Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thảo luận:Giáo dục Việt Nam Cộng hòa”

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 52: Dòng 52:
:::Chào các bạn, việc lùi sửa đổi liên tục của bài đã vi phạm quy định [[WP:3RR|3 lần hồi sửa]]. Xin lỗi các bạn, tôi buộc phải tạm khóa bài và theo dõi thảo luận của các bạn tại đây. Hy vọng các bạn nhanh chóng đạt sự đồng thuận để một bqv có thể mở khóa bài trước hạn. [[Thành viên:Viethavvh|Việt Hà]] ([[Thảo luận Thành viên:Viethavvh|thảo luận]]) 16:46, ngày 10 tháng 5 năm 2015 (UTC)
:::Chào các bạn, việc lùi sửa đổi liên tục của bài đã vi phạm quy định [[WP:3RR|3 lần hồi sửa]]. Xin lỗi các bạn, tôi buộc phải tạm khóa bài và theo dõi thảo luận của các bạn tại đây. Hy vọng các bạn nhanh chóng đạt sự đồng thuận để một bqv có thể mở khóa bài trước hạn. [[Thành viên:Viethavvh|Việt Hà]] ([[Thảo luận Thành viên:Viethavvh|thảo luận]]) 16:46, ngày 10 tháng 5 năm 2015 (UTC)
::::: Cách giải quyết của Việt Hà thật đáng thất vọng, khóa bài và để nguyên đoạn tranh chấp ở 1 bài chọn lọc?--[[Đặc biệt:Đóng góp/109.91.38.78|109.91.38.78]] ([[Thảo luận Thành viên:109.91.38.78|thảo luận]]) 14:12, ngày 12 tháng 5 năm 2015 (UTC)
::::: Cách giải quyết của Việt Hà thật đáng thất vọng, khóa bài và để nguyên đoạn tranh chấp ở 1 bài chọn lọc?--[[Đặc biệt:Đóng góp/109.91.38.78|109.91.38.78]] ([[Thảo luận Thành viên:109.91.38.78|thảo luận]]) 14:12, ngày 12 tháng 5 năm 2015 (UTC)
::::::Xin chào [[Đặc biệt:Đóng góp/109.91.38.78|109.91.38.78]]! Việc đã giải quyết xong cách nay 2 ngày, ([[User:Trần Nguyễn Minh Huy]] đã lùi lại phiên bản trước khi tranh chấp [https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Gi%C3%A1o_d%E1%BB%A5c_Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a&type=revision&diff=21020804&oldid=21019642] và có thảo luận với tôi về [[Thảo_luận_Thành_viên:Viethavvh#Giáo dục VNCH|điều này]]. Tuy nhiên vì bạn nhận xét ở trên thì tôi cũng xin giải trình về việc tại sao tôi khóa ở phiên bản mà theo bạn, "để nguyên đoạn tranh chấp ở 1 bài chọn lọc". Bởi vì phiên bản đó có 3 thành viên đã tham gia sửa đổi (Thiettam, DanGong, Duyệt-phố) trong khi chỉ 1 thành viên (Wkpda) đang có quan điểm trái chiều. Thêm vào đó, vào thời điểm này thành viên Thiettam là người mới đến và cộng đồng chẳng thể [[Wikipedia:Đừng cắn người mới đến|cắn]] anh ấy/cô ấy được (tôi mặc nhiên coi người đó là mới vì mới lập tài khoản, chưa ai chào mừng/thảo luận/hướng dẫn trong trang thành viên của anh ấy/cô ấy, cũng chưa có lý do gì đủ mạnh để tôi khẳng định kiểu [[Wikipedia:Đừng chỉ mặt đặt tên|chỉ mặt đặt tên]] người này). Cũng chính với tinh thần đó, tôi có trao đổi với Wkpda về thành viên Thiettam trước khi thực hiện khóa bài [[Thảo_luận_Thành_viên:Wkpda#Đề nghị dừng lại|tại đây]]. <br>Cách giải quyết của tôi trong trường hợp này hướng đến bảo vệ được thành viên [mới], nhưng chưa hẳn là tốt khi ko bảo vệ được bài viết (và tự thân tôi cũng nhận thức được điều này nên khi Minh Huy lùi về phiên bản trước, tôi đã ko có ý kiến gì). Tôi mừng vì Minh Huy đã chịu khó đọc, đối chiếu và mạnh dạn khôi phục lại phiên bản ổn định trước khi có bất đồng lớn (xin xem những thảo luận ngay bên dưới). Tôi cũng tin rằng thành viên Thiettam thực sự có tinh thần cầu thị, tham vấn cộng đồng trước khi tiếp tục với đề tài trong thời gian tới, khi bài được mở khóa. Còn chuyện bài viết chọn lọc hay ko chọn lọc, giờ đây tôi thấy ko còn quá quan trọng nữa. Vì với tất cả những gì có thể phải được sửa đổi, nhận thức lại, (bao gồm cả những đoạn dài hình như copy nguyên văn từ tài liệu vào mà ko đặt trong ngoặc kép), bài này sớm muộn gì cũng sẽ bị dỡ sao, như nhiều [[Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/Đề nghị rút sao|trường hợp tương tự]] khác mà thôi. [[Thành viên:Viethavvh|Việt Hà]] ([[Thảo luận Thành viên:Viethavvh|thảo luận]]) 17:43, ngày 13 tháng 5 năm 2015 (UTC)
::::::Xin chào [[Đặc biệt:Đóng góp/109.91.38.78|109.91.38.78]]! Việc đã giải quyết xong cách nay 2 ngày, ([[User:Trần Nguyễn Minh Huy|Trần Nguyễn Minh Huy]] đã lùi lại phiên bản trước khi tranh chấp [https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Gi%C3%A1o_d%E1%BB%A5c_Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a&type=revision&diff=21020804&oldid=21019642] và có thảo luận với tôi về [[Thảo_luận_Thành_viên:Viethavvh#Giáo dục VNCH|điều này]]). Tuy nhiên vì bạn nhận xét ở trên thì tôi cũng xin giải trình về việc tại sao tôi khóa ở phiên bản mà theo bạn, "để nguyên đoạn tranh chấp ở 1 bài chọn lọc". Bởi vì phiên bản đó có 3 thành viên đã tham gia sửa đổi (Thiettam, DanGong, Duyệt-phố) trong khi chỉ 1 thành viên (Wkpda) đang có quan điểm trái chiều. Thêm vào đó, vào thời điểm này thành viên Thiettam là người mới đến và cộng đồng chẳng thể [[Wikipedia:Đừng cắn người mới đến|cắn]] anh ấy/cô ấy được (tôi mặc nhiên coi người đó là mới vì mới lập tài khoản, chưa ai chào mừng/thảo luận/hướng dẫn trong trang thành viên của anh ấy/cô ấy, cũng chưa có lý do gì đủ mạnh để tôi khẳng định kiểu [[Wikipedia:Đừng chỉ mặt đặt tên|chỉ mặt đặt tên]] người này). Cũng chính với tinh thần đó, tôi có trao đổi với Wkpda về thành viên Thiettam trước khi thực hiện khóa bài [[Thảo_luận_Thành_viên:Wkpda#Đề nghị dừng lại|tại đây]]. <br>Cách giải quyết của tôi trong trường hợp này hướng đến bảo vệ được thành viên [mới], nhưng chưa hẳn là tốt khi ko bảo vệ được bài viết (và tự thân tôi cũng nhận thức được điều này nên khi Minh Huy lùi về phiên bản trước, tôi đã ko có ý kiến gì). Tôi mừng vì Minh Huy đã chịu khó đọc, đối chiếu và mạnh dạn khôi phục lại phiên bản ổn định trước khi có bất đồng lớn (xin xem những thảo luận ngay bên dưới). Tôi cũng tin rằng thành viên Thiettam thực sự có tinh thần cầu thị, tham vấn cộng đồng trước khi tiếp tục với đề tài trong thời gian tới, khi bài được mở khóa. Còn chuyện bài viết chọn lọc hay ko chọn lọc, giờ đây tôi thấy ko còn quá quan trọng nữa. Vì với tất cả những gì có thể phải được sửa đổi, nhận thức lại, (bao gồm cả những đoạn dài hình như copy nguyên văn từ tài liệu vào mà ko đặt trong ngoặc kép), bài này sớm muộn gì cũng sẽ bị dỡ sao, như nhiều [[Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/Đề nghị rút sao|trường hợp tương tự]] khác mà thôi. [[Thành viên:Viethavvh|Việt Hà]] ([[Thảo luận Thành viên:Viethavvh|thảo luận]]) 17:43, ngày 13 tháng 5 năm 2015 (UTC)


::::Sau khi đọc thảo luận trên giữa hai bạn và so sánh sự khác biệt giữa hai phiên bản, tôi cho rằng phần Chỉ trích rất dài được thêm vào khiến bài viết mất tính trung lập vốn có. Không cứ phải đưa ra cả các quan điểm tích cực và tiêu cực là đã thỏa mãn tính trung lập cần có, mà còn phải chú ý vào sự cân đối của bố cục, cũng như "giọng văn" khi đưa ra thông tin chứ không phải chỉ "chép lại" nó từ nguồn dẫn. Riêng về nguồn, mặc dù Wikipedia chấp nhận thông tin có nguồn gốc rõ ràng, cũng xin kiểm chứng lại tính khách quan bởi một thực tế là: nguồn dẫn do chính phủ hiện tại của Việt Nam đưa ra có đủ lý do để suy xét về sự "mâu thuẫn", đặc biệt là nếu như có một nguồn hàn lâm khác đối lập lại với nghiên cứu của chính phủ hiện tại của Việt Nam, do hoàn cảnh khách quan về chính trị. Tại vì Wikipedia phổ biến tri thức một cách tự do, chúng ta có toàn quyền để sắp xếp và chọn lọc thông tin nhằm giúp cho độc giả tra cứu theo hướng khách quan nhất, chứ không bị ràng buộc vào những lý do như "miễn là có nguồn của chính phủ thì đều đáng tin cậy", còn phải xem xét nhiều khía cạnh khác, đó cũng là cách thể hiện sự thiện chí xây dựng bách khoa này mà không màng lợi ích về tư tưởng. Tôi cũng tán thành việc tôn trọng những đóng góp của những người đã dày công biên soạn bài trở thành Bài viết chọn lọc, do cộng đồng bình chọn nên. Những thay đổi lớn nên được xin ý kiến ở đây trước, đó cũng thể hiện một sự chuyên nghiệp trong văn hóa ứng xử và làm việc nhóm của bách khoa này. --[[User:Trần Nguyễn Minh Huy|'''<span style="color:green;">minhhuy</span>''']] <sup>([[User talk:Trần Nguyễn Minh Huy|thảo luận]])</sup> 17:11, ngày 10 tháng 5 năm 2015 (UTC)
::::Sau khi đọc thảo luận trên giữa hai bạn và so sánh sự khác biệt giữa hai phiên bản, tôi cho rằng phần Chỉ trích rất dài được thêm vào khiến bài viết mất tính trung lập vốn có. Không cứ phải đưa ra cả các quan điểm tích cực và tiêu cực là đã thỏa mãn tính trung lập cần có, mà còn phải chú ý vào sự cân đối của bố cục, cũng như "giọng văn" khi đưa ra thông tin chứ không phải chỉ "chép lại" nó từ nguồn dẫn. Riêng về nguồn, mặc dù Wikipedia chấp nhận thông tin có nguồn gốc rõ ràng, cũng xin kiểm chứng lại tính khách quan bởi một thực tế là: nguồn dẫn do chính phủ hiện tại của Việt Nam đưa ra có đủ lý do để suy xét về sự "mâu thuẫn", đặc biệt là nếu như có một nguồn hàn lâm khác đối lập lại với nghiên cứu của chính phủ hiện tại của Việt Nam, do hoàn cảnh khách quan về chính trị. Tại vì Wikipedia phổ biến tri thức một cách tự do, chúng ta có toàn quyền để sắp xếp và chọn lọc thông tin nhằm giúp cho độc giả tra cứu theo hướng khách quan nhất, chứ không bị ràng buộc vào những lý do như "miễn là có nguồn của chính phủ thì đều đáng tin cậy", còn phải xem xét nhiều khía cạnh khác, đó cũng là cách thể hiện sự thiện chí xây dựng bách khoa này mà không màng lợi ích về tư tưởng. Tôi cũng tán thành việc tôn trọng những đóng góp của những người đã dày công biên soạn bài trở thành Bài viết chọn lọc, do cộng đồng bình chọn nên. Những thay đổi lớn nên được xin ý kiến ở đây trước, đó cũng thể hiện một sự chuyên nghiệp trong văn hóa ứng xử và làm việc nhóm của bách khoa này. --[[User:Trần Nguyễn Minh Huy|'''<span style="color:green;">minhhuy</span>''']] <sup>([[User talk:Trần Nguyễn Minh Huy|thảo luận]])</sup> 17:11, ngày 10 tháng 5 năm 2015 (UTC)

Phiên bản lúc 18:11, ngày 13 tháng 5 năm 2015

Viện Đại học Sài Gòn

Trụ sở Viện Đại học Sài Gòn có phải ngày nay là văn phòng 2 Bộ GD-ĐT tại TP.HCM (Số 3 công trường Quốc tế, Q3.Tp.HCM?)--Soekarno-Hatta/Jakarta (thảo luận) 01:10, ngày 24 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Đúng rồi. Zaahuu (thảo luận) 06:35, ngày 18 tháng 12 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Tên đường phố

Tên các đường phố bây giờ thay đổi hầu như gần hết, khi viết địa chỉ mong các bác mở ngoặc chú thích hiện nay là đường nào để tiện theo dõi. Cản ơn!--Soekarno-Hatta/Jakarta (thảo luận) 10:33, ngày 6 tháng 1 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Khoảng trống

Phía bên phải mục lục còn trống quá, các bác xem có hình nào tiêu biểu cho giai đoạn này thì chèn vào cho nó cân đối, hoặc một tiêu bản nào đó (như trong bài Giáo dục Việt Nam hoặc tiêu bản về các lĩnh vực khác dưới chính thể này). Nếu cần tiêu bản các bác có thể đề xuất nội dung để em làm giúp cho. --Soekarno-Hatta/Jakarta (thảo luận) 02:21, ngày 14 tháng 1 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Tạm giải quyết được vấn đề. Nếu bài này có thêm được một số hình ảnh có giá trị lịch sử thì hay. Cá nhân tôi không thích nó màu mè quá. Zaahuu (thảo luận) 07:14, ngày 14 tháng 1 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Chú thích

Bài còn chú thích cuối cùng nguyên một đoạn tiếng Anh chưa được Việt hóa.--Prof MK (thảo luận) 06:03, ngày 2 tháng 2 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Đó là đoạn nguyên văn tiếng Anh của đoạn tiếng Việt trích dẫn trong bài. Tôi mới chỉnh lại một chút để khỏi nhầm lẫn. Zaahuu (thảo luận) 06:08, ngày 2 tháng 2 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Nguồn dẫn

Tôi kiểm tra thấy một số nguồn dẫn do các cá nhân hoặc tập thể đăng, tuy là tôi tin tưởng các thông tin này nhưng với yêu cầu tiêu chuẩn của wiki nên tôi đánh dấu [nguồn không đáng tin?] vào đó để các thành viên xem xét là nguồn nào có thể chấp nhận được, còn nguồn nào cần phải loại ra khỏi bài viết.--Tranletuhan (thảo luận) 03:25, ngày 4 tháng 2 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Thanks, Tranletuhan. Tôi nghĩ là hầu hết những nguồn vừa bị đánh dấu đều có thể thay bằng nguồn khác đáng tin cậy hơn. Tôi sẽ xem lại khi có thời gian. Zaahuu (thảo luận) 04:33, ngày 4 tháng 2 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Tạm thời giải quyết xong những chỗ mà bạn đánh dấu. Tôi giữ lại tài liệu tham khảo ở chú thích 48 (một kỷ yếu hội thảo) và 49 (link đến sách của một tác giả có nhiều sách đã xuất bản). Nhờ bạn xem lại và đánh dấu thêm những chỗ nào cảm thấy chưa ổn. Zaahuu (thảo luận)

Nguồn talawas có đủ độ tin cậy không?--Tranletuhan (thảo luận) 04:58, ngày 15 tháng 2 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Câu trả lời có khi tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người, tùy từng bài cụ thể, tùy từng chi tiết cụ thể... Tương tự như câu hỏi của bạn, người ta có thể hỏi là: báo Nhân Dân có đủ độ tin cậy không? hay: báo Tuổi Trẻ có đủ độ tin cậy không? Không dễ tìm câu trả lời cho những câu hỏi này. Nói riêng về trích dẫn lấy nguồn từ talawas ở trong bài: đây là ý kiến cá nhân của ông MTL, do chính ông MTL post lên talawas nên bảo đảm đó chính là lời ông MTL nói ra. Zaahuu (thảo luận) 04:17, ngày 17 tháng 2 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Hình đầu bài

Tôi đề nghị đưa tấm hình Viện Đại học SG lên trên đầu bài, vì nó là một cái tên lớn nhất và có thể đại diện cho nền Giáo dục trước 75. Đầu bài nhìn chỉ có chữ thì hơi nhạt. Tân (thảo luận) 11:01, ngày 6 tháng 2 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Xong. Zaahuu (thảo luận) 02:05, ngày 7 tháng 2 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Văn phong NPOV?

Phần: Các trường tư thục và quốc gia nghĩa tử, câu kết của hai đoạn thuộc phần này nên viết lại là: Sau năm 1975, dưới chính thể Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, các trường này bị giải thể và trở thành trường công (hầu hết mang tên mới). Thay vì ...bị chính quyền Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam giải thể và biến thành trường công (hầu hết bị đổi tên). --Tranletuhan (thảo luận) 06:57, ngày 12 tháng 2 năm 2010 (UTC)[trả lời]

OK. Bạn cũng có thể chỉnh sửa trực tiếp trong bài nếu thấy có chỗ nào đó có văn phong chưa được trung lập cho lắm. Thanks. Zaahuu (thảo luận) 07:23, ngày 12 tháng 2 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Phần đánh giá

Phần đánh giá được lấy nguồn từ trang điện tử của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Định là không đúng, nguồn dẫn không tồn tại, vì vậy nên bỏ phần đánh giá này. Nhận xét được trích dẫn từ giáo án về Lịch sử Giáo dục huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị không đúng, không khách quan, nguồn dẫn không kiểm chứng được, vì vậy cần sửa đổi.

Bài "Lịch sử giáo dục Triệu Phong" vẫn còn trên mạng, mặc dù link đã hỏng, có thể Google rồi đọc cache.Wkpda (thảo luận) 19:03, ngày 4 tháng 9 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Xóa

Bạn Duyệt phố cứ xóa 1 đoạn vì bạn ấy cho là nguồn kém. Thôi thì tôi lấy luôn nguồn dẫn trong bài cho xongThiettam (thảo luận) 13:01, ngày 5 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Nhắn bạn Thiettam: (1) Nội dung đoạn thứ hai của bài (đoạn mới thêm vào) để ở đó không phù hợp. Nó làm phá vỡ cấu trúc của toàn bài. Nếu thực sự cần thiết phải thêm vào thì có thể viết thêm ở phần tổng quan hay một phần nào đó khác trong bài, nhưng phải chú ý bối cảnh hay thời điểm ứng với những thông tin đó. Một số nhận xét có thể đúng thời điểm năm 1960 chẳng hạn, có thể không còn đúng nữa ở thời điểm năm 1973. Thực ra cái ý chính của đoạn đó đã có trong đoạn thứ hai của phần "Tổng quan" ("Nhìn chung, người ta thấy mô hình giáo dục ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1970 có khuynh hướng xa dần ảnh hưởng của Pháp vốn chú trọng đào tạo một số ít phần tử ưu tú trong xã hội và có khuynh hướng thiên về lý thuyết, để chấp nhận mô hình giáo dục Hoa Kỳ có tính cách đại chúng và thực tiễn."). (2) Phần "Chỉ trích" nên viết cho gọn lại, nếu xét thấy cần thiết phải đưa vào. Hiện tại phần đó quá dài và lan man. Cũng như trên, chú ý đến thời điểm/bối cảnh (lời chỉ trích đó ra đời trong bối cảnh nào?). Trong một xã hội cởi mở như ở miền Nam thời đó, việc chỉ trích là bình thường, nhờ có chỉ trích mới có tiến bộ. Thật ra nội dung chính của phần "Chỉ trích" cũng đã được diễn đạt một cách ngắn gọn trong một số phát biểu của phần "Đánh giá". Độc giả ai muốn tìm hiểu thêm thì có thể nghiên cứu các tài liệu tham khảo, chẳng hạn Chuyên đề Giáo dục miền Nam Việt Nam (1954-1975) của Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển. (3) Bài này viết về một giai đoạn lịch sử đã chấm dứt, do đó cần những nhận xét ngắn gọn và mang tính tổng kết. Ngoài ra, bài đã rất dài, nên tránh đưa vào những chi tiết vụn vặt không cần thiết, hay những nội dung đã nói đến trong những phần khác của bài. Nếu không chú ý đến nội dung và cấu trúc của toàn bài thì đây chỉ là một mớ thông tin hổn độn, vô giá trị. Wkpda (thảo luận) 14:30, ngày 5 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Trước khi đóng góp thì tôi đã đọc qua 1 lượt rồi, tôi không hề thấy những đoạn tôi thêm vào bài đã có sẵn trong đó (có thể bị lặp 1, 2 câu gì đó, nhưng đó không thể là lý do bạn xóa cả 1 đoạn dài như vậy). Do đó, lý do xóa bài của bạn Wpda đưa ra để xóa là không hợp lý (ngoài ra tôi thấy bạn chỉ nhắm vào những thông tin mang hàm ý chỉ trích để xóa, nếu bạn muốn một bài viết chỉ có nội dung ca tụng thì cũng là không hợp lý nổt, ca tụng nhiều thì cũng phải có vế chỉ trích để cân bằng quan điểm chứ)Thiettam (thảo luận) 15:22, ngày 10 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Bạn đọc nhưng mà không hiểu và không tiếp thu phần góp ý ở trên. Phần thêm vào của bạn có quá nhiều vấn đề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng bài viết (đây là một bài đã được bình chọn là "bài viết chọn lọc"). Chỉ xin chỉ ra vài vấn đề để bạn thấy rõ tại sao: Đoạn đầu, bạn thêm câu "Năm 1974, tỷ lệ người biết đọc biết của Việt Nam Cộng hòa viết ước tính khoảng 70% dân số." Câu này đã có trong đoạn thứ hai của phần Tổng quan, không có lý do gì phải lặp lại và dán vào ngay sau hai câu giới thiệu rất tổng quát về một nền giáo dục và trước phần Tổng quan. Trong đoạn này, từ "nhấn mạnh" là hợp lý; bạn sửa thành "quy định" khiến câu văn mắc lỗi lặp từ một cách không cần thiết. Đoạn thứ hai, bạn thêm vào, có một số thông tin, chi tiết rất cụ thể. Phần thông tin này chỉ thích hợp cho các phần cụ thể ở trong bài (chẳng hạn như các phần nói về các bậc học), chứ hoàn toàn không thích hợp khi đặt ngay sau hai câu giới thiệu đầu bài. Phần Tổng quan, đoạn cuối bạn thêm vào để đó không phù hợp, vì đoạn trước đó đã khép lại phần Tổng quan với những nhận xét tổng quát. Còn nhiều chỗ khác, tôi đã góp ý chung ở trên. Về phần "Chỉ trích", tôi cũng đã nói rõ ở trên. Tôi cho là phần "Đánh giá" đã phản ánh đầy đủ các quan điểm. Nếu bạn cho rằng nó vẫn chưa đủ thì bạn nên viết lại cho gọn ý của mình và thêm vào, chứ không dài dòng và lan man như phần bạn đã thêm vào. Thực ra, bạn không đưa ra bất cứ tài liệu nào mới; phần bạn thêm cũng chỉ lấy từ những tài liệu đã sử dụng trong bài. Tôi sửa bài viết lại cho sát với bản mà cộng đồng đã bình chọn; đoạn cuối tôi thêm vào là để tích hợp một phần nội dung mà bạn muốn thêm. Bạn nên chú ý hơn khi chỉnh sửa những bài viết đã ổn định, nhờ công đóng góp của nhiều người. Wkpda (thảo luận) 16:13, ngày 10 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Viêt gọn lại khác hẳn với "xóa đi" bạn nhé. Tôi sẽ khôi phục lại, việc viết gọn lại tôi sẽ làm tiếp. Đừng xóa nữa, thế là không có tinh thần xây dựng chút nàoThiettam (thảo luận) 16:19, ngày 10 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Viết gọn là trách nhiệm của bạn, tôi không thể giúp biên tập hết phần bạn thêm vào được. Nếu phần thêm vào ảnh hưởng đến chất lượng bài viết thì tôi hoặc một thành viên nào đó sẽ xóa. Nếu bất đồng này không giải quyết được, bảo quản viên sẽ khóa bài lại. Wkpda (thảo luận) 16:21, ngày 10 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Chào các bạn, việc lùi sửa đổi liên tục của bài đã vi phạm quy định 3 lần hồi sửa. Xin lỗi các bạn, tôi buộc phải tạm khóa bài và theo dõi thảo luận của các bạn tại đây. Hy vọng các bạn nhanh chóng đạt sự đồng thuận để một bqv có thể mở khóa bài trước hạn. Việt Hà (thảo luận) 16:46, ngày 10 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Cách giải quyết của Việt Hà thật đáng thất vọng, khóa bài và để nguyên đoạn tranh chấp ở 1 bài chọn lọc?--109.91.38.78 (thảo luận) 14:12, ngày 12 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Xin chào 109.91.38.78! Việc đã giải quyết xong cách nay 2 ngày, (Trần Nguyễn Minh Huy đã lùi lại phiên bản trước khi tranh chấp [1] và có thảo luận với tôi về điều này). Tuy nhiên vì bạn nhận xét ở trên thì tôi cũng xin giải trình về việc tại sao tôi khóa ở phiên bản mà theo bạn, "để nguyên đoạn tranh chấp ở 1 bài chọn lọc". Bởi vì phiên bản đó có 3 thành viên đã tham gia sửa đổi (Thiettam, DanGong, Duyệt-phố) trong khi chỉ 1 thành viên (Wkpda) đang có quan điểm trái chiều. Thêm vào đó, vào thời điểm này thành viên Thiettam là người mới đến và cộng đồng chẳng thể cắn anh ấy/cô ấy được (tôi mặc nhiên coi người đó là mới vì mới lập tài khoản, chưa ai chào mừng/thảo luận/hướng dẫn trong trang thành viên của anh ấy/cô ấy, cũng chưa có lý do gì đủ mạnh để tôi khẳng định kiểu chỉ mặt đặt tên người này). Cũng chính với tinh thần đó, tôi có trao đổi với Wkpda về thành viên Thiettam trước khi thực hiện khóa bài tại đây.
Cách giải quyết của tôi trong trường hợp này hướng đến bảo vệ được thành viên [mới], nhưng chưa hẳn là tốt khi ko bảo vệ được bài viết (và tự thân tôi cũng nhận thức được điều này nên khi Minh Huy lùi về phiên bản trước, tôi đã ko có ý kiến gì). Tôi mừng vì Minh Huy đã chịu khó đọc, đối chiếu và mạnh dạn khôi phục lại phiên bản ổn định trước khi có bất đồng lớn (xin xem những thảo luận ngay bên dưới). Tôi cũng tin rằng thành viên Thiettam thực sự có tinh thần cầu thị, tham vấn cộng đồng trước khi tiếp tục với đề tài trong thời gian tới, khi bài được mở khóa. Còn chuyện bài viết chọn lọc hay ko chọn lọc, giờ đây tôi thấy ko còn quá quan trọng nữa. Vì với tất cả những gì có thể phải được sửa đổi, nhận thức lại, (bao gồm cả những đoạn dài hình như copy nguyên văn từ tài liệu vào mà ko đặt trong ngoặc kép), bài này sớm muộn gì cũng sẽ bị dỡ sao, như nhiều trường hợp tương tự khác mà thôi. Việt Hà (thảo luận) 17:43, ngày 13 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Sau khi đọc thảo luận trên giữa hai bạn và so sánh sự khác biệt giữa hai phiên bản, tôi cho rằng phần Chỉ trích rất dài được thêm vào khiến bài viết mất tính trung lập vốn có. Không cứ phải đưa ra cả các quan điểm tích cực và tiêu cực là đã thỏa mãn tính trung lập cần có, mà còn phải chú ý vào sự cân đối của bố cục, cũng như "giọng văn" khi đưa ra thông tin chứ không phải chỉ "chép lại" nó từ nguồn dẫn. Riêng về nguồn, mặc dù Wikipedia chấp nhận thông tin có nguồn gốc rõ ràng, cũng xin kiểm chứng lại tính khách quan bởi một thực tế là: nguồn dẫn do chính phủ hiện tại của Việt Nam đưa ra có đủ lý do để suy xét về sự "mâu thuẫn", đặc biệt là nếu như có một nguồn hàn lâm khác đối lập lại với nghiên cứu của chính phủ hiện tại của Việt Nam, do hoàn cảnh khách quan về chính trị. Tại vì Wikipedia phổ biến tri thức một cách tự do, chúng ta có toàn quyền để sắp xếp và chọn lọc thông tin nhằm giúp cho độc giả tra cứu theo hướng khách quan nhất, chứ không bị ràng buộc vào những lý do như "miễn là có nguồn của chính phủ thì đều đáng tin cậy", còn phải xem xét nhiều khía cạnh khác, đó cũng là cách thể hiện sự thiện chí xây dựng bách khoa này mà không màng lợi ích về tư tưởng. Tôi cũng tán thành việc tôn trọng những đóng góp của những người đã dày công biên soạn bài trở thành Bài viết chọn lọc, do cộng đồng bình chọn nên. Những thay đổi lớn nên được xin ý kiến ở đây trước, đó cũng thể hiện một sự chuyên nghiệp trong văn hóa ứng xử và làm việc nhóm của bách khoa này. --minhhuy (thảo luận) 17:11, ngày 10 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Bổ sung: phần lớn thông tin thêm vào đều chỉ lấy từ một nguồn duy nhất là khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/, việc này càng vi phạm quy định về nguồn dẫn một chiều của Wikipedia, làm hỏng nghiêm trọng chất lượng của Bài viết chọn lọc. Tôi rất phản đối sửa đổi mới và tán thành phục hồi phiên bản cũ, ít nhất là sau khi thời hạn khóa kết thúc. --minhhuy (thảo luận) 17:18, ngày 10 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Tôi cũng thấy rằng đoạn thêm vào làm giảm chất lượng bài viết khi cố gắng dẫn lái, chọn lọc ý thiếu khách quan. Sau khi đọc qua bài báo, đoạn thêm vào tôi có một số nhận xét sau:

  • Những đoạn viết này đều là ý kiến của một số cá nhân tuy nhiên lại được chuyển thành những mục nội dung quan trọng như thể "khẳng định". Điều này là không nên.
  • Những ý kiến này có vẻ nằm ở một số thời điểm khác nhau của quá trình "cải tổ" (nghĩa là trong một giai đoạn lớn chia thành các giai đoạn nhỏ, cứ kết thúc mỗi giai đoạn nhỏ người ta lại góp ý để khắc phục, cải tổ cho giai đoạn sắp tới...). Do đó, nhặt những ý kiến ở các giai đoạn nhỏ để tổng hợp thành khiếm khuyết của nền giáo dục là một sự không hợp lý.
  • Ngay trong bài này cũng thừa nhận do mang tính dân chủ, những ý kiến này có phần tăng nặng, "hơi quá" như ở đoạn sau: "Trí thức nói chung và giới giáo dục miền Nam trước 1975, dù quan phương hay phi quan phương, nhờ được đào tạo trong môi trường truyền thống dân chủ, lại có được không khí phát biểu tự do trong xã hội đang phát triển theo chiều hướng dân chủ ... trong lời lẽ phê bình thẳng thắn, đôi khi họ phát biểu cũng “hơi quá”, chỉ thấy toàn màu đen, nói theo từ ngữ bây giờ gọi là “bôi đen hiện thực” và không có tinh thần lãng mạn cách mạng luôn biết hướng về tương lai đầy hứa hẹn...".

Đọc toàn bài sẽ thấy chủ yếu bài báo chỉ ra sự ưu việt và tiến bộ của nền giáo dục VNCH, đoạn khiếm khuyết được nhấn mạnh là sự nhìn nhận thẳng thắn trên tinh thần dân chủ cao để khắc phục hạn chế, chứ không phải là sự "chỉ trích". Và rõ ràng, những ưu việt đó hoàn toàn lấn át hạn chế. Do đó, đưa một đoạn "chỉ trích" dài này phá vỡ tính trung lập của toàn bài và có thể gây nhầm lẫn, hiểu sai cho người đọc bởi nếu đọc cách viết đoạn "chỉ trích" mà Thiettam đưa vào này dường như phủ nhận hoàn toàn tính ưu việt và sẽ mâu thuẫn với chính những nội dung khác trong bài. Theo tôi, đoạn này nếu tồn tại thì phải viết lại, cân nhắc cách viết và về độ dài, nên tổng hợp, có chăng cũng chỉ cần tóm gọn một vài dòng mà thôi. Và đúng như Minh Huy nói, không nên chỉ hoàn toàn dựa vào một nguồn duy nhất như trên.

Chân trời Công lý (thảo luận) 04:01, ngày 11 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Tôi cũng dành mối quan ngại đặc biệt cho một trường hợp bài viết chọn lọc khác cùng loạt bài là Kinh tế Việt Nam Cộng Hòa, xem khác biệt, bài viết này có thể may mắn được một thành viên am hiểu về giáo dục phát hiện và ngăn cản, nhưng chúng ta đã không còn những người công tâm về lĩnh vực kinh tế. Từ bao giờ mà bất kỳ ai cũng có thể đưa bất kỳ nội dung lớn vào một bài viết chọn lọc nhạy cảm mà không hề xin bất kỳ sự đồng thuận nào. Có thể tôi buộc lòng phải ra những quyết định khó do đã nhận ra những dấu hiệu tiêu cực, và sẽ tiếp tục theo dõi sát. --minhhuy (thảo luận) 04:25, ngày 11 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy thành viên mới Thiettam này đưa vào ồ ạt những hồi sửa rất đáng kể, thiếu trung lập rõ ràng, chỉ chọn lọc những ý cực đoan đưa vào chỉ với mục đích chứng minh quan điểm chứ không phải tinh thần xây dựng trung lập, gây giảm chất lượng bài viết, thậm chí với kiểu đóng góp này nếu tiếp tục sẽ có nguy cơ phá hỏng các bài viết tiêu biểu chất lượng này. Một người có tinh thần xây dựng thực sự không làm như vậy, kiểu "phá hoại về nội dung" này rất nguy hại về sau bởi để cộng đồng khắc phục những nội dung bị biến tấu này sẽ không đơn giản bởi những nội dung thiếu trung lập đã tồn tại. Wikipedia không phải là nơi để nhét tất cả những gì có nguồn mà người viết phải biết chọn lọc, xem xét, tổng hợp, cân bằng giữa các ý, soi xét mức độ tiêu biểu của thông tin với sự xuất hiện của nó trong bài. Tôi thấy phong cách, kiểu làm này rất giống một "người cũ". Chân trời Công lý (thảo luận) 05:44, ngày 11 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Cách chọn lọc thông tin của Thiettam (chỉ chọn những cái xấu nhất, chỉ trích viết vào, và bỏ qua những điểm tích cực có viết trong bài, trích dẫn cả từ những nhân vật không nổi bật, như chỉ là từ 1 giáo viên trung học bình thường) thì rõ ràng là cách viết phá rối Wikipedia nhằm chứng minh một quan điểm, hoàn toàn đi ngược lại quan điểm khách quan, nhiều chiều của Wikipedia và là đóng góp không thiện chí, có cảm quan cá nhân. Tin tức báo chí chỉ dùng cho những sự kiện ngắn hạn, mới xảy ra. Sẽ ra sao nếu ai cũng trích dẫn báo chí, chọn những câu chỉ trích để viết vào những bài tổng kết như Việt Nam, Giáo dục Việt Nam hiện nay? Lúc này có nhiều người hơi rảnh, đi tìm, những cái xấu nhất, câu xấu nhất để cố nhét vào các bài về VNCH, một chính thể đã chấm dứt từ 40 năm trước, trong khi đâu phải thiếu những vấn đề cần quan tâm hơn cho hiện tại và tương lai? --109.91.38.78 (thảo luận) 14:12, ngày 12 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Giải quyết

Tôi thấy vấn đề rất đơn giản nhưng nhiều bạn cứ phức tạp hóa lên. ở trên tôi đã nói là sẵn sàng viết gọn lại phần "chỉ trích" để cân xứng với bài viết. Tuy nhiên để làm điều đó thì Wpda cần ngừng việc xóa bài đã (xóa mất rồi thì tôi chả còn gì để viết gọn lại). Đây là cách giải quyết hợp lý và chắc là sẽ không ai phản đối chứThiettam (thảo luận) 12:54, ngày 11 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Ngoài ra, tôi thấy nội dung bài viết có tới quá nửa là copy từ nguồn này: http://namkyluctinh.org/ntliem/ntliem-giaoducmiennam%5B2%5D.pdf (một số mục như triết lý GD, mục đích giáo dục, đời sống giáo chức... tôi thấy giống từng chữ luôn)- vậy có phải là vi phạm bản quyền và phải chỉnh lại không?Thiettam (thảo luận) 12:54, ngày 11 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]

(1) Trước khi lùi sửa đổi của bạn, tôi bỏ công sức ra góp ý rất chân thành (xem ở trên). Tuy nhiên, 5 ngày sau (từ ngày 5 đến ngày 10 tháng 5) bạn vẫn không làm bất cứ điều gì để giải quyết những vấn đề đã nêu ra. Đây là một bài chọn lọc, có nhiều người truy cập, tôi thấy khó có thể để nguyên với bố cục dị hợm như vậy trong thời gian dài. Nếu bạn thêm vào một vài câu hay một hai đoạn thì tôi có thể giúp biên tập để có thể tích hợp tốt hơn vào bố cục đã có. Nhưng với việc chỉnh sửa hàng loạt như bạn làm thì chịu. (2) Tôi không phản đối việc đưa vào những lời chỉ trích, xem ở trên. Vấn đề là đưa vào như thế nào cho hợp lý. Thực ra những thành viên viết bài này cũng đã đưa vào những ý kiến chỉ trích, thậm chí là miệt thị (xem phần Đánh giá). Phần Chỉ trích mà bạn thêm vào có trở nên trùng lặp với phần Đánh giá đã có ở ngay dưới đó không? Chọn đưa vào những lời chỉ trích như thế nào cho công bằng? Cá nhân tôi cho rằng bài của Trần Văn Chánh rất có giá trị. Tuy vậy, có hợp lý không khi bạn lấy ra những lời chỉ trích trong phần "III.5. NHỮNG KHUYẾT ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA GIÁO DỤC MIỀN NAM 1954-1975" mà không đả động gì đến "III.6. NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG GIÁO DỤC" (phân tích nguyên nhân của những khuyết điểm đó), "III.7. VÀI KẾ HOẠCH ĐỀ NGHỊ CẢI TỔ GIÁO DỤC CỤ THỂ", và "III.8. KẾT QUẢ CẢI TỔ: NHỮNG THÀNH TỰU VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRÊN THỰC TẾ"? TVC là một nhà nghiên cứu nghiêm túc, bài viết của ông có bố cục cân đối, chứ không như những đoạn trích lấy ra ngoài ngữ cảnh của bạn. Bạn cũng trích dẫn ý kiến của tác giả TVC và đưa vào phần Đánh giá. Nhưng tại sao chỉ trích một ý trong số nhiều ý được xếp ngang hàng trong phần "IV. NHỮNG ĐẶC TÍNH NỔI BẬT CỦA NỀN GIÁO DỤC MIỀN NAM 1954-1975" mà không lấy một nhận xét mang tính tổng kết trong phần "V. TẠM KẾT" cho nó ngắn gọn, đầy đủ, và cân đối? (3) Về việc bài viết có những đoạn, câu vẫn còn quá giống với nguồn: Tôi đồng ý là cần phải chỉnh lại để tránh vi phạm bản quyền. Tuy vậy cẩn thận khi làm để tránh việc "xuyên tạc" nguồn dẫn. Ngoài ra chú ý không để mắc lỗi như bạn đã làm với bài Giáo dục Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong đó bạn thay đổi nguyên văn một câu trong Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1946. Wkpda (thảo luận) 16:40, ngày 11 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Thiettam trả lời ý thứ nhất rất vô lý, như tôi đã nói: đây là bài viết chọn lọc, việc bạn tự ý thêm quá nhiều thông tin có thể gây tranh cãi vào bài mà không xin ý kiến của cộng đồng là sai lầm. Không lẽ độc giả truy cập sẽ phải nhấn vào "Lịch sử trang" để xem câu tóm lược sửa đổi như trên của bạn? (do khi thêm bạn chẳng để lại dòng hứa hẹn nào trong trang thảo luận). Hơn nữa, việc bạn "viết gọn lại" trong không gian thảo luận này để tránh làm ảnh hưởng đến hiện trạng của bài viết vốn đã ổn định từ trước liệu có khó khăn và phức tạp quá hay không? --minhhuy (thảo luận) 16:54, ngày 11 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Tôi đã lùi bài viết về phiên bản ổn định trước khi Thiettam thêm vào những nội dung gây tranh cãi và khiến mọi người phải chạy theo lùi sửa. Xin dành sự tôn trọng đối với quyết định của cộng đồng về chất lượng đã chọn lọc của bài, trước khi thêm thắt nhiều chi tiết có nguy cơ đảo lộn hoàn toàn chất lượng ấy. --minhhuy (thảo luận) 17:06, ngày 11 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Đoạn rút gọn

Như đã thảo luận, tôi đã rút gọn phần chỉ trích như dưới đây:

Những khiếm khuyết

Các nhà giáo, giảng viên Việt Nam Cộng hòa đương thời nêu ra các khiếm khuyết sau của nền giáo dục[1]:

Nền giáo dục vay mượn ngoại lai, là di sản của thực dân phong kiến, hoàn toàn rập khuôn theo chương trình giáo dục của Pháp suốt gần một thế kỷ mà họ cai trị.
Thiếu hẳn một chính sách rõ rệt, không có kế hoạch lâu dài. Chương trình không thống nhất, thay đổi liên tục, trình độ mỗi ngày mỗi kém. Sách giáo khoa tuy khá về lượng nhưng kém về chất lượng.
Chương trình nặng về lý thuyết và thi cử, xa thực tế, thiếu thực hành. Chương trình nặng và dài, nhưng chỉ trọng trí dục mà nhẹ phần đức dục và thể dục.
Nền giáo dục thiếu tính cách thuần nhất trong cơ cấu tổ chức và trong sự phân phối chương trình giữa ba cấp học.
Không sát với thực trạng và nhu cầu địa phương. Học và thực hành thiếu phối hợp, những kiến thức trong học đường không giúp ích được cho đời sống.
Thiếu quan niệm và tổ chức hướng học và hướng nghiệp. Ngay tại các trường chuyên môn và kỹ thuật, chương trình học cũng nặng phần lý thuyết, kém phần thực hành.
Nền giáo dục không phát huy văn hóa dân tộc, đã không ảnh hưởng thực sự vào đời sống kinh tế.

Đã có nhiều bài báo phân tích các khuyết điểm của nền giáo dục, tự chung như sau: (1) Thiếu một kế hoạch dài hạn và quy mô; (2) Thiếu một cơ cấu tổ chức hữu hiệu; không đủ trường ốc và một đội ngũ sư phạm được huấn luyện chu đáo; (3) Giáo dục thiếu thực dụng, đặc biệt về phương diện kinh tế; (4) Áp dụng một chương trình học sai lầm, lạc hậu[1]

Sinh viên học sinh Việt Nam Cộng hòa phải chịu áp lực rất lớn về thi cử (do tỷ lệ xét đậu khá thấp). Một tỷ lệ khá lớn (40%) bị trượt thi tuyển lớp Đệ thất trường công, rồi lại phải chịu áp lực nặng nề trong các kỳ thi Trung học Đệ nhất cấp, Tú tài I. Học sinh sinh viên phải học rất vất vả vì lo thi rớt, nếu đậu lại lo ra trường bị thất nghiệp.

Hoàn cảnh kinh tế, đời sống của giáo viên bị sa sút khiến nhiều người đã bỏ nghề hoặc phải tìm việc làm thêm để nuôi sống gia đình. Đã vậy, lại không có Luật Giáo dục hoặc Quy chế Giáo chức để đảm bảo quyền lợi của giáo viên, nên họ chịu nhiều hậu quả như: sự bất bình đẳng trong hàng ngũ giáo chức; trường tư thục biến thành cơ sở thương mại và giáo chức tư thục bị chủ trường bóc lột; giáo chức tiểu học bị nhiều thiệt thòi; giáo chức bị hiệu trưởng và người ngoài hiếp đáp (phê điểm, hành hung…) và rất nhiều hậu quả khác”[1]

Nội dung trên chỉ còn dài khoảng 1/4 so với ban đầu (khoảng 3.000 byte so với 13.000 lúc trước), các ý chính được tóm gọn trong 1-2 câu. Tôi thấy như thế đã phù hợp với bố cục bài, nếu ai có ý kiến về đoạn nào xin nêu ra, nếu không thì tôi sẽ đưa đoạn này vào bàiThiettam (thảo luận) 12:20, ngày 12 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Đoạn rút gọn như vậy là khá tốt, nhưng nên ghi là "một vài nhà giáo...", thay vì "Các nhà giáo, giảng viên Việt Nam Cộng hòa", vì rõ ràng nguồn chỉ đưa ra được vài người. Sau nữa nên ghi rõ năm nói, nếu có, và chỉ trích dẫn lời của nhân vật có tiếng, nổi bật, chứ đoạn cũ của bạn trích cả từ lời 1 giáo viên trung học, thì thật quá đáng. Những lời bạn trích từ ông Nguyễn Khắc Hoạch thì đúng là vặn nguồn, những câu bạn trích nằm ngoài đoạn nói về ông Hoạch.--109.91.38.178 (thảo luận) 13:38, ngày 12 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Cũng nên nhớ là hầu hết ý kiến mà bạn trích ở trên đều trích từ những bài tham luận hoặc đóng góp ý kiến cho kỳ Đại hộc năm 1964. Nên đặt vào đúng bối cảnh thời gian. Còn nếu bài đã không nói gì về Đại hội 1, hoặc không quá đi sâu vào từng ý kiến tham luận, thì chỉ nên viết đơn giản là: "Để đóng góp ý kiến cho đại hội năm 1964, một vài nhà giáo, giảng viên Việt Nam Cộng hòa đã nêu ra những khiếm khuyết
  • về tính tồn tại của một nền giáo dục ngoại lai, lạc hậu và nhấn mạnh việc cần phát triển nền giáo dục có tinh thần dân tộc, sáng tạo và thực dụng thích ứng với hoàn cảnh xã hội.......
  • thiếu cơ sở, trường ốc, thiếu tính thực hành, ...
(viết ngắn gọn và có thể khai triển). Mà nói chung, vì những ý kiến đó mà đã có sự chỉnh sửa và đề cao các nguyên tắc sau này, thế thì cần gì viết vào nữa? Bài viết có tính cách tóm lược chứ đâu có ý trích dẫn ý kiến và tham luận từng kỳ họp? Bạn cứ nghĩ nếu ai cũng chép linh tinh những ý kiến của giáo viên vào bài Giáo dục Việt Nam hiện nay thì thế nào, chắc là không ít đâu nhỉ. --109.91.39.72 (thảo luận) 13:51, ngày 12 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Cám ơn đã góp ý. Tôi đã nhìn nhầm chỗ Nguyễn Khắc Hoạch và đã sửa lạiThiettam (thảo luận) 14:06, ngày 12 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy những IP này nói hợp lý, đây đều là những ý kiến ở dạng tham luận và góp ý cho những kỳ đại hội, những thời điểm trước cải tổ. Như vậy nó không phù hợp để đánh giá cho cả một giai đoạn, trong khi đã có những cải tổ thời điểm sau những ý kiến này. Ví dụ, giai đoạn Đảng cộng sản lãnh đạo đất nước ta đã trải qua một giai đoạn bao cấp, khi nền kinh tế rơi vào suy thoái nghiêm trọng và đời sống nhân dân cùng cực, nếu bạn lấy ý kiến tham luận trước Đại hội đảng 1986 để đưa vào mục "Chỉ trích" đánh giá nhược điểm, hạn chế của cả giai đoạn Đảng cộng sản lãnh đạo thì có hợp lý không? Hay cứ trước mỗi kỳ họp đại hội Đảng gần đây thì trên truyền thông luôn sôi nổi rất nhiều ý kiến tham luận, chẳng lẽ cũng đưa hết những ý kiến này vào bài đánh giá về Đảng Cộng sản Việt Nam sao, chưa kể cách chọn lọc như kiểu của Thiettam rõ ràng rất chủ quan và thiếu trung lập. Chân trời Công lý (thảo luận) 01:30, ngày 13 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Về đoạn Thiettam viết lại ở trên: Có ngắn lại, tuy vậy những vấn đề quan trọng mà tôi và một số thành viên khác đã nêu ra ở trên vẫn chưa được giải quyết. Vui lòng đọc lại những góp ý ở trên, tôi không lặp lại ở đây. Chưa xét đến nội dung thì đoạn này vẫn quá lủng củng, nhiều ý lặp lại một cách không cần thiết. Không hiểu là Thiettam muốn tích hợp đoạn đó vào bài như thế nào. Tôi nghĩ trước hết bạn nên tập viết những đoạn văn hoàn chỉnh, về những đề tài nào đó dễ viết hơn, đặc biệt là những đề tài mà bạn thực sự am hiểu. Wkpda (thảo luận) 02:58, ngày 13 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Tôi đã thực hiện theo yêu cầu của Wpa và đã tóm lược luôn các nội dung khác cho cân bằng (xem ở dưới). Riêng mục kết quả thì tôi không tóm tắt nữa vì hầu hết nội dung ở đó lấy nguồn từ chính wiki

Nguyên nhân khuyết điểm

Những nguyên nhân gây ra các khuyết điểm này có thể kể ra như[1]: Về mặt khách quan: do chiến tranh kéo dài, liên tục bất ổn về chính trị, ngân sách giáo dục thiếu thốn (chỉ khoảng 5-6% trên tổng ngân sách quốc gia); Về mặt chủ quan:

  • chưa có chính sách lâu dài về giáo dục. Những lý thuyết “giáo dục nhân bản, khai phóng”, “giáo dục tiến bộ”… khi áp dụng vào thực tế bị lúng túng, vá víu. Do thiếu thực hành cho nên đặt tiêu chuẩn như vậy không có tính khả thi
  • Ý niệm “giáo dục Nhân bản, Khoa học, Dân tộc và Khai phóng” khá mơ hồ, khiến sự phát triển không định hướng, lộn xộn và chắp vá.
  • Chính sách giáo dục thay đổi liên tục: chỉ trong vòng 5 năm (1964-1969) đã thay tới 14 vị Tổng trưởng ngành giáo dục. Mỗi vị có một chủ trương, một đường lối khác nhau, không chịu tiếp nối công trình của vị tiền nhiệm.
  • Có ý kiến cho rằng các Việt Nam Cộng hòa chưa bao giờ đặt vấn đề giáo dục lên đúng tầm quan trọng của nó.
  • Ngoài ra, còn có những cản trở khác: căn bệnh kỳ thị Nam, Bắc và tình trạng tranh chấp ngấm ngầm giữa lớp Cũ và lớp Mới

Ngoài ra, hiện tượng tham nhũng đã bắt đầu len lỏi vào ngành giáo dục với một số trường hợp được đưa ra ánh sáng, càng làm mất thêm niềm tin chung của người dân về tính lành mạnh và thiện chí của bộ máy giáo dục[1]

CẢI TỔ GIÁO DỤC

Các nhà giáo đương thời nêu ra yêu cầu: Phải có các vị am hiểu về giáo dục cùng ngồi lại để nghiên cứu chương trình cải tổ cụ thể. Chính phủ, phải đặt vấn đề giáo dục lên hàng quốc sách mới hy vọng nền giáo dục thoát ra khỏi cảnh bế tắc… Phải lưu tâm đến mấy điểm dưới đây: (1) Xem xét thực trạng của nền giáo dục; (2) Tìm hiểu nguyên nhân đã dẫn đến cuộc khủng hoảng và bế tắc hiện tại; (3) Tìm biết về nhu cầu của quốc gia hiện tại; (4) Soạn thảo và vạch định hướng cùng chương trình của một nền giáo dục tiến bộ; (5) Cuối cùng là đề cập đến kế hoạch thực hiện… Phải cải tổ toàn diện nền giáo dục từ Mẫu giáo, Tiểu học, Trung học đến Đại học. Ý kiến của Trần Ngọc Ninh: Đề nghị một chương trình khẩn trương gồm bốn điểm chính:

  • tạo lại lòng tin: hãy tránh sự thay đổi vụn vặt về chương trình học, hợp lý hóa và bỏ bớt các kỳ thi cử.
  • phải có một chính sách toàn diện hợp lý và hợp với tình trạng xã hội Việt Nam: Không rập khuôn những lề lối của những nước giàu mạnh… Cần tạo sự thăng bằng giữa sự hiểu, sự biết và giữa trí tuệ với tinh thần.
  • phải coi giáo dục là trọng tâm của tinh thần dân chủ… Giáo dục là một điều kiện, một đảm bảo và cũng phải thấm nhuần tinh thần dân chủ…
  • phải hiểu giáo dục là một việc đầu tư chắc chắn và hợp lý nhất trong các việc đầu tư của một quốc gia… Chỉ khi nào ở mỗi cơ sở có được một sự quản trị vững chắc và tiến bộ, mới có thể tin được rằng nền giáo dục đã trưởng thành…

Tập dự thảo “Kế hoạch phát triển giáo dục bốn năm (1971-1975)” của Bộ Giáo dục. Phần II đưa ra 3 mục tiêu của nền giáo dục: (1) Phát huy năng khiếu cá nhân; (2) Thích ứng cá nhân với xã hội; (3) Phát huy tinh thần quốc gia. Phải lo phát triển: (1) Giáo dục cộng đồng cấp I; (2) Giáo dục kỹ thuật và chuyên nghiệp cấp II; (3) Đại học bách khoa.

Tuy nhiên, bản dự thảo trên đây bị nhà giáo Trần Nho Mai chê là thiếu thực tế, không có tính khả thi, vì những mục tiêu đặt ra vượt quá khả năng về điều kiện vật chất để thi hành.

Năm 1974, Hội đồng cải tổ giáo dục đã từng nêu đề xuất soạn một chương trình cải cách mới, tuy nhiên năm 1975 VNCH sụp đổ nên vẫn chỉ dừng ở mức ý tưởng

Vậy là đã thoả mãn yêu cầu về bố cục, có ai còn ý kiến gì không?Thiettam (thảo luận) 13:04, ngày 13 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Ý kiến của Tuantintuc17

Cái đoạn này không có nguồn này, ở dưới chỉ trích lại là theo Hiến pháp, nhưng Hiến pháp chỉ quy định ngắn gọn. vậy thì những cái này lấy từ đâu ra, NXB nào, trang nào, luật hay nghị định nào? Hay bịa ra, lấy mấy định nghĩa sau này ở báo hay công trình nào đó đưa vào ?

"Những nguyên tắc căn bản do Bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành năm 1959 và sau đó trong Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa (1967)."

Giáo dục Việt Nam là giáo dục nhân bản. Triết lý nhân bản chủ trương con người có địa vị quan trọng trong thế gian này; lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người trong cuộc đời này làm căn bản; xem con người như một cứu cánh chứ không phải như một phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng phái, hay tổ chức nào khác. Triết lý nhân bản chấp nhận có sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng không chấp nhận việc sử dụng sự khác biệt đó để đánh giá con người, và không chấp nhận sự kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc... Với triết lý nhân bản, mọi người có giá trị như nhau và đều có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục.
Giáo dục Việt Nam là giáo dục dân tộc. Giáo dục tôn trọng giá trị truyền thống của dân tộc trong mọi sinh hoạt liên hệ tới gia đình, nghề nghiệp, và quốc gia. Giáo dục phải bảo tồn và phát huy được những tinh hoa hay những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Dân tộc tính trong văn hóa cần phải được các thế hệ biết đến, bảo tồn và phát huy, để không bị mất đi hay tan biến trong những nền văn hóa khác.
Giáo dục Việt Nam là giáo dục khai phóng. Tinh thần dân tộc không nhất thiết phải bảo thủ, không nhất thiết phải đóng cửa. Ngược lại, giáo dục phải mở rộng, tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia và xã hội, làm cho xã hội tiến bộ tiếp cận với văn minh thế giới

(...)Tuantintuc17 (thảo luận) 13:04, ngày 12 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Thực ra toàn bộ đoạn đó là copy từ nguồn này bạn ạ: http://namkyluctinh.org/ntliem/ntliem-giaoducmiennam%5B2%5D.pdf (bài viết của Nguyễn Thanh Liêm - cựu thứ trưởng giáo dục VNCH cũ)Thiettam (thảo luận) 13:10, ngày 12 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Tìm ra rồi, của ông Liêm, cũng ko dẫn lại là từ nguồn gốc nào, hay ông bịa ra, cái mình cần là một chỉ thị, hay nghị định của chính phủ hay bộ giáo dục thời đó, thì mới đáng tin. Còn ông Liêm phịa ra, mà ai đó lại xem là chân lý. Đã thế dài hơn quá nhiều so với tôi viết bên mục Ngô Đình Diệm nhá. Có cần đề nghị kiểm chứng tin này không ? Tớ làm việc dân chủ, không xóa ngang nhiên nhé.Tuantintuc17 (thảo luận) 13:16, ngày 12 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Những cái này phải có văn bản nhà nước chính thức, còn không thì bảo ông Liêm ông ấy bảo thế. Chứ ai mà tin được, đề nghị sửa lạiTuantintuc17 (thảo luận) 13:21, ngày 12 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Bạn có thể kiến nghị với người phụ trách ơ wiki về vấn đề này hoặc chuyện vi phạm bản quyền, chứ tôi không viết chỗ đóThiettam (thảo luận) 13:31, ngày 12 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Trần Nguyễn Minh Huy đã xóa thảo luận này của Tuantintuc17 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 09:09, ngày 13 tháng 5 năm 2015 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]
Trần Nguyễn Minh Huy đã xóa thảo luận này của Tomorono vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 09:09, ngày 13 tháng 5 năm 2015 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]
Trần Nguyễn Minh Huy đã xóa thảo luận này của Tuantintuc17 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 09:09, ngày 13 tháng 5 năm 2015 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]
Vui lòng không dùng không gian này để đánh giá, bình phẩm. Wikipedia không phải là nơi để diễn thuyết, cũng không phải là diễn đàn. Dù cho mục đích của việc diễn thuyết là muốn "phổ biến kiến thức cho người khác về nội dung bài viết", hãy viết chúng tại trang thảo luận của người đó, không phải ở đây. --minhhuy (thảo luận) 11:38, ngày 13 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Trần Nguyễn Minh Huy đã hoàn toàn làm sai Nội quy của Wiki, hiểu không đúng và làm sai Nội quy. Tôi đều ghị thảo luận rõ ràng làm rõ các khái niệm nội quy đã quy định. Không thể hành xử theo kiểu áp đặt cách hiểu nội quy, độc tài độc đoán trong cách diễn giải nội quy mà tôi cho là sai hoàn toànTuantintuc17 (thảo luận) 11:52, ngày 13 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Nhắn Tuantintuc17: Cái đoạn này không có nguồn này, ở dưới chỉ trích lại là theo Hiến pháp, nhưng Hiến pháp chỉ quy định ngắn gọn. vậy thì những cái này lấy từ đâu ra, NXB nào, trang nào, luật hay nghị định nào? Hay bịa ra, lấy mấy định nghĩa sau này ở báo hay công trình nào đó đưa vào? Đoạn này đã dẫn nguồn rõ ràng, hãy xem lại. Nếu không tin nguồn đã dẫn thì có thể đọc ngay chính bài của TVC mà Thiettam dẫn (bài này cũng trong nằm trong loạt bài đã giới thiệu thêm trong phần "Tài liệu tham khảo"), phần III.2.1, trong đó tác giả có liệt kê các tài liệu gốc. Wkpda (thảo luận) 11:53, ngày 13 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Tôi đọc lại rõ cho bạn Huy: Đây là trang thảo luận để thảo luận về việc cải thiện bài viết Giáo dục Việt Nam Cộng hòa. Đây không phải là một diễn đàn để thảo luận về đề tài'.

Định nghĩa diễn đàn để thảo luận về đề tài chơ tớ nhờ. Không thể quy chụp cho người ta mà không hiểu hái niệm mà chính wiki đưa ra.Tuantintuc17 (thảo luận) 11:56, ngày 13 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Tôi không cần phải giải thích nhiều hơn với bạn, bởi vì bạn chỉ viện lẽ bằng những suy nghĩ chỉ có bạn mới biết. Ẩn ý của bạn sau những thảo luận ấy, tôi không cần thiết phải quan tâm. Và bởi vì tôi đã liên tục giải thích quy định trong trang thảo luận của bạn, nếu những thảo luận diễn đàn trên vẫn còn được thêm vào bài, tôi sẽ dùng các biện pháp kỹ thuật mạnh tay để ngăn chặn nó. Tôi ngưng thảo luận về vấn đề này, cảm ơn. --minhhuy (thảo luận) 12:01, ngày 13 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Nói bô lô ba la về chủ nghĩa dân tộc, về tinh thần phát xít... chẳng liên quan gì đến cải thiện nội dung bài viết. Thành viên Tuantintuc17 đã tham gia lâu mà vẫn còn cố tình không hiểu "thảo luận kiểu diễn đàn" là gì à? Én bạc (thảo luận) 12:04, ngày 13 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Bạn đọc lại đi nhá: Thảo luận cách cải thiện bài viết, chứ không phải chỉ đơn thuần là những trang thảo luận thông thường về chủ đề trong bài viết

Đọc kỹ chưa. Chủ nghĩa nào mà chẳng ảnh hưởng đến chính sách giáo dục. Ví như tại sao có nơi người ta lại đưa Kinh thánh vào trong trường học. Tôi không thích cái kiểu áp đặt diễn giải nội quy cho người khác.Tuantintuc17 (thảo luận) 12:07, ngày 13 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Có nghĩa: tất cả các bài về giáo dục thì sẽ có những thảo luận dài loằng ngoằng về tất cả các chủ nghĩa đã từng tồn tại trong lịch sử kéo dài hàng trăm trang, vì "nó có liên quan đến giáo dục". Thế khác nào bê nguyên quyển sách triết học vào đây? Chịu thầy! Én bạc (thảo luận) 12:12, ngày 13 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Đọc kỹ đi nhá, sai thì nhận đi, tớ sai là tớ nhận, biết cầu thị, chứ không sỹ diện luôn cho mình hơn người để che dấu khuyết điểm của mình. Thôi tạm biệt!Tuantintuc17 (thảo luận) 12:09, ngày 13 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Bạn Tuấn thời gian rảnh nhiều thì nghĩ cách ứng phó với yêu cầu xóa mấy thông tin bạn đưa vào kìa, lại cứ lòng vòng ở vụ thảo luận làm gì cho nhọc sức? 203.114.109.66 (thảo luận) 12:26, ngày 13 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Trần Nguyễn Minh Huy đã xóa thảo luận này của Tuantintuc17 vì cho rằng nó vi phạm thái độ văn minh và/hoặc là tấn công cá nhân.
Việc xóa bỏ diễn ra vào lúc 12:41, ngày 13 tháng 5 năm 2015 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, hãy tra mốc thời gian đó ở lịch sử trang.[trả lời]

Thế nào là không văn minh, thế nào là tấn công người khác?Tuantintuc17 (thảo luận) 12:47, ngày 13 tháng 5 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Về đoạn "Giáo dục Việt Nam là giáo dục nhân bản. Triết lý... với văn minh thế giới" mà Tuantintuc17 thắc mắc vào thời điểm 13:04, ngày 12 tháng 5 năm 2015 ở trên, [tạm thời] tôi sửa trong bài rằng "Nguyễn Thanh Liêm giai đoạn đang là Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục, trong bài viết của mình đã cho biết những nguyên tắc trên có thể tóm lược như sau".
Về các đoạn thảo luận của thành viên:Tuantintuc17, thành viên:Tomorono đã bị thành viên:Trần Nguyễn Minh Huy xóa vì mang tính chất diễn đàn và tấn công cá nhân, tra và đọc lại trong lịch sử sửa đổi, tôi hoàn toàn đồng ý rằng nó phải được mang ra khỏi không gian thảo luận của bài viết này. Việt Hà (thảo luận)
  1. ^ a b c d e Giáo dục miền Nam Việt Nam 1954-1975 trên con đường xây dựng và phát triển