Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hóa chất bảo vệ thực vật”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Stomperinky (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Stomperinky (thảo luận | đóng góp)
Dòng 17: Dòng 17:
Có nhiều cách phân loại thuốc BVTV, trong đó có bốn cách phân loại chủ yếu sau đây.
Có nhiều cách phân loại thuốc BVTV, trong đó có bốn cách phân loại chủ yếu sau đây.


== Phân loại theo đối tượng phòng trừ ==
=== Phân loại theo đối tượng phòng trừ ===
Gồm có các nhóm thuốc phòng trừ: [[vi khuẩn]], [[nấm]], [[virus]], [[cỏ dại]], [[giun]], [[bộ Gặm nhấm|động vật gặm nhấm]], [[ve bét]], [[côn trùng|sâu bọ]].
Gồm có các nhóm thuốc phòng trừ: [[vi khuẩn]], [[nấm]], [[virus]], [[cỏ dại]], [[giun]], [[bộ Gặm nhấm|động vật gặm nhấm]], [[ve bét]], [[côn trùng|sâu bọ]].



Phiên bản lúc 03:50, ngày 18 tháng 5 năm 2015

Máy bay phun thuốc trừ sâu

Hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc bảo vệ thực vật [1](BVTV), hay thuốc trừ dịch hại là tên gọi chung để chỉ các hoá chất hay tác nhân sinh học dùng trong nông nghiệp, lâm nghiệp có khả năng ngăn cản, tiêu diệt, xua đuổi hay hạn chế các loại dịch hại nhằm mục đích bảo vệ sản xuất và bảo quản nông lâm sản..

Dịch hại có thể là vi khuẩn, virus, nấm, sâu bệnh, cỏ dại, động vật gặm nhấm, chim, v.v có sự cạnh tranh với con người về một loại thức ăn nào đó

Thuốc trừ dịch hại thường được sử dụng như là một nhân tố đảm bảo sự phát triển của nền nông nghiệp, đảm bảo tăng năng suất cây trồng, nhưng nếu sử dụng thái quá sẽ gây độc cho con người do tiếp xúc, hay ăn phải nông sản có tồn dư thuốc hay môi trường xung quanh nhiễm độc, có thể làm suy thoái môi trường, ô nhiễm không khí, đất, nước....

Lịch sử

Từ 500 năm TCN, con người đã biết sử dụng thuốc trừ dịch hại để ngăn cản sự gây hại cho mùa vụ của họ. Thuốc trừ dịch hại đầu tiên được sử dụng là Lưu huỳnh. Vào thế kỷ thứ 15 chất độc hóa học được biết đến như là Asen (thạch tín), thủy ngân, chì đã được áp dụng để tiêu diệt dịch hại. Ở thế kỷ 17 muối Sunfat Nicotin được chiết suất từ lá cây thuốc lá được sử dụng như loại thuốc trừ côn trùng. Thế kỷ 19 người ta biết đến 2 loại thuốc dạng tự nhiên là pyrethrum tìm thấy từ loài cây chi Cúc đại đóa (Chrysanthemum) và Rotenon tìm thấy từ rễ các loài cây nhiệt đới thuộc họ Đậu.

Năm 1939, Paul Müller người Đức phát hiện ra DDT nó có hiệu lực rất mạnh đối với côn trùng, và nhanh chóng sử dụng rộng dãi nhất thế giới. Nhưng đến năm 1960 người ta phát hiện nó ảnh hưởng đến chim và đe dọa đến sự đa dạng sinh học. DDT được sử dụng ở ít nhất là 86 nước, hiện nay DDT vẫn được sử dụng ở những quốc gia nhiệt đới để ngăn chặn bệnh sốt rét vì nó có khả năng tiêu diệt muỗi rất mạnh và một số côn trùng mang bệnh truyền nhiễm khác.

Sử dụng thuốc trừ dịch hại ngày càng gia tăng từ năm 1950. Hàng năm khoảng 2,5 triệu tấn thuốc sản xuất được sử dụng cho đồng ruộng.

Phân loại thuốc bảo vệ thực vật[1]

Có nhiều cách phân loại thuốc BVTV, trong đó có bốn cách phân loại chủ yếu sau đây.

Phân loại theo đối tượng phòng trừ

Gồm có các nhóm thuốc phòng trừ: vi khuẩn, nấm, virus, cỏ dại, giun, động vật gặm nhấm, ve bét, sâu bọ.

Phân loại theo mục đích sử dụng

Nhóm các chất trừ sâu, trừ nhện, trừ côn trùng gây hại:

+ Nhóm các chất trừ sâu có chứa Clo: DDT, Clodan

+ Nhóm các chất trừ sâu có chứa phốt pho: Wophatox, Diazinon, Malathion, Monitor...

+ Nhóm các hợp chất cacbamat: Sevin, Furadan, Mipcin, Bassa

+ Nhóm các hợp chất sinh học: Pyrethroid, Permetrin..

Nhóm các chất trừ nấm, trừ bệnh, trừ vi sinh vật gây hại:

+ Các hợp chất chứa đồng

+ Các hợp chất chứa lưu huỳnh

+ Các hợp chất chứa thuỷ ngân

+ Một số loại khác

Nhóm các chất trừ cỏ dại, làm rụng lá, kích thích sinh trưởng:

+ Các hợp chất chứa Phênol (2,4- D)

+ Các hợp chất của axits propyoníc (Dalapon)

+ Các dẫn xuất của cacbamat (ordram)

+ Triazin

Nhóm các chất diệt chuột và động vật gặm nhấm: Photphua kẽm và Warfarin

Phân loại theo nguồn gốc sản xuất và cấu trúc hoá học

Thuốc BVTV có nguồn gốc hữu cơ

+ Nhóm các chất trừ sâu có chứa Clo: DDT, Clodan

+ Nhóm các chất trừ sâu có chứa phốt pho: Wophatox, Diazinon, Malathion, + Monitor...

+ Nhóm các hợp chất cacbamat: Sevin, Furadan, Mipcin, Bassa

+ Các chất trừ sâu thuỷ ngân hữu cơ

+ Các dẫn xuất của hợp chất nitro

+ Các dẫn xuất của urê

+ Các dẫn xuất của axít propioníc

+ Các dẫn xuất của axít xyanhydríc

Các chất trừ sâu vô cơ

+ Các hợp chất chứa đồng

+ Các hợp chất chứa lưu huỳnh

+ Các hợp chất chứa thuỷ ngân

+ Một số loại khác

+ Các chất trừ sâu có nguồn gốc thực vật là ancaloid, thực vật có chứa nicotin, anabazin, pyrethroid

Phân loại nhóm độc theo tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG)

Các chuyên gia về độc học đã nghiên cứu ảnh hưởng của chất độc lên cơ thể động vật ở cạn (chuột nhà) và đã đưa ra 5 nhóm độc theo tác động của độc tố tới cơ thể qua miệng và da như sau.

Phân loại nhóm độc theo TCYTTG

(LD50 mg/kg chuột nhà)

Ghi chú: LD50 là ký hiệu chỉ độ độc cấp tính của thuốc qua đường miệng hoặc qua da. Trị số của nó là liều gây chết trung bình được tính bằng miligam (mg) hoạt chất có thể gây chết 50% số động vật thí nghiệm (tính bằng kg) khi tổng lượng thể trọng của số động vật trên bị cho uống hết hoặc bị phết vào da. Giá trị LD50 càng nhỏ thì hoá chất đó càng độc.

Có thể nhận biết tính độc của thuốc bảo vệ thực vật theo dấu hiệu màu trên bao bì thuốc như sau:

- Vạch màu đỏ trên bao bì là thuốc độc nhóm I, thuộc loại rất độc và độc

- Vạch màu vàng trên bao bì là thuốc độc nhóm II, thuộc loại độc trung bình.

- Vạch màu xanh trên bao bì da trời là thuốc độc nhóm III, , thuộc loại ít độc.

- Vạch màu xanh lá cây trên bao bì là thuốc độc nhóm IV, , thuộc loại độc.rất nhẹ.

Phân loại theo độ bền vững

Các hoá chất BVTV có độ bền vững rất khác nhau, nhiều chất có thể lưu đọng trong môi trường đất, nước, không khí và trong cơ thể động, thực vật. Do vậy các hoá chất BVTV có thể gây những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khoẻ con người. Dựa vào độ bền vững của chúng, có thể sắp xếp chúng vào các nhóm sau:

- Nhóm chất không bền vững: Nhóm này gồm các hợp chất phốt pho hữu cơ, cacbamat. Các hợp chất nằm trong nhóm này có độ bền vững kéo dài trong vòng từ 1- 12 tuần.

- Nhóm chất bền vững trung bình: Các hợp chất nhóm này có độ bền vững từ 1- 18 tháng. Điển hình là thuốc diệt cỏ 2,4D (thuộc loại hợp chất có chưa Clo).

- Nhóm chất bền vững: các hợp chất nhóm này có độ bền vững từ 2- 5 năm. Thuộc nhóm này là các loại thuốc trừ sâu đã bị cấm sử dụng ở Việt Nam là DDT, 666 (HCH),.. Đó là các hợp chất Clo bền vững.

-Nhóm chất rất bền vững: Đó là các hợp chất kim loại hữu cơ, loại chất này có chứa các kim loại nặng như Thuỷ ngân (Hg), asen (As)... Các kim loại nặng Hg và As không bị phân huỷ theo thời gian, chúng đã bị cấm sử dụng ở Việt Nam.

Các dạng thuốc BVTV[1]

Các dạng thuốc phổ biến hiện nay

- Nhũ dầu (EC, ND)

- Huyền phù (FL, SC)

- Bột hòa nước (SP)

- Dạng bã (B)

- Dung dịch (L, SL, DD)

- Bột thấm nước (WP, BTN)

- Dạng hạt (G, H)

Tác dụng của thuốc BVTV

Thuốc BVTV tác dụng tiếp xúc

Cách thông thường để kiểm soát sâu hại là phun thuốc BVTV lên sâu hại hoặc lên bề mặt đối tượng cần bảo vệ có sâu đi qua với một lượng đủ thấm qua lớp vỏ cơ thể sâu hại. Thuốc có tác dụng như vậy gọi là thuốc có tác dụng tiếp xúc.

Thuốc BVTV tác dụng vị độc

Thuốc có tác dụng vị độc được sử dụng ở dạng phun, bột rắc hay mồi độc và được dùng để diệt các loài có hại qua đường miệng của chúng. Các loài có hại ăn phải thuốc cùng với thức ăn qua miệng.

Thuốc BVTV tác dụng nội hấp

Một vài loại côn trùng như ve, rệp,...hút nhựa bằng miệng. Chúng dùng miệng nhỏ hình kim cắm vào cây trồng và hút nhựa. Loài côn trùng này rất khó diệt bằng loại thuốc có tác dụng tiếp xúc. Nhờ cách gây độc vào nguồn thức ăn của chúng là nhựa cây, chúng ta có thể đưa thuốc vào cơ thể côn trùng đó. Đó là cách gây tác dụng nội hấp.

Thuốc BVTV tác dụng xông hơi

Để loại trừ một số sâu hại ngũ cốc, bột mì, chúng ta phải áp dụng biện pháp xông hơi. Thuốc xông hơi được đưa vào khu vực cần xử lý ở dạng rắn, lỏng hoặc dạng khí. Thuốc lan toả khắp không gian có sâu hại và diệt sâu hại qua đường hô hấp.

Xu hướng sử dụng thuốc trừ dịch hại

  • Phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) sử dụng tất cả các biện pháp (trồng trọt, canh tác, bón phân, tưới nước, vệ sinh đồng rộng...) có thể hạn chế phát triển dịch hại và biện pháp sử dụng thuốc hóa học là biện pháp cuối cùng nhưng không làm ảnh hưởng đến các loài công trùng có ích và môi trường, chất độc không có tồn tại trong sản phẩm.
  • Sử dụng thuốc có tính chọn lọc cao không ảnh hưởng đến các loài có ích khác.
  • Sử dụng chế phẩm sinh học, thuốc thảo mộc, hay thiên địch chống lại dịch hại.
  • Sử dụng thuốc hóa học (thuốc trừ dịch hại): đúng đối tượng, đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng.

Nếu sử dụng thuốc không đúng thì một số loài dịch hại sẽ trở lên nguy hiểm hơn vì kháng thuốc.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ a b c TS. Đặng Quốc Nam (Thứ Năm, 14 Tháng 8 2014). “Phân loại và tác đụng của thuốc bảo vệ thực vật”. Hóa Học Ngày Nay - Tài liệu huấn luyện dự án APHEDA-NILP trong ngành trồng Chè. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)