Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Từ Đạt”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Tham khảo: clean up, replaced: {{Sơ khai tiểu sử}} → {{sơ khai nhân vật quân sự Trung Quốc}} using AWB
Dòng 1: Dòng 1:
==Tham khảo==
'''Chữ đậm'''==Tham khảo==TỪ ĐẠT VÀ CHU NGUYÊN CHƯƠNG
Hình Phước Liên [Đọc và suy ngẫm]

Có lẽ trong các huynh đệ đã cùng vào sinh ra tử và giúp Chu Nguyên Chương hoàn thành đại nghiệp thống nhất thiên hạ, dựng nên cơ nghiệp nhà Minh thì Từ Đạt là người có công to lớn nhất, đồng thời cũng là người được Chu Nguyên Chương ban cho nhiều ân sủng nhất, cả đến cái chết của con người lỗi lạc ấy cũng nhuốm một màu ân sủng.

Từ Đạt [ 1332-1385] tự Thiên Đức, là con gia đình nông dân đã nhiều đời sinh sống tại Hào Châu [ nay thuộc huyện Phụng Dương, tỉnh An Huy]. Ông là bạn kết nghĩa với Chu Nguyên Chương, Thang Hòa từ thời còn để chỏm và chăn trâu cho nhà phú hộ. Mười lăm tuổi, tham gia Nghĩa quân Hồng Cân của Quách Tử Hưng và bằng sự trung kiên dũng cảm,với lòng thành tín cao độ ông đã trưởng thành cùng với những lần xông pha trận mạc. Đột phá Kim Lăng xây nền tảng cho nghĩa quân; đánh tan Trần Hữu Lượng ở Hồ Bà Dương; diệt Trương Sỹ Thành ở Giang Đông rồi ngược lên phương Bắc tiến thẳng Đại Đô phá tan thành lũy cuối cùng của Nhà Nguyên.Tất cả đều có công đầu của tướng quân Từ Đạt.

Năm 1368, khi cuộc chiến ở Đại Đô đang hồi khốc liệt nhất thì tại Kim Lăng Chu Nguyên Chương làm lễ tế trời xưng Đế lấy hiệu là Minh Thái Tổ. Khi Từ Đạt chiến thắng trở về,Chu Nguyên Chương đã thân hành cùng quần thần ra khỏi thành 30 dặm để đón mừng và còn muốn được tự tay đánh xe để đưa vị tướng yêu, người em kết nghĩa của mình trở về đại điện. Lúc ấy Từ Đạt đã sụp lạy chối từ mà lòng ngập tràn niềm tri ân và xúc động. Mà quả vậy, tình cảm ấy nếu là chân thật thì có khi còn cảm động cả đất trời!

Năm Hồng Vũ thứ 2 [1369] Chu Nguyên Chương cho xây Miếu Công Thần và chủ trì đại lễ tấn phong, Từ Đạt đã được phong Ngụy Quốc Công xếp đầu văn thần võ tướng. Về sau các con ông cũng đều trở thành lương đống Nhà Minh. Đặc biệt, ba người con gái của Từ Đạt đều được gả cho các vương tử con vua, trong đó có Yên Vương- người sau này đã cướp ngôi cháu ruột để trở thành Minh Thành Tổ lừng lẫy cổ kim cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Xem ra ân sủng của Chu Nguyên Chương đối với Từ Đạt phải đâu chẳng hậu[?]

Về Từ Đạt, tuy danh vọng đã đến tột cùng nhưng trong đời sống thường ngày ông luôn giữ được sự thanh bạch: xa lánh những kẻ xu phụ, lắng tai nghe những lời hay; việc tề gia, trị quốc có thể xem là mẫu mực và khó ai học được. Ông như viên ngọc tỏa sáng giữa đời và điều ấy đã làm không ít kẻ trong triều ghen ghét, cả Chu Nguyên Chương cũng thấy e dè, để ý. Tất cả điều ấy Từ Đạt đều biết và càng thận trọng giữ mình. Từ ấy, ân sủng của Chu Nguyên Chương đối với Từ Đạt cũng bắt đầu nhuốm màu sắc khác.

Chuyện kể rằng, có lần Chu Nguyên Chương đến thăm nhà Từ Đạt, thấy cảnh đạm bạc nhà vua bèn bảo: “Đại Tướng quân chinh chiến mấy mươi năm, công trạng, lao khổ đã nhiều mà chưa từng dược phút nghỉ ngơi. Ta muốn đem chổ ở cũ của ta ban cho để ngươi có thể đến đó mà an hưởng niềm vui của thiên luân.”Chổ ở cũ mà nhà vua nói đó chính là Ngô Vương Phủ nguy nga bậc nhất Kim Lăng. Từ Đạt nghe xong thì lạy tạ mà từ chối.

Ít hôm sau, vua cho mời Từ Đạt đến Ngô Vương Phủ dự yến và chuốc rượu thật say, sau đó đưa lên giường vua để ngủ, ý đặt Từ Đạt vào chuyện đã rồi để không thể chối từ ân điển. Đến lúc tỉnh cơn say, Từ Đạt đã vội vàng tụt khỏi giường sụp lạy và luôn mồm “Thần đáng chết!Thần đáng chết!” Chu Nguyên Chương thấy vậy rất vui, bèn bỏ ý định tặng Ngô Vương Phủ và cho xây một dinh cơ mới ban cho Từ Đạt đồng thời tự tay ông viết lên tấm hoành phi ba chữ “Đại Công Phường” để treo trước cửa dinh. Từ Đạt thụ ân mà lòng càng thêm canh cánh.Còn Chu Nguyên Chương khi ân tứ cho Từ Đạt chẳng biết lòng có thật sự vui không?

Một lần khác, vua cho mời Từ Đạt đến Hồ Mạc Sầu hầu cờ và ra lệnh

phải chơi cho hết sức.Từ Đạt vốn nổi tiếng cao cờ còn vua cũng là tay cờ giỏi. Ván cờ được gầy từ sáng sớm đến trưa vẫn chưa ngã ngũ. Bỗng Từ Đạt chểnh một nước cờ tạo thời cơ cho vua ăn luôn hai quân rồi buông cờ sửa lại ve áo. Chu Nguyên Chương đắc ý cả cười và hỏi:

- Tướng quân còn chờ gì mà không tiến quân?

Từ Đạt khẻ đằng hắng rồi sụp lạy và tâu:

-Kính xin Hoàng thượng hãy xem lại toàn cục.

Chu Nguyên Chương đứng lên xem lại bàn cờ và phát hiện ra những quân cờ của Từ Đạt không biết từ lúc nào đã xếp thành hai chữ “vạn tuế”. Hồ Mạc Sầu bỗng rợp bóng râm, hình như vừa có bóng mây nào vừa trôi qua lúc ấy. Sững sốt và vô cùng cao hứng, nhà vua bèn tuyên bố tặng khu Hồ Mạc Sầu cho tướng quân Từ Đạt. Từ đó, chổ hai người ngồi chơi cờ khi ấy được lấy tên là Thắng Kỳ Lâu. Ân sủng mà Chu Nguyên Chương ban cho Từ Đạt xem ra cũng bất ngờ như bóng mây qua hồ vậy!

Càng được ân sủng, Từ Đạt càng thấy lòng thêm những bất an, ông thấy sự nghi ngờ của vua đối với mình đã bắt đầu và chắc chắn sẽ ngày càng lớn hơn. Một hôm, Thường Ngộ Xuân đến từ biệt ông trước lúc xuất chinh, bằng hữu gặp nhau vui mừng khôn xiết, những kỷ niệm của một thời nhung mã ngang trời cứ theo chung rượu tiễn đưa lần hồi tìm đến; lại nghĩ hiện nay, thân tuy đang là Thừa tướng mà cứ như người đang đi trên trên băng mỏng, mỗi bước là mỗi e dè. Cảm khái trào dâng,Từ Đạt đứng dậy gõ bàn mượn điệu dân ca mà hát.Hát rằng:

“Mạc ly ơi đóa mạc ly!
Tỏa hương sắc giữa muôn loài cỏ hoa.
Lòng toan hái cái mặn mà,
Lại e năm tới mùa hoa chẳng còn.
Hoa Kim ngân nở trắng ngần
Nửa vành trăng khuyết muôn phần đẹp xinh.
Lòng toan hái để riêng mình
Sợ người canh giữ bất bình…đành thôi.
Mai khôi kìa đóa mai khôi!
Nở bừng dưới ánh mặt trời mùa xuân.
Yêu hoa toan hái một lần
Lại e gai nhọn đâm nhằm tay ta.”
Bài ca dựa vào tên ba loài hoa được trồng phổ biến ở Hồ Mạc Sầu lúc bấy giờ và qua đó mà gửi gấm niềm tâm sự của người hát.Mạc ly [ hoa lài] và “một lợi” có nghĩa là chẳng cần danh lợi là từ đồng âm với nhau; kim ngân có nghĩa là vàng bạc và mai khôi [hoa hồng] tượng trưng cho sự phú quý. Ghép cả tên ba loài hoa âý vào với nhau thành một khúc ca hẳn Từ Đạt muốn để bày tỏ rằng mình đã chẳng còn mơ màng nhiều về lợi danh, tiền tài, quyền lực. Bài ca sau đó đã lan truyền ra khắp kinh thành và phổ biến rộng ra khắp nước. Người ta còn cho rằng “người giữ vườn” trong bài ca mà Từ Đạt muốn nói không ai khác hơn chính là Chu Nguyên Chương. Mà biết làm sao được, lòng yêu ghét của nhân dân muôn đời vẫn thế!

Năm Hồng Vũ thứ 2 [1371], Từ Đạt phụng mệnh đi trấn thủ Bắc Bình [Đại Đô cũ, nay là Bắc Kinh] vừa để ổn định lòng dân vừa để giữ yên vùng biên cương phía Bắc. Từ Đạt nhận lệnh tưởng như chim được sổ lồng. Những năm trấn thủ ở Bắc Bình ông đã dốc lòng phụng sự triều đình và ra sức sửa sang, tu bổ Vạn Lý Trường Thành, được muôn dân hết lòng ca tụng.

Năm Hồng Vũ thứ 17[1384] Từ Đạt bệnh nặng, Chu Nguyên Chương bèn ra chiếu cho về Ứng Thiên dưỡng bệnh. Ngày 20 tháng 02 năm sau [1385] thì mất, thọ 54 tuổi, được truy phong Trung Sơn Vương; cho an táng tại phía bắc Chung Sơn, được phối thờ tại Thái Miếu với danh vị “Công Thần Đệ Nhất.” Đích thân nhà vua cũng đã viết bài bi ký trên hai ngàn chữ và cho tạc vào bia đá cao hơn tám mét đặt ở Thần đạo trong khu lăng mộ Từ Đạt để tuyên dương công trạng và tỏ lòng thương tiếc vị danh tướng đã một đời hết lòng vì cơ nghiệp Nhà Minh. Bài văn ấy, lăng mộ ấy đến nay vẫn tồn tại với thời gian mà vẫn không sao làm mờ đi sự nghi ngờ đi về cái chết của tướng quân Từ Đạt. Có sách chép rằng: “ Từ Đạt thư, phủ thuyên, tứ chưng nga, lưu thế thực chi nhi tốt.”Có nghĩa là:” Từ Đạt bị bệnh ung nhọt, vừa thuyên giảm, được vua ban cho bát ngỗng hầm, Từ Đạt rơi lệ nhận, ăn xong trở bệnh mà chết.” Chuyện cứ thế lan truyền từ đời này sang đời nọ và dân gian cứ thế tin rằng chính Chu Nguyên Chương đã hại ngầm Từ Đạt. Mới hay bia miệng của đời có khi còn vững bền hơn bia đá!

Hơn sáu trăm năm đã trôi qua, nhưng cái chết của Đại tướng quân Từ Đạt vẫn còn phủ quanh một lớp sương mù. Bia đá và miệng đời vẫn song song tồn tại. Hồ Mạc Sầu hoa lài vẫn tỏa hương thơm ngát và đồng vọng lời ca: “Mạc ly ơi đóa mạc ly…”

[Tổng hợp và viết lại từ Baidu.com.cn]Vo Thanh Hong, luoc ghi. thanhhong.edu@gmail.com

{{tham khảo}}
{{tham khảo}}
{{sơ khai nhân vật quân sự Trung Quốc}}
{{sơ khai nhân vật quân sự Trung Quốc}}

Phiên bản lúc 15:02, ngày 15 tháng 5 năm 2015

Chữ đậm==Tham khảo==TỪ ĐẠT VÀ CHU NGUYÊN CHƯƠNG Hình Phước Liên [Đọc và suy ngẫm]

Có lẽ trong các huynh đệ đã cùng vào sinh ra tử và giúp Chu Nguyên Chương hoàn thành đại nghiệp thống nhất thiên hạ, dựng nên cơ nghiệp nhà Minh thì Từ Đạt là người có công to lớn nhất, đồng thời cũng là người được Chu Nguyên Chương ban cho nhiều ân sủng nhất, cả đến cái chết của con người lỗi lạc ấy cũng nhuốm một màu ân sủng.

Từ Đạt [ 1332-1385] tự Thiên Đức, là con gia đình nông dân đã nhiều đời sinh sống tại Hào Châu [ nay thuộc huyện Phụng Dương, tỉnh An Huy]. Ông là bạn kết nghĩa với Chu Nguyên Chương, Thang Hòa từ thời còn để chỏm và chăn trâu cho nhà phú hộ. Mười lăm tuổi, tham gia Nghĩa quân Hồng Cân của Quách Tử Hưng và bằng sự trung kiên dũng cảm,với lòng thành tín cao độ ông đã trưởng thành cùng với những lần xông pha trận mạc. Đột phá Kim Lăng xây nền tảng cho nghĩa quân; đánh tan Trần Hữu Lượng ở Hồ Bà Dương; diệt Trương Sỹ Thành ở Giang Đông rồi ngược lên phương Bắc tiến thẳng Đại Đô phá tan thành lũy cuối cùng của Nhà Nguyên.Tất cả đều có công đầu của tướng quân Từ Đạt.

Năm 1368, khi cuộc chiến ở Đại Đô đang hồi khốc liệt nhất thì tại Kim Lăng Chu Nguyên Chương làm lễ tế trời xưng Đế lấy hiệu là Minh Thái Tổ. Khi Từ Đạt chiến thắng trở về,Chu Nguyên Chương đã thân hành cùng quần thần ra khỏi thành 30 dặm để đón mừng và còn muốn được tự tay đánh xe để đưa vị tướng yêu, người em kết nghĩa của mình trở về đại điện. Lúc ấy Từ Đạt đã sụp lạy chối từ mà lòng ngập tràn niềm tri ân và xúc động. Mà quả vậy, tình cảm ấy nếu là chân thật thì có khi còn cảm động cả đất trời!

Năm Hồng Vũ thứ 2 [1369] Chu Nguyên Chương cho xây Miếu Công Thần và chủ trì đại lễ tấn phong, Từ Đạt đã được phong Ngụy Quốc Công xếp đầu văn thần võ tướng. Về sau các con ông cũng đều trở thành lương đống Nhà Minh. Đặc biệt, ba người con gái của Từ Đạt đều được gả cho các vương tử con vua, trong đó có Yên Vương- người sau này đã cướp ngôi cháu ruột để trở thành Minh Thành Tổ lừng lẫy cổ kim cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Xem ra ân sủng của Chu Nguyên Chương đối với Từ Đạt phải đâu chẳng hậu[?]

Về Từ Đạt, tuy danh vọng đã đến tột cùng nhưng trong đời sống thường ngày ông luôn giữ được sự thanh bạch: xa lánh những kẻ xu phụ, lắng tai nghe những lời hay; việc tề gia, trị quốc có thể xem là mẫu mực và khó ai học được. Ông như viên ngọc tỏa sáng giữa đời và điều ấy đã làm không ít kẻ trong triều ghen ghét, cả Chu Nguyên Chương cũng thấy e dè, để ý. Tất cả điều ấy Từ Đạt đều biết và càng thận trọng giữ mình. Từ ấy, ân sủng của Chu Nguyên Chương đối với Từ Đạt cũng bắt đầu nhuốm màu sắc khác.

Chuyện kể rằng, có lần Chu Nguyên Chương đến thăm nhà Từ Đạt, thấy cảnh đạm bạc nhà vua bèn bảo: “Đại Tướng quân chinh chiến mấy mươi năm, công trạng, lao khổ đã nhiều mà chưa từng dược phút nghỉ ngơi. Ta muốn đem chổ ở cũ của ta ban cho để ngươi có thể đến đó mà an hưởng niềm vui của thiên luân.”Chổ ở cũ mà nhà vua nói đó chính là Ngô Vương Phủ nguy nga bậc nhất Kim Lăng. Từ Đạt nghe xong thì lạy tạ mà từ chối.

Ít hôm sau, vua cho mời Từ Đạt đến Ngô Vương Phủ dự yến và chuốc rượu thật say, sau đó đưa lên giường vua để ngủ, ý đặt Từ Đạt vào chuyện đã rồi để không thể chối từ ân điển. Đến lúc tỉnh cơn say, Từ Đạt đã vội vàng tụt khỏi giường sụp lạy và luôn mồm “Thần đáng chết!Thần đáng chết!” Chu Nguyên Chương thấy vậy rất vui, bèn bỏ ý định tặng Ngô Vương Phủ và cho xây một dinh cơ mới ban cho Từ Đạt đồng thời tự tay ông viết lên tấm hoành phi ba chữ “Đại Công Phường” để treo trước cửa dinh. Từ Đạt thụ ân mà lòng càng thêm canh cánh.Còn Chu Nguyên Chương khi ân tứ cho Từ Đạt chẳng biết lòng có thật sự vui không?

Một lần khác, vua cho mời Từ Đạt đến Hồ Mạc Sầu hầu cờ và ra lệnh

phải chơi cho hết sức.Từ Đạt vốn nổi tiếng cao cờ còn vua cũng là tay cờ giỏi. Ván cờ được gầy từ sáng sớm đến trưa vẫn chưa ngã ngũ. Bỗng Từ Đạt chểnh một nước cờ tạo thời cơ cho vua ăn luôn hai quân rồi buông cờ sửa lại ve áo. Chu Nguyên Chương đắc ý cả cười và hỏi:

- Tướng quân còn chờ gì mà không tiến quân?

 Từ Đạt khẻ đằng hắng rồi sụp lạy và tâu:

-Kính xin Hoàng thượng hãy xem lại toàn cục.

Chu Nguyên Chương đứng lên xem lại bàn cờ và phát hiện ra những quân cờ của Từ Đạt không biết từ lúc nào đã xếp thành hai chữ “vạn tuế”. Hồ Mạc Sầu bỗng rợp bóng râm, hình như vừa có bóng mây nào vừa trôi qua lúc ấy. Sững sốt và vô cùng cao hứng, nhà vua bèn tuyên bố tặng khu Hồ Mạc Sầu cho tướng quân Từ Đạt. Từ đó, chổ hai người ngồi chơi cờ khi ấy được lấy tên là Thắng Kỳ Lâu. Ân sủng mà Chu Nguyên Chương ban cho Từ Đạt xem ra cũng bất ngờ như bóng mây qua hồ vậy!

Càng được ân sủng, Từ Đạt càng thấy lòng thêm những bất an, ông thấy sự nghi ngờ của vua đối với mình đã bắt đầu và chắc chắn sẽ ngày càng lớn hơn. Một hôm, Thường Ngộ Xuân đến từ biệt ông trước lúc xuất chinh, bằng hữu gặp nhau vui mừng khôn xiết, những kỷ niệm của một thời nhung mã ngang trời cứ theo chung rượu tiễn đưa lần hồi tìm đến; lại nghĩ hiện nay, thân tuy đang là Thừa tướng mà cứ như người đang đi trên trên băng mỏng, mỗi bước là mỗi e dè. Cảm khái trào dâng,Từ Đạt đứng dậy gõ bàn mượn điệu dân ca mà hát.Hát rằng:

“Mạc ly ơi đóa mạc ly!

Tỏa hương sắc giữa muôn loài cỏ hoa. Lòng toan hái cái mặn mà, Lại e năm tới mùa hoa chẳng còn.

Hoa Kim ngân  nở trắng ngần
Nửa vành trăng khuyết muôn phần đẹp xinh.
Lòng toan hái để riêng mình
Sợ người canh giữ bất bình…đành thôi.

Mai khôi kìa đóa mai khôi!
Nở bừng dưới ánh mặt trời mùa xuân.

Yêu hoa toan hái một lần

Lại e gai nhọn đâm nhằm tay ta.”

Bài ca dựa vào tên ba loài hoa được trồng phổ biến ở Hồ Mạc Sầu lúc bấy giờ và qua đó mà gửi gấm niềm tâm sự của người hát.Mạc ly [ hoa lài] và “một lợi” có nghĩa là chẳng cần danh lợi là từ đồng âm với nhau; kim ngân có nghĩa là vàng bạc và mai khôi [hoa hồng] tượng trưng cho sự phú quý. Ghép cả tên ba loài hoa âý vào với nhau thành một khúc ca hẳn Từ Đạt muốn để bày tỏ rằng mình đã chẳng còn mơ màng nhiều về lợi danh, tiền tài, quyền lực. Bài ca sau đó đã lan truyền ra khắp kinh thành và phổ biến rộng ra khắp nước. Người ta còn cho rằng “người giữ vườn” trong bài ca mà Từ Đạt muốn nói không ai khác hơn chính là Chu Nguyên Chương. Mà biết làm sao được, lòng yêu ghét của nhân dân muôn đời vẫn thế!

Năm Hồng Vũ thứ 2 [1371], Từ Đạt phụng mệnh đi trấn thủ Bắc Bình [Đại Đô cũ, nay là Bắc Kinh] vừa để ổn định lòng dân vừa để giữ yên vùng biên cương phía Bắc. Từ Đạt nhận lệnh tưởng như chim được sổ lồng. Những năm trấn thủ ở Bắc Bình ông đã dốc lòng phụng sự triều đình và ra sức sửa sang, tu bổ Vạn Lý Trường Thành, được muôn dân hết lòng ca tụng.

Năm Hồng Vũ thứ 17[1384] Từ Đạt bệnh nặng, Chu Nguyên Chương bèn ra chiếu cho về Ứng Thiên dưỡng bệnh. Ngày 20 tháng 02 năm sau [1385] thì mất, thọ 54 tuổi, được truy phong Trung Sơn Vương; cho an táng tại phía bắc Chung Sơn, được phối thờ tại Thái Miếu với danh vị “Công Thần Đệ Nhất.” Đích thân nhà vua cũng đã viết bài bi ký trên hai ngàn chữ và cho tạc vào bia đá cao hơn tám mét đặt ở Thần đạo trong khu lăng mộ Từ Đạt để tuyên dương công trạng và tỏ lòng thương tiếc vị danh tướng đã một đời hết lòng vì cơ nghiệp Nhà Minh. Bài văn ấy, lăng mộ ấy đến nay vẫn tồn tại với thời gian mà vẫn không sao làm mờ đi sự nghi ngờ đi về cái chết của tướng quân Từ Đạt. Có sách chép rằng: “ Từ Đạt thư, phủ thuyên, tứ chưng nga, lưu thế thực chi nhi tốt.”Có nghĩa là:” Từ Đạt bị bệnh ung nhọt, vừa thuyên giảm, được vua ban cho bát ngỗng hầm, Từ Đạt rơi lệ nhận, ăn xong trở bệnh mà chết.” Chuyện cứ thế lan truyền từ đời này sang đời nọ và dân gian cứ thế tin rằng chính Chu Nguyên Chương đã hại ngầm Từ Đạt. Mới hay bia miệng của đời có khi còn vững bền hơn bia đá!

Hơn sáu trăm năm đã trôi qua, nhưng cái chết của Đại tướng quân Từ Đạt vẫn còn phủ quanh một lớp sương mù. Bia đá và miệng đời vẫn song song tồn tại. Hồ Mạc Sầu hoa lài vẫn tỏa hương thơm ngát và đồng vọng lời ca: “Mạc ly ơi đóa mạc ly…”

                                                                                 [Tổng hợp và viết lại từ Baidu.com.cn]Vo Thanh Hong, luoc ghi. thanhhong.edu@gmail.com
Từ Đạt

Từ Đạt (chữ Hán: 徐達; 1332-1385), tựThiên Đức, là danh tướng đời nhà Minh. Là một trong 18 anh em kết nghĩa của Chu Nguyên Chương khi bắt đầu lập nghiệp. Từ Đạt cùng với Thang Hòa, Thường Ngộ Xuân là những người có công lớn nhất giúp Chu Nguyên Chương lập lên nhà Minh sau khi đánh bại nhà Nguyên vào năm 1368. Từ Đạt sinh ra tại Từ Châu, nay là huyện Hòa. Tuy công lao lớn là vậy và lại là anh em kết nghĩa với Chu Nguyên Chương nhưng sau khi thống nhất Trung Quốc lên ngôi hoàng đế, ông cùng hầu hết những công thần đã bị Chu Nguyên Chương sát hại. Ông là cha vợ Thành Tổ, và là ông ngoại Nhân Tông.

Tiểu thuyết hóa

Từ Đạt trong tiểu thuyết Ỷ Thiên Đồ Long Ký của Kim Dung là một giáo đồ của Minh giáo và là huynh đệ thân thiết của Chu Nguyên Chương. Sau khi bí mật trong Ỷ Thiên kiếm và Đồ Long đao được làm sáng tỏ, Trương Vô Kỵ đã đem binh pháp của Nhạc Phi (vốn giấu trong cây đao) giao cho Từ Đạt. Nhờ vậy ông đã trở thành danh tướng một thời.

Tiền nhiệm:
Lý Thiện Trường
Tả Thừa tướng nhà Minh
1371
Kế nhiệm:
Hồ Duy Dung
Tiền nhiệm:
không có
Hữu Thừa tướng nhà Minh
1368 - 1371
Kế nhiệm:
Uông Quảng Dương