Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thiện nhượng”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1: Dòng 1:
'''Thiện nhượng''' ([[chữ Hán]] ''禪讓'') có nghĩa là ''nhường lại ngôi vị'', là một phương thức thay đổi quyền thống trị trong [[lịch sử Trung Quốc]], được ghép bởi các cụm từ Thiện Vị và Nhượng Vị. Thiện nhượng là đặc sản của nền [[văn hóa Trung Quốc]] cho nên nó trực tiếp ảnh hưởng tới các quốc gia thuộc [[Vòng văn hóa chữ Hán]], tuy nhiên trong Hán ngữ tất cả các cuộc nhường ngôi khác trên [[lịch sử nhân loại]] đều được ghi chép là Thiện nhượng.
'''Thiện nhượng''' ([[chữ Hán]] ''禪讓'') là một phương thức thay đổi quyền thống trị trong [[lịch sử Trung Quốc]], được ghép bởi các cụm từ Thiện Vị và Nhượng Vị. Thiện nhượng là đặc sản của nền [[văn hóa Trung Quốc]] cho nên nó trực tiếp ảnh hưởng tới các quốc gia thuộc [[Vòng văn hóa chữ Hán]], tuy nhiên vì có nghĩa là ''nhường lại ngôi vị'' nên trong Hán ngữ tất cả các cuộc nhường ngôi khác trên [[lịch sử nhân loại]] đều được ghi chép là Thiện nhượng.
==Tính chất==
==Tính chất==
{{Xem thêm|Danh sách những cuộc nhường ngôi trong lịch sử Trung Quốc}}
{{Xem thêm|Danh sách những cuộc nhường ngôi trong lịch sử Trung Quốc}}

Phiên bản lúc 23:01, ngày 1 tháng 6 năm 2015

Thiện nhượng (chữ Hán 禪讓) là một phương thức thay đổi quyền thống trị trong lịch sử Trung Quốc, được ghép bởi các cụm từ Thiện Vị và Nhượng Vị. Thiện nhượng là đặc sản của nền văn hóa Trung Quốc cho nên nó trực tiếp ảnh hưởng tới các quốc gia thuộc Vòng văn hóa chữ Hán, tuy nhiên vì có nghĩa là nhường lại ngôi vị nên trong Hán ngữ tất cả các cuộc nhường ngôi khác trên lịch sử nhân loại đều được ghi chép là Thiện nhượng.

Tính chất

Đường Nghiêu

Trong chế độ Thiện nhượng, vị quân chủ đương nhiệm sẽ chủ động nhường ngôi cho người khác khi mình còn sống, với hình thức cao nhất là họ tự nguyện tiến hành chuyển giao quyền lực cho người hiền, hình thức này khác với Kế vị ở chỗ người tiếp nhiệm sẽ tự động thế chỗ người tiền nhiệm đã qua đời. Tuy hầu hết những trường hợp Thiện nhượng trong lịch sử đều miễn cưỡng, nhưng vẫn là hình thức thay ngôi trong hòa bình vì nó được thực hiện từ người đang tại vị, trái với Phế truất là tình huống đổi chủ bởi những nhân vật nắm giữ thực quyền khống chế triều chính áp đặt hoặc do kẻ khác dùng vũ lực tạo ra. Thiện nhượng gồm Nội thiện và Ngoại thiện:

Nội thiện là nhường ngôi cho người trong họ, có bốn nguyên nhân: Thiên tử thất thế buộc phải thoái vị, thiên tử mất khả năng cai trị nên từ nhiệm, thiên tử chán ghét trần tục mà xuất gia hoặc lui về hậu cung, thiên tử chọn đó làm giải pháp quyền biến do hoàn cảnh đặc biệt. Thông thường, vị quân chủ từ nhiệm được tôn làm Thái thượng hoàng (hoặc Thái thượng vương). Khi Thái thượng hoàng vẫn còn mà vị quân chủ đương nhiệm tiếp tục nhường ngôi cho người khác, thì Thái thượng hoàng được tôn là Vô thượng hoàng.

Ngoại thiện là nhường ngôi cho người khác họ, nhưng nó chỉ tồn tại trên danh nghĩa được che đậy bởi các quyền thần, người ta sử dụng để hợp lý hóa việc kế thừa ngôi vị theo truyền thống Nho giáo. Do đó, khi vị quân chủ bị bức phải nhường ngôi cho người ngoài dòng tộc, họ đều bị giáng xuống tước vị thấp hơn, hoặc bị quản thúc, bị lưu đày, thậm chí bị bức tử. Thư tịch cổ dùng chữ "soán" (篡) để ám chỉ hành động nhường ngôi đi kèm với sự diệt vong của một triều đại thay cho thuật ngữ Thiện nhượng.

Nguồn gốc

Nhà Chu suy yếu, các nước chư hầu thôn tính lẫn nhau khiến xã hội loạn lạc. Bởi thế sự nhiễu nhương như vậy nên xuất hiện những quan điểm lỗi lạc tìm cách sửa đổi mong cứu vớt thiên hạ, trong đó có Nho giáo của Khổng Tử.[1] Khổng Tử cố ý xây dựng nên hình tượng Nghiêu thiên Thuấn nhật làm khuôn mẫu, mục đích tôn vinh những bậc thánh chúa đời xưa lấy đạo chí công để trị thiên hạ, chứ không lấy thiên hạ làm của riêng mình, gọi là Tổ thuật Nghiêu Thuấn (noi gương Nghiêu Thuấn).[2] Từ Nghiêu Thuấn đến thời Xuân Thu cách quá xa nên việc tô điểm cho họ thế nào mà chẳng được, Khổng Tử tạo ra huyền thoại này nhằm chống đỡ tư tưởng chính trị của mình.[3]

Ngu Thuấn

Theo huyền thoại, Đế Nghiêu tuổi cao nên tìm đến Diêu Trọng Hoa, một nhân vật tài giỏi và hiếu thuận để thay thế mình, đó là Đế Thuấn. Đến lượt mình, Thuấn nhường ngôi cho người lập công trị thủy là Hạ Vũ. Sau đó, Vũ cũng học Nghiêu Thuấn truyền vị cho Bá Ích. Tuy nhiên, con Vũ là Hạ Khải đã dùng vũ lực đoạt lấy ngai vàng, qua đó nhà Hạ thành lập.

Kinh Thư là thư tịch cổ nhất nhắc đến chế độ Thiện nhượng, nhưng theo các học giả thì Kinh thư do các Nho gia đời Hán ngụy tạo, bộ sách đầu tiên đề cập về Nghiêu Thuấn là Luận ngữ. Trong đó thiên 20 ghi rõ những lời của Nghiêu khuyên Thuấn giữ đạo trung chính lúc chuẩn bị nhường ngôi, và Thuấn cũng khuyên Vũ như vậy trước khi thoái vị.[4] Theo lẽ thường thì Nghiêu nhường ngôi cho Thuấn, thiên hạ sẽ là của Thuấn. Nhưng theo tông chỉ của Nho giáo thì thiên hạ là của trời, mà Nghiêu chỉ nhường quyền cai trị cho Thuấn, nếu trời không cho Thuấn thì Nghiêu có nhường cũng không được.[5]

Sau khi định hình học thuyết, Khổng Tử chu du liệt quốc truyền bá tư tưởng của mình, nhưng chư hầu không nghe. Khổng Tử hiểu rằng muốn thay đổi thế cuộc phải có quyền lực, lời nói dẫu hay cũng vô dụng, ngài quyết định quay về nước Lỗ, đem kiến thức ghi chép thành sách lưu truyền hậu thế, hy vọng sẽ có người hiểu và thực hiện đường lối đó.[6]

Một số quan điểm khác

  1. Tuân tử, Chính luận biên: Phù viết Nghiêu Thuấn thiện nhượng, thị hư ngôn dã, thị thiển giả chi truyền, lậu giả chi thuyết dã (Cái gọi là Nghiêu Thuấn nhường ngôi là không phù hợp với sự thực, là chuyện do những người có đầu óc hạn hẹp loan truyền, là thuyết của những kẻ tri thức nông cạn)
  2. Hàn phi tử, Thuyết nghi: Thuấn bức Nghiêu, Vũ bức Thuấn, Thang phóng Kiệt, Vũ vương phạt Trụ. Thử tứ vương giả, nhân thần thí kỳ quân giả dã, nhi thiên hạ dự chi (Thuấn ép Nghiêu, Vũ ép Thuấn, Thang đày Kiệt, Vũ vương đánh Trụ. Bốn vị vua này là thần tử lại giết quân chủ của mình, vậy mà thiên hạ vẫn khen họ)
  3. Sử ký chính nghĩaQuát địa chí dẫn Trúc thư kỉ niên: Thuấn tù Nghiêu, phục yển tắc Đan Chu, sử bất dữ phụ tương kiến dã. Cố Nghiêu thành tại Bộc châu Quyên Thành huyện đông bắc thập ngũ lý...Tích Nghiêu đức suy vi Thuấn sở tù dã, hựu hữu Yển Chu thành, tại huyện Tây Bắc thập ngũ lý (Thuấn giam Nghiêu, lại cản trở Đan Chu, khiến cho cha con không thể gặp được nhau. Nghiêu thành xưa ở huyện Quyên Thành, Bộc Châu, phía Đông Bắc 15 dặm...Khi Nghiêu suy, bị Thuấn giam giữ, lại có Yển Chu thành, cách huyện đó về phía Tây Bắc 15 dặm)
  4. Sử thông, Nghi cổ biên: Án Cấp trủng tỏa ngữ vân: "Thuấn phóng Nghiêu ư Bình Dương". Nhi thư vân mỗ địa hữu thành, dĩ Tù Nghiêu vi hiệu. Thức giả bằng tư dị thuyết, phả dĩ thiện thụ vi nghi (Xét Cấp trủng tỏa ngữ thấy nói: "Thuấn giam Nghiêu ở Bình Dương". Trúc thư lại nói ở đó có toà thành Tù Nghiêu, người có kiến thức dựa theo thuyết này vô cùng hoài nghi chuyện nhường ngôi)
  5. Công chúa thị chẩm dạng sinh hoạt đích, Nga Hoàng - Nữ Anh: Thứ xuất nữ nhi vi bang Thuấn đoạt thủ lĩnh vị trí tù cấm thân phụ (Hai người con gái giúp Thuấn đoạt ngôi vị thủ lĩnh và cầm tù vua cha)
  6. Thẻ tre Quách Điếm, Đường Ngu chi đạo: Bất thiện nhi năng hóa dân giả, tự sanh dân vị chi hữu dã (Ngôi vị thủ lĩnh do dân bầu, không phải từ một cá nhân nhường lại)
  7. Trung Quốc văn hóa sử 500 nghi án, Nghi án 1: Hữu một hữu quá Nghiêu Thuấn thiện nhượng (Có hay không chuyện Nghiêu Thuấn nhường ngôi)
  8. Cổ sử biện, quyển 7: Thiện nhượng chi thuyết nãi thị Chiến Quốc học giả thụ liễu thời thế đích thích kích, tại tưởng tượng trung cấu thành đích ô thác bang (Thuyết Thiện nhượng do các học giả thời Chiến Quốc bế tắc trước thời cuộc xây dựng hình tượng một xã hội lý tưởng dựa trên truyền thuyết)
  9. Trung Quốc vị giải chi mê, Nghiêu Thuấn thiện nhượng chi mê: Nghiêu Thuấn thiện nhượng, một hữu na ma nghiêm túc hòa thần thánh, chỉ bất quá nhân môn bất tưởng đảm đương giá phận tân khổ đích chức vụ bãi liễu (Nghiêu Thuấn nhường ngôi không có gì là nghiêm túc và thần thánh, chẳng qua chỉ là mọi người không muốn gánh lấy nhiệm vụ cực khổ mà thôi)
  10. 99% đích Trung Quốc nhân bất tri đạo đích lịch sử chân tướng, chương 2: Nghiêu Thuấn thiện nhượng tính phi xuất vu khảng khái (Nghiêu Thuấn nhường ngôi không phải do sự hào hiệp)

Nguồn tham khảo và chú thích

  1. ^ Nho giáo, trang 46-47
  2. ^ Nho giáo, trang 699
  3. ^ Khổng tử, trang 13
  4. ^ Khổng tử, trang 11-12
  5. ^ Nho giáo, trang 727
  6. ^ Khổng tử, trang 52-74