinh và Trung Đô, bị buộc phải nam dời, Đồng Quán và Thái Kinh cung thỉnh được đánh Liêu để lấy Yên Vân thập lục châu. Người Liêu thấy quân Tống, đã định xin hàng, nhưng Thái Kinh và Đồng quán kiêu căng tự đắc, xem thường người Liêu, lại đánh tới cùng. Người Liêu tuyệt vọng, cùng cực, đánh tan quân Tống. Tuy quân Tống chiếm được Yên Kinh nhưng lúc này tướng Tống là Lưu Cáp phải cầu cứu quân Kim. U Châu mấy chốc lại tràn đầy chiến sự giữa quân Tống và tàn quân Liêu.

Khi Lưu Cáp và Nhạc Phi tới trại quân Kim, Hoàn Nhan Niêm Hãn không tiếc lời sỉ nhục người Tống. Tuy vậy, quân Kim vẫn khởi binh tiến đánh, nhưng đánh dẹp quân Liêu rồi thì lại chiếm luôn Yên Kinh.

Người Nữ Chân khinh thường nhà Tống có mười vạn quân hơn mà không đánh nổi quân Liêu, chê cười nhà Tống yếu ớt. Kim Thái Tông lúc đầu chẳng màng đến nhà Tống, tuy nhiên sau lại thấy nhà Tống lỏng lẻo, muốn có ý đánh Tống.

Người Nữ Chân liên tục ra yêu sách và yêu cầu đối với triều Tống. Tống Huy Tông muốn cầu an, đáp ứng các yêu cầu của người Kim. Khoảng thời gian này, Tống cũng ngầm kêu gọi người Khiết Đan phản Kim hàng Tống. Tướng Trương Giác từng theo Kim nay phản Kim hàng Tống, quy phục cả một khu vực lớn phía bắc Yên Vân cho Tống. Người Kim muốn đánh, nhưng Trương Giác có kỵ binh Khiết Đan và viện quân Tống nên đánh bại quân Kim. Quân Kim dồn quân đánh nốt, khiến cho triều Tống khuynh đảo. Rốt cuộc để yên bề biên cương, năm 1123, vua Tống trảm Trương Giác rồi cầu an với quân Kim. Tống-Kim từ đó đã không còn quan hệ tốt đẹp, bản thân Kim Thái Tông thấy Tống đã suy yếu, cũng đã muốn xâm lược đến nơi.

Hai năm sau khi Trương Giác bị hành hình, Kim Thái Tông phái quân nam hạ, lấy cớ Tống phạm phải Hải Thương Chi Minh. Người Nữ Chân vốn là dân tộc du mục, lại vừa trải qua chinh chiến, không ngại gian khó, đánh quân Tống thế như chẻ tre. Toàn cõi phía bắc Đại Tống chỉ còn thành Thái Nguyên và Đại Đồng là chống cự ngoan cường, ngoài ra các thành khác như Bảo Định, Định Châu, Hình Đài và Chính Định không phải bị tuyệt diệt thì cũng đầu hàng. Hoàn Nhan Niêm Hãn tiến thoái lưỡng nan, đánh không nổi thành Thái Nguyên, tưởng chừng mang hy vọng được cho Đại Tống. Tuy vậy nhưng quân Kim của Hoàn Nhan Tông Bật đã đánh tới chân thành Biện Kinh (Khai Phong).

Lúc này Tống Huy Tông quá hoảng sợ mà nhường ngôi cho Triệu Hoàn - Tống Khâm Tông, thân thì lo chạy đến Kim Lăng trú đỡ. Khâm Tông nhút nhát rất sợ người Kim, ngày đêm ăn ngủ không yên. Quân Kim đốc quân đánh thành, ngoại thành nội thành đều thất kinh. Nhiều binh sỹ đào ngũ hy vọng sẽ sống sót qua thảm hoạ diệt vong.

Quân Kim vốn chủ lực kỵ binh, không giỏi công thành. Thừa Tướng Lý Cương đốc thúc Cấm Quân, đẩy lùi quân Kim. Biện Kinh coi như giữ vững. Quân Kim đánh thành không xong, liệu đường rút lui về nước, tránh tai hại như trận chiến Thiền Uyên giữa Tống-Liêu năm xưa.

Kim Thái Tông lúc này yêu cầu nhà Tống cắt đất Thái Nguyên và gửi con tin qua Thượng Kinh (nay thuộc Cáp Nhĩ Tân, Hắc Long Giang), cộng thêm khoản chiến phí và tiền cống nộp. Tống Khâm Tông bất chấp lời can gián, vẫn đáp ứng người Kim. Cửu Hoàng Tử Triệu Cấu (vua Tống Cao Tông sau này) qua sứ Kim, còn có Nhạc Phi đi theo làm vệ sỹ.

Hoàng tử nước Kim là Hoàn Nhan Tông Bật hay Ngột Truật thấy Triệu Cấu thì kính nể, nhưng Kim Thái Tông thì lo sợ, bởi Triệu Cấu hùng tâm tráng chí, khẩu khí hơn người, Kim Thái Tông lo sợ sau này sẽ thành đại hoạ, do đó mà có ý định giết đi. Chuyện vỡ lở, Triệu Cấu cùng Nhạc Phi và tuỳ tùng chạy về biên giới đất Tống.

Lấy cớ triều Tống bội ước, quân Kim nhanh chóng áp đảo và đánh phá tới kinh sư Biện Lương. Lần này thì Triệu Cấu cùng quần thần phải chạy về Kim Lăng để chiêu mộ binh sỹ Cần Vương. Tuy nhiên chưa đầy một tháng thì quân Kim phá thành.

Tống Khâm Tông tin rằng người Kim sẽ không bội ước mà đánh, tuy nhiên quân Kim lại đã đến dưới chân thành. Binh tướng Đại Tống khi thấy quân Kim, vẫn hãy còn chưa kịp tin vào mắt mình. Quân Kim đánh thành gấp gáp, quân Tống chưa đánh đã thua. Thành ngoài bị vỡ thì tới thành trong. Quân tràn vào, giết hết người trong thành, lại còn cướp bóc và phá nát Biện Kinh. Khi quân Kim vào tới Hoàng Thành thì Bắc Tống coi như đã chấm dứt.

Cha con Tống Huy Tông và Tống Khâm Tông bị bắt về Thượng Kinh. Năm 1127, Kim Thái Tông phế truất nhị đế, giam lỏng trong tù. Cùng đi với nhị đế còn có hàng trăm văn quan. Các võ tướng một số đầu hàng, bị giết hay xuôi nam theo Triệu Cấu. Một lượng lớn binh sỹ Tống và dân thường vô tội đã bị quân Kim sát hại.

Bắc Tống từ đây kể như diệt vong. Người Tống gọi sự kiện này là "Tĩnh Khang Chi Biến".

Trương Bang Xương được người Kim lập làm Hoàng Đế bù nhìn để trấn áp người Hán, lấy quốc hiệu là Sở. Mỗi năm Sở phải cung cấp tiền bạc vàng lụa cho Kim.

Bắc Tống từ đây diệt vong. Một số cựu thần Bắc Tống chạy xuống phía nam, lập Triệu Cấu lên ngôi, hiệu là Cao Tông, sử gọi đó là nhà Nam Tống.

Đối với người Tống đây là một sự nhục nhã to lớn. Người Kim thu được Trung Nguyên, song người Hán thù ghét người Nữ Chân, tổ chức dân quân đánh phá quân Kim. Các tướng Tống lưu vong thì tổ chức giặc cướp, liên tục công kích hay phá trại quân Kim. Thậm chí người Khiết Đan cũng nổi dậy khiến quân Kim bị phân tâm.

Chiến tranh Nam Tống và Kim bắt đầu từ sau Tĩnh Khang chi biến.

Lúc Tống Cao Tông mới xuống phía nam, lãnh thổ Đại Tống vẫn hãy còn chưa bị mất mát nhiều. Đông tới Hoài Nam, Tây vẫn còn Thiểm Tây. Nhưng sau đó do Cao Tông nhút nhát kéo về Lâm An nên toàn cõi Thiểm và Hoài mất hết. Quân Kim đã có lúc đóng quân ngoài thành Lâm An. Đại Tống nay chỉ còn nửa mảnh giang sơn.

=== Nam Tống sụp đổ ===
=== Nam Tống sụp đổ ===



Phiên bản lúc 17:24, ngày 9 tháng 3 năm 2015

Tống
960–1279
A map showing the territory of the Song, Liao, and Xia dynasties. The Song dynasty occupies the east half of what constitutes the territory of the modern People's Republic of China, except for the northernmost areas (modern Inner Mongolia province and above). The Xia occupy a small strip of land surrounding a river in what is now Inner Mongolia, and the Liao occupy a large section of what is today northeast China.
Bắc Tống năm 1111
Vị thếĐế quốc
Thủ đôBiện Kinh (汴京)
(960–1127)

Lâm Ấp (臨安)
(1127–1276)
Ngôn ngữ thông dụngTiếng Trung
Tôn giáo chính
Phật giáo, Đạo giáo, Khổng giáo
Chính trị
Chính phủQuân chủ
Hoàng Đế 
• 960–976
Thái Tổ
• 976–997
Thái Tông
• 1127–1162
Cao Tông
• 1278–1279
Đế Bính
Thừa tướng 
• –
Sái Kinh,
• –
Phạm Trọng Yêm,
• 
Hàn Thác Trụ,
• –
Lý Phưởng, Tần Cối, Tư Mã Quang, Đồng Quán, Vương An Thạch, Văn Thiên Tường
Lịch sử
Lịch sử 
• Triệu Khuông Dẫn lên ngai vàng nhà Hậu Chu
960
• Sự kiện Tĩnh Khang
1127
• Lâm Ấp thất thủ
1276
• Trận Nhai Môn; Đại Tống diệt vong
1279
Địa lý
Diện tích 
• 962
1.050.000 km2
(405.407 mi2)
• 1111
2.800.000 km2
(1.081.086 mi2)
• 1142.
2.000.000 km2
(772.204 mi2)
Dân số 
• 1120
118,800,000[a]
Kinh tế
Đơn vị tiền tệGiao tử, Cối Tử, Tiền xu
Tiền thân
Kế tục
Ngũ Đại Thập Quốc
Nhà Nguyên

Nhà Tống (tiếng Trung: 宋朝; bính âm: Sòng Cháo; Wade-Giles: Sung Ch'ao; Hán-Việt: Tống Triều; phát âm tiếng Trung: [sʊ̂ŋ tʂʰɑ̌ʊ̯]) là một triều đại cai trị ở Trung Quốc từ năm 960 đến 1279, họ đã thành công trong việc thống nhất Trung Quốc trong thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc, và được thay thế bởi nhà Nguyên. Nhà Tống là nhà nước đầu tiên trên thế giới phát hành ra tiền giấy, và nhà nước Trung Quốc đầu tiên đã thành lập nên lực lượng hải quân thường trực lâu dài. Triều đại này đã chứng kiến việc lần đầu tiên sử dụng thuốc súng, cũng như nhận thức về cách sử dụng la bàn.

Triều nhà Tống được chia thành hai giai đoạn riêng biệt: Bắc Tống và Nam Tống. Bắc Tống (tiếng Trung: 北宋, 960-1127) là giai đoạn khi thủ đô của họ ở thành phố Biện Kinh (nay là Khai Phong) ở miền bắc và triều đình kiểm soát toàn bộ Trung Hoa. Nam Tống (tiếng Trung: 南宋, 1127-1279) để chỉ khoảng thời gian khi nhà Tống đã mất quyền kiểm soát phía bắc cho người Nữ Chân nhà Kim, trong thời gian này triều đình nhà Tống lui về phía nam sông Dương Tử và lập kinh đô ở Lâm An (nay là Hàng Châu). Mặc dù nhà Tống đã mất quyền cai quản khu vực nền móng của nền nông nghiệp Trung Hoa quanh dòng sông Hoàng Hà, nhưng nền kinh tế nhà Tống không nằm trong đống đổ nát, dân số nhà Nam Tống chiếm gần 60% toàn bộ dân số Trung Hoa thời bấy giờ và nền nông nghiệp cũng trở nên hiệu quả nhất.[1] Triều Nam Tống dành sự ủng hộ đáng kể cho nền hải quân, tạo nên sức mạnh bảo vệ vùng biển và biên giới đất liền cũng như tiến hành những nhiệm vụ hàng hải ra nước ngoài.

Để đẩy lùi những cuộc xâm lược của người Nữ Chân và sau đó là người Mông Cổ, nhà Tống đã phát triển quân đội tăng cường sử dụng thuốc súng. Nhà Kim bị người Mông Cổ chinh phục năm 1234, sau đó Mông Cổ kiểm soát toàn bộ phía bắc Trung Quốc và luôn đe doạ triều đình Nam Tống. Một hiệp ước hoà bình vội vàng được lập ra, khi Hốt Tất Liệt nhận được tin về cái chết của Mông Ca (còn gọi là Mông Kha), vua cai trị Mông Cổ. Ông quay về nước để chiếm ngôi báu từ tay các đối thủ và được tôn lên làm Đại Hãn, mặc dù chỉ được công nhận bởi một số người Mông Cổ ở phía Tây. Năm 1271, Hốt Tất Liệt tự xưng là hoàng đế Trung Hoa.[2] Sau hai thập kỷ chiến tranh lẻ tẻ, quân đội Hốt Tất Liệt đã chinh phục nhà Tống năm 1279. Một lần nữa Trung Quốc được thống nhất, dưới triều đại nhà Nguyên Mông (1271-1368).[3]

Dân số Trung Quốc tăng gấp đôi trong thế kỷ 10 và 11. Sự tăng trưởng này đã thông qua bằng việc mở rộng canh tác lúa ở miền trung và miền nam Trung Quốc, việc sử dụng lúa chín sớm từ phía Đông Nam và Nam Á, và sản xuất thặng dư lương thực dồi dào.[4][5] Dưới triều Bắc Tống đã thực hiện một cuộc điều tra dân số và kết quả là 50 triệu người, giống như thời nhà Hán và nhà Đường. Con số này được kiểm chứng trong Tống sử. Tuy nhiên, người ta đã ước tính rằng thời kỳ Bắc Tống đã có hơn 100 triệu người, vào thời kỳ đầu nhà Minh đã có hơn 200 triệu người.[6]

Lịch sử

Lập quốc

Thống nhất Trung Nguyên

Tân pháp và Đảng tranh

Tĩnh Khang chi biến

Nam Tống sụp đổ

Nghệ thuật, Văn hoá và Kinh tế

Người sáng lập ra nhà Tống, Triệu Khuông Dẫn đã xây dựng nên một hệ thống quan lại trung ương tập quyền có hiệu quả với các quan chức có học thức xuất phát từ bình dân. Các lãnh chúa quân phiệt địa phương và hệ thống quan lại riêng của họ bị thay thế bằng cách quan chức do trung ương chỉ định. Hệ thống cai trị dân sự này dẫn tới sự tập trung quyền lực to lớn trong tay hoàng đế và triều đình trung ương mạnh hơn nhiều so với các triều đại trước đó.

Nhà Tống đã phát triển nhiều thành phố lớn không chỉ với mục đích hành chính mà còn đóng vai trò trung tâm thương mại, công nghiệp và hàng hải. Tầng lớp quan lại học giả - còn được gọi chung là quân tử - sống tại các địa phương cùng với các chủ tiệm, thợ thủ công và nhà buôn. Một nhóm bình dân giàu có - tầng lớp buôn bán - bắt đầu nổi lên khi kỹ thuật in phát triển dẫn tới mở rộng giáo dục, tăng trưởng kinh tế tư nhân, và nền kinh tế thị trường bắt đầu kết nối các tỉnh ven biển với vùng trung tâm. Việc sở hữu đất đai và tiến thân bằng con đường quan lại không còn là những phương tiện duy nhất để làm giàu và tăng uy thế. Sự phát triển của tiền giấy và một hệ thống thuế thống nhất đồng nghĩa với sự phát triển của một hệ thống thị trường toàn quốc thực sự.

Cùng với nó là sự khởi đầu của cái có thể coi là cuộc cách mạng công nghiệp Trung Quốc. Ví dụ, nhà sử học Robert Hartwell đã ước tính rằng sản lượng thép trên đầu người đã tăng gấp 6 lần trong giai đoạn từ năm 806 tới năm 1078, có nghĩa, tới năm 1078 Trung Quốc sản xuất 125.000 tấn thép một năm, và lượng tiêu thụ trên đầu người đạt khoảng 1,5 kg một năm (so với 0,5 kg ở Châu Âu). Thép được dùng để sản xuất cày, búa, kim, ghim, chũm choẹ v.v với số lượng lớn, cho thị trường nội địa và để buôn bán với thế giới bên ngoài, khi ấy cũng đang phát triển mạnh mẽ. Đồng thời Trung Quốc cũng phát minh ra thuốc súng, phát triển súng thần công, súng phun lửa (như kiểu người Byzantine đã phát minh ra), kỹ thuật in ấn khiến tăng số người biết đọc, viết cũng như các vật tư phục vụ ngành in. Điều này đồng nghĩa với việc các bậc cha mẹ khuyến khích con cái đi học để biết đọc, biết viết để có cơ hội tham dự các kỳ khoa cử (科舉) nhằm trở thành một quan chức trong hệ thống quan lại dân sự triều đình. Nhờ những phát minh và cải tiến đó (cùng với cuộc cách mạng nông nghiệp đang diễn ra) Trung Quốc đã phát triển một vài thành phố lớn nhất thế giới thời kỳ ấy. Ví dụ Hàng Châu từng có khoảng 500.000 người: lớn hơn rất nhiều so với bất kỳ thành phố châu Âu nào - ở Tây Âu tới năm 1200, chỉ ParisVenice có dân số trên 100.000 người, dù cho Constantinopolis đã có tới 300.000 dân.

Về mặt văn hoá, nhà Tống có mức phát triển cao hơn nhiều so với những thế kỷ trước đó, không chỉ gồm những phát triển đã có từ thời nhà Đường như quan niệm về người thông thạo bách nghệ, gồm cả tính chất học giả, nhà thơ, hoạ sĩ và quan lại, mà còn cả về việc ghi chép sử, hoạ, thư pháp, và cả sứ tráng men. Các học giả nhà Tống tìm cách giải nghĩa mọi vấn đề triết học và chính trị trong những tác phẩm Khổng giáo cổ điển. Việc này khiến sự quan tâm tới các tư tưởng Khổng giáo và xã hội thời cổ lại tăng lên, trùng khớp với giai đoạn giảm sút ảnh hưởng Phật giáo, mà giới lãnh đạo Trung Quốc coi là ngoại lai và không mang lại nhiều tư tưởng hành động thực tế chính trị cũng như cách giải quyết các vấn đề trần thế.

Tranh vẽ Trung Hoa Thế kỷ XII mô tả những người lính thiết kị binh đời Tống

Các nhà lý học thời Tống đã phát hiện ra một số sự thuần khiết bên trong các văn bản kinh điển cổ, viết bình luận về chúng. Người nổi tiếng nhất trong số họ là Chu Hy (1130-1200), sự tổng hợp tư tưởng Khổng giáo với Phật giáo và Đạo giáo của ông cùng với các tư tưởng khác đã trở thành hệ tư tưởng chính thức của triều đình từ cuối thời nhà Tống tới cuối thế kỷ 19. Vì được kết hợp với khoa cử, triết lý Chu Hy liên quan tới tín điều chính thức cứng nhắc, bắt buộc sự tuân phục mù quáng từ một phía của dân chúng đối với nhà cai trị, con với cha, vợ với chồng, em với anh. Hậu quả làm kìm hãm sự phát triển xã hội của nước Trung Hoa tiền hiện đại, dẫn tới sự phát triển chậm chạp của nhiều thế hệ chính trị xá hội và sự ổn định tư tưởng dẫn tới sự trì trệ văn hoá cho tới tận thế kỷ 19. Học thuyết lý học Khổng giáo mới cũng đóng vai trò quyết định trong đời sống trí thức tại Triều Tiên, Việt Nam, và Nhật Bản.

Bắc Tống suy vong

Sau gần 100 năm tồn tại đầu tiên, nhà Tống dần bị suy yếu bởi sự uy hiếp của 2 quốc gia phía bắc và tây bắc là LiêuTây Hạ. Nhà Kim sau khi phối hợp cùng Bắc Tống diệt Liêu đã tấn công dần dần Tống và vào ngày 9 tháng 1 năm 1127 lực lượng nhà Kim đã chiếm Khai Phong, thủ đô của triều đại Bắc Tống, bắt giữ cả hai vua nhà Tống là Tống Khâm Tông, và cha của ông là vua Tống Huy Tông, là người đã từ bỏ ngôi báu do sợ hãi lực lượng nhà Kim. Sau khi Khai Phong thất thủ, lực lượng nhà Tống dưới sự lãnh đạo của nhà Nam Tống kế tiếp vẫn tiếp tục chiến đấu với nhà Kim trong hơn mười năm tiếp theo, cuối cùng đã dẫn đến ký kết hiệp ước hòa bình năm 1141, và cắt toàn bộ miền bắc Trung Quốc cho nhà Kim năm 1142 để đổi lấy hòa bình và chuyển kinh đô xuống miền nam ở Hàng Châu.

Bắc Tống là một trong những triều đại yếu ớt. Về quân sự, họ liên tục bị thua trong các cuộc chiến tranh với Liêu, Tây Hạ, Kim ở phía bắc và Đại Việt ở phía nam, một số sử gia cho rằng Bắc Tống là triều đại yếu nhất trong các triều đại lớn của Trung Hoa như Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh.

Sự sụp đổ của Nam Tống

Năm 1276 triều đình Nam Tống bỏ chạy bằng thuyền tới Quảng Đông trước sự xâm lược của Mông Cổ, để Tống Cung Đế lại phía sau. Vai trò lãnh đạo kháng chiến được trao cho hai hoàng tử trẻ, là em của Cung Đế. Người lớn tuổi hơn, Triệu Thị, mới 9 tuổi, và được phong làm Hoàng đế Đoan Tông; vào năm 1277, triều đình lại bỏ chạy tới Ngân Khoáng Loan (hay Mai Oa) ở Đại Tự Sơn và sau này ở khu vực hiện nay là Cửu Long, Hồng Kông (xem thêm Tống Vương Đài). Người anh lớn ốm chết, người em là Vệ Vương Triệu Bính, mới 7 tuổi, lên kế vị. Ngày 19 tháng 3, 1279 quân đội Tống bị đánh bại trong trận chiến cuối cùng, Nhai Sơn hải chiến, chống lại người Mông Cổ ở đồng bằng sông Châu Giang. Một vị đại thần là Lục Tú Phu đã ôm vị hoàng đế nhảy xuống biển tự tử. (Xem: Tống Vương Đài).

Các Hoàng đế nhà Tống


Miếu hiệu Thụy hiệu Họ, tên Trị vì Niên hiệu và thời gian sử dụng (âm lịch)
Bắc Tống, 960-1127
Thái Tổ (太祖) Khải Vận Lập Cực Anh Vũ Duệ Văn Thần Đức Thánh Công Chí Minh Đại Hiếu hoàng đế
(启运立极英武睿文神德圣功至明大孝皇帝)
Triệu Khuông Dẫn (赵匡胤) 960-976 Kiến Long (建隆) 960-963
Càn Đức (乾德) 963-968
Khai Bảo (開寶) 968-976
Thái Tông (太宗) Chí Nhân Ứng Đạo Thần Công Thánh Đức Văn Vũ Duệ Liệt Đại Minh Quảng Hiếu hoàng đế
(至仁應道神功聖德文文武睿烈大明廣孝皇帝)
Triệu Quang Nghĩa (赵光义) 976-997 Thái Bình Hưng Quốc (太平興國) 976-984
Ung Hi (雍熙) 984-987
Đoan Củng (端拱) 988-989
Thuần Hoá (淳化) 990-994
Chí Đạo (至道) 995-997
Chân Tông (真宗) Ứng Phù Kê Cổ Thần Công Nhượng Đức Văn Minh Vũ Định Chương Thánh Nguyên Hiếu hoàng đế
(应符稽古神功让德文明武定章圣元孝皇帝)
Triệu Hằng (赵恒) 997-1022 Hàm Bình (咸平) 998-1003
Cảnh Đức (景德) 1004-1007
Đại Trung Tường Phù (大中祥符) 1008-1016
Thiên Hi (天禧) hay Nguyên Hi (元禧) 1017-1021
Càn Hưng (乾興) 1022
Nhân Tông (仁宗) Thể Thiên Pháp Đạo Cực Công Toàn Đức Thần Văn Thánh Vũ Duệ Triết Minh Hiếu hoàng đế
(体天法道极功全德神文圣武睿哲明孝皇帝)
Triệu Trinh (赵祯) 1022-1063 Thiên Thánh (天聖) 1023-1032
Minh Đạo (明道) 1032-1033
Cảnh Hữu (景祐) 1034-1038
Bảo Nguyên (寶元) 1038-1040
Khang Định (康定) 1040-1041
Khánh Lịch (慶曆) 1041-1048
Hoàng Hữu (皇祐) 1049-1054
Chí Hoà (至和) 1054-1056
Gia Hữu (嘉祐) 1056-1063
Anh Tông (英宗) Thể Càn Ứng Lịch Long Công Thịnh Đức Hiến Văn Túc Vũ Duệ Thánh Tuyên Hiếu hoàng đế
(体乾应历隆功盛德宪文肃武睿圣宣孝皇帝)
Triệu Thự (赵曙) 1063-1067 Trì Bình (治平) 1064-1067
Thần Tông (神宗) Thiệu Thiên Pháp Cổ Vận Đức Kiến Công Anh Văn Liệt Vũ Khâm Nhân Thánh Hiếu hoàng đế
(绍天法古运德建功英文烈武钦仁圣孝皇帝) hay Thể Nguyên Hiển Đạo Pháp Cổ Lập Hiến Đế Đức Vương Công Anh Văn Liệt Vũ Khâm Nhân Thánh Hiếu hoàng đế
(體元顯道法古立憲帝德王功英文烈武欽仁聖孝皇帝)
Triệu Húc (赵顼) 1067-1085 Hi Ninh (熙寧) 1068-1077
Nguyên Phong (元豐) 1078-1085
Triết Tông (哲宗) Hiến Nguyên Kế Đạo Hiển Đức Định Công Khâm Văn Duệ Vũ Tề Thánh Chiêu Hiếu hoàng đế
(宪元继道显德定功钦文睿武齐圣昭孝皇帝)
Triệu Hú (赵煦) 1085-1100 Nguyên Hữu (元祐) 1086-1094
Thiệu Thánh (紹聖) 1094-1098
Nguyên Phù (元符) 1098-1100
Huy Tông (徽宗) Thể Thần Hợp Đạo Tuấn Liệt Tốn Công Thánh Văn Nhân Đức Hiến Từ Hiển Hiếu hoàng đế
(体神合道骏烈逊功圣文仁德宪慈显孝皇帝)
Triệu Cát (赵佶) 1100-1125 Kiến Trung Tĩnh Quốc (建中靖國) 1101
Sùng Ninh (崇寧) 1102-1106
Đại Quán (大觀) 1107-1110
Chính Hoà (政和) 1111-1118
Trọng Hoà (重和) 1118-1119
Tuyên Hoà (宣和) 1119-1125
Khâm Tông (钦宗) Cung Văn Thuận Đức Nhân Hiếu hoàng đế
(恭文顺德仁孝皇帝)
Triệu Hoàn 1126-1127 Tĩnh Khang (靖康) 1125-1127
Nam Tống, 1127- 1279
Cao Tông (高宗) Thụ Mệnh Trung Hưng Toàn Công Chí Đức Thánh Thần Vũ Văn Chiêu Nhân Hiến Hiếu
(受命中兴全功至德圣神武文昭仁宪孝皇帝)
Triệu Cấu (赵构) 1127-1162 Tĩnh Viêm (靖炎) hay Kiến Viêm (建炎) 1127-1130
Thiệu Hưng (紹興) 1131-1162
Hiếu Tông (孝宗) Thiệu Thống Đồng Đạo Quán Đức Chiêu Công Triết Văn Thần Vũ Minh Thánh Thành Hiếu hoàng đế
(绍统同道冠德昭功哲文神武明圣成孝皇帝)
Triệu Thận (赵昚) 1162-1189 Long Hưng (隆興) 1163-1164
Càn Đạo (乾道) 1165-1173
Thuần Hi (淳熙) 1174-1189
Quang Tông (光宗) Tuần Đạo Hiến Nhân Minh Công Mậu Đức Ôn Văn Thuận Vũ Thánh Triết Từ Hiếu hoàng đế
(循道宪仁明功茂德温文顺武圣哲慈孝皇帝)
Triệu Đôn (赵惇) 1189-1194 Thiệu Hi (紹熙) 1190-1194
Ninh Tông (宁宗) Pháp Thiên Bị Đạo Thuần Đức Mậu Công Nhân Văn Triết Vũ Thánh Duệ Cung Hiếu hoàng đế
(法天备道纯德茂功仁文哲武圣睿恭孝皇帝)
Triệu Khoách (赵扩) 1194-1224 Khánh Nguyên (慶元) 1195-1200
Gia Thái (嘉泰) 1201-1204
Khai Hi (開禧) 1205-1207
Gia Định (嘉定) 1208-1224
Lý Tông (理宗) Kiến Đạo Bị Đức Đại Công Phục Hưng Liệt Văn Nhân Vũ Thánh Minh An Hiếu hoàng đế
(建道备德大功复兴烈文仁武圣明安孝皇帝)
Triệu Quân (赵昀) 1224-1264 Bảo Khánh (寶慶) 1225-1227
Thiệu Định (紹定) 1228-1233
Đoan Bình (端平) 1234-1236
Gia Hi (嘉熙) 1237-1240
Thuần Hữu (淳祐) 1241-1252
Bảo Hữu (寶祐) 1253-1258
Khai Khánh (開慶) 1259
Cảnh Định (景定) 1260-1264
Độ Tông (度宗) Đoan Văn Minh Vũ Cảnh Hiếu hoàng đế
(端文明武景孝皇帝)
Triệu Kỳ (赵禥) 1264-1274 Hàm Thuần (咸淳) 1265-1274
Cung Tông (恭宗) Hiếu Cung Ý Thánh hoàng đế
(孝恭懿聖皇帝)
Triệu Hiển (趙显) 1274-1276 Đức Hữu (德祐) 1275-1276
Đoan Tông (端宗) Dụ Văn Chiêu VũMẫn Hiếu hoàng đế
(裕文昭武愍孝皇帝)
Triệu Thị (赵昰) 1276-1278 Cảnh Viêm (景炎) 1276-1278
không có Đế Bính
hay Vệ Vương
Triệu Bính (赵昺) 1278-1279 Tường Hưng (祥興) 1278-1279

Xem thêm

Chú thích

Tham khảo

  • Adshead, S. A. M. (2004), T'ang China: The Rise of the East in World History, New York: Palgrave Macmillan, ISBN 1403934568 (hardback).
  • Anderson, James A. (2008), “'Treacherous Factions': Shifting Frontier Alliances in the Breakdown of Sino-Vietnamese Relations on the Eve of the 1075 Border War”, trong Wyatt, Don J. (biên tập), Battlefronts Real and Imagined: War, Border, and Identity in the Chinese Middle Period, New York: Palgrave MacMillan, tr. 191–226, ISBN 978-1-4039-6084-9
  • Bai, Shouyi (2002), An Outline History of China , Beijing: Foreign Languages Press, ISBN 7119023470
  • Bol, Peter K. (2001), “The Rise of Local History: History, Geography, and Culture in Southern Song and Yuan Wuzhou”, Harvard Journal of Asiatic Studies, 61 (1): 37–76, doi:10.2307/3558587, JSTOR 3558587
  • Brook, Timothy (1998), The Confusions of Pleasure: Commerce and Culture in Ming China, Berkeley: University of California Press, ISBN 9780520221543
  • Brose, Michael C. (2008), “People in the Middle: Uyghurs in the Northwest Frontier Zone”, trong Wyatt, Don J. (biên tập), Battlefronts Real and Imagined: War, Border, and Identity in the Chinese Middle Period, New York: Palgrave MacMillan, tr. 253–289, ISBN 978-1-4039-6084-9
  • Ebrey, Patricia Buckley; Walthall, Anne; Palais, James B. (2006), East Asia: A Cultural, Social, and Political History, Boston: Houghton Mifflin, ISBN 0-618-13384-4
  • Ebrey, Patricia Buckley (1999), The Cambridge Illustrated History of China, Cambridge: Cambridge University Press, ISBN 0-521-66991-X (paperback).
  • Embree, Ainslie Thomas; Gluck, Carol (1997), Asia in Western and World History: A Guide for Teaching, Armonk: ME Sharpe, ISBN 1563242648
  • Chan, Alan Kam-leung; Clancey, Gregory K.; Loy, Hui-Chieh (2002), Historical Perspectives on East Asian Science, Technology and Medicine, Singapore: Singapore University Press, ISBN 9971-69-259-7
  • Fairbank, John King; Goldman, Merle (2006) [1992], China: A New History (ấn bản 2), Cambridge; London: The Belknap Press of Harvard University Press, ISBN 0-674-01828-1
  • Fraser, Julius Thomas; Haber, Francis C. (1986), Time, Science, and Society in China and the West, Amherst: University of Massachusetts Press, ISBN 0-87023-495-1
  • Gernet, Jacques (1962), Daily Life in China on the Eve of the Mongol Invasion, 1250-1276, Translated by H. M. Wright, Stanford: Stanford University Press, ISBN 0-8047-0720-0
  • Graff, David Andrew; Higham, Robin (2002), A Military History of China, Boulder: Westview Press
  • Guo, Qinghua (1998), “Yingzao Fashi: Twelfth-Century Chinese Building Manual”, Architectural History: Journal of the Society of Architectural Historians of Great Britain, 41: 1–13
  • Hall, Kenneth (1985), Maritime trade and state development in early Southeast Asia, Hawaii: University of Hawaii Press, ISBN 0-8248-0959-9
  • Hansen, Valerie (2000), The Open Empire: A History of China to 1600, New York & London: W.W. Norton & Company, ISBN 0-393-97374-3
  • Hargett, James M. (1985), “Some Preliminary Remarks on the Travel Records of the Song Dynasty (960–1279)”, Chinese Literature: Essays, Articles, Reviews (CLEAR), tr. 67–93
  • Hargett, James M. (1996), “Song Dynasty Local Gazetteers and Their Place in The History of Difangzhi Writing”, Harvard Journal of Asiatic Studies, 56 (2): 405–442, doi:10.2307/2719404, JSTOR 2719404
  • Hartwell, Robert M. (1982), “Demographic, Political, and Social Transformations of China, 750-1550”, Harvard Journal of Asiatic Studies, 42 (2): 365–442, doi:10.2307/2718941, JSTOR 2718941
  • Hymes, Robert P. (1986), Statesmen and Gentlemen: The Elite of Fu-Chou, Chiang-Hsi, in Northern and Southern Sung, Cambridge: Cambridge University Press, ISBN 0521306310
  • Hsu, Mei-ling (1993), “The Qin Maps: A Clue to Later Chinese Cartographic Development”, Imago Mundi, 45: 90–100, doi:10.1080/03085699308592766
  • Levathes, Louise (1994), When China Ruled the Seas, New York: Simon & Schuster, ISBN 0671701584
  • Lorge, Peter (2005), War, Politics and Society in Early Modern China, 900–1795 (ấn bản 1), New York: Routledge
  • McKnight, Brian E. (1992), Law and Order in Sung China, Cambridge: Cambridge University Press
  • Mohn, Peter (2003), Magnetism in the Solid State: An Introduction, New York: Springer-Verlag, ISBN 3-540-43183-7
  • Mote, F. W. (1999), Imperial China: 900–1800, Harvard: Harvard University Press
  • Needham, Joseph (1986a), Science and Civilization in China: Volume 1, Introductory Orientations, Taipei: Caves Books
  • Needham, Joseph (1986b), Science and Civilization in China: Volume 3, Mathematics and the Sciences of the Heavens and the Earth, Taipei: Caves Books
  • Needham, Joseph (1986c), Science and Civilization in China: Volume 4, Physics and Physical Technology, Part 2: Mechanical Engineering, Taipei: Caves Books
  • Needham, Joseph (1986d), Science and Civilization in China: Volume 4, Physics and Physical Technology, Part 3: Civil Engineering and Nautics, Taipei: Caves Books
  • Needham, Joseph (1986e), Science and Civilization in China: Volume 5, Chemistry and Chemical Technology, Part 7: Military Technology; The Gunpowder Epic, Taipei: Caves Books
  • Paludan, Ann (1998), Chronicle of the Chinese Emperors, London: Thames & Hudson, ISBN 0-500-05090-2
  • Peers, C. J. (2006), Soldiers of the Dragon: Chinese Armies 1500 BC-AD 1840, Oxford: Osprey Publishing
  • Rossabi, Morris (1988), Khubilai Khan: His Life and Times, Berkeley: University of California Press, ISBN 0-520-05913-1
  • Rudolph, R. C. (1963), “Preliminary Notes on Sung Archaeology”, The Journal of Asian Studies, 22 (2): 169–177, doi:10.2307/2050010, JSTOR 2050010
  • Sastri, Nilakanta, K.A. (1984), The CōĻas, Madras: University of Madras
  • Schafer, Edward H. (1957), “War Elephants in Ancient and Medieval China”, Oriens, 10 (2): 289–291, doi:10.2307/1579643, JSTOR 1579643
  • Sen, Tansen (2003), Buddhism, Diplomacy, and Trade: The Realignment of Sino-Indian Relations, 600–1400, Manoa: Asian Interactions and Comparisons, a joint publication of the University of Hawaii Press and the Association for Asian Studies, ISBN 0824825934
  • Shen, Fuwei (1996), Cultural flow between China and the outside world, Beijing: Foreign Languages Press, ISBN 7-119-00431-X
  • Sivin, Nathan (1995), Science in Ancient China, Brookfield, Vermont: VARIORUM, Ashgate Publishing
  • Steinhardt, Nancy Shatzman (1993), “The Tangut Royal Tombs near Yinchuan”, Muqarnas: an Annual on Islamic Art and Architecture, X: 369–381
  • Sung, Tz’u (1981), The Washing Away of Wrongs: Forensic Medicine in Thirteenth-Century China, translated by Brian E. McKnight, Ann Arbor: University of Michigan Press, ISBN 0-89264-800-7
  • Temple, Robert (1986), The Genius of China: 3,000 Years of Science, Discovery, and Invention, with a foreword by Joseph Needham, New York: Simon and Schuster, ISBN 0-671-62028-2
  • Veeck, Gregory; Pannell, Clifton W.; Smith, Christopher J.; Huang, Youqin (2007), China's Geography: Globalization and the Dynamics of Political, Economic, and Social Change, Lanham: Rowman & Littlefield Publishers, ISBN 0742554023
  • Wagner, Donald B. (2001), “The Administration of the Iron Industry in Eleventh-Century China”, Journal of the Economic and Social History of the Orient, 44 (2): 175–197, doi:10.1163/156852001753731033
  • Wang, Lianmao (2000), Return to the City of Light: Quanzhou, an eastern city shining with the splendour of medieval culture, Fujian People's Publishing House
  • West, Stephen H. (1997), “Playing With Food: Performance, Food, and The Aesthetics of Artificiality in The Sung and Yuan”, Harvard Journal of Asiatic Studies, 57 (1): 67–106, doi:10.2307/2719361, JSTOR 2719361
  • Wright, Arthur F. (1959), Buddhism in Chinese History, Stanford: Stanford University Press
  • Yuan, Zheng (1994), “Local Government Schools in Sung China: A Reassessment”, History of Education Quarterly, 34 (2): 193–213, doi:10.2307/369121, JSTOR 369121

Đọc thêm

  • Cotterell, Arthur. (2007), The Imperial Capitals of China - An Inside View of the Celestial Empire, London: Pimlico, tr. 304 pages., ISBN 9781845950095
  • Gascoigne, Bamber (2003), The Dynasties of China: A History, New York: Carroll & Graf, ISBN 1-84119-791-2 Chú thích có tham số trống không rõ: |coauthors= (trợ giúp)
  • Gernet, Jacques (1982), A history of Chinese civilization, Cambridge: Cambridge University Press, ISBN 0-521-24130-8 Chú thích có tham số trống không rõ: |coauthors= (trợ giúp)
  • Giles, Herbert Allen (1939). A Chinese biographical dictionary (Gu jin xing shi zu pu). Shanghai: Kelly & Walsh. (see here [1] for more)
  • Kruger, Rayne (2003), All Under Heaven: A Complete History of China, Chichester: John Wiley & Sons, ISBN 0-470-86533-4 Chú thích có tham số trống không rõ: |coauthors= (trợ giúp)
  • Tillman, Hoyt C. and Stephen H. West (1995). China Under Jurchen Rule: Essays on Chin Intellectual and Cultural History. Albany, New York: State University of New York Press.

Liên kết ngoài

Tiền nhiệm:
Ngũ Đại Thập Quốc
Triều đại Trung Hoa
960–1279
Kế nhiệm:
Nhà Nguyên