Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phúc Thọ”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Quanba (thảo luận | đóng góp)
Dòng 55: Dòng 55:


== Lịch sử ==
== Lịch sử ==
Tên cũ xưa kia là Phúc Lộc. Tên Phúc Thọ có từ năm 1822, thuộc trấn Sơn Tây. Sau thuộc tỉnh [[Sơn Tây (tỉnh Việt Nam)|Sơn Tây]], Hà Tây (1965-1975), [[Hà Sơn Bình]] (1975-1978), từ 1978 được nhập về [[Hà Nội]] (1978-1991), sát nhập thêm 3 xã của huyện [[Quốc Oai]] là Tam Hiệp, Hiệp Thuận, Liên Hiệp. Năm 1991, huyện lại được nhập về tỉnh Hà Tây vừa được tái lập. Ngày 1 tháng 8 năm 2008, một lần nữa huyện lại được sáp nhập vào Hà Nội. (Phần thị trấn Phúc Thọ hiện nay là 1 phần xã Phúc Hòa và xã Thọ Lộc được tách ra để thành lập thị trấn mới. Xã Thọ Lộc và xã Phúc Hòa trước CM tháng 8 là Tổng Lạc Trị thuộc huyện Thạch Thất, chỉ chuyển về Phúc Thọ sau năm 1954. Trước đây 2 xã Tích Giang và Trạch Mỹ Lộc thuộc huyện Tùng Thiện, đước chuyển về Phúc Thọ sau 1991)
Tên cũ xưa kia là Phúc Lộc. Tên Phúc Thọ có từ năm 1822, thuộc trấn Sơn Tây. Sau thuộc tỉnh [[Sơn Tây (tỉnh Việt Nam)|Sơn Tây]], Hà Tây (1965-1975), [[Hà Sơn Bình]] (1975-1978), từ 1978 được nhập về [[Hà Nội]] (1978-1991), sát nhập thêm 3 xã của huyện [[Quốc Oai]] là Tam Hiệp, Hiệp Thuận, Liên Hiệp. Năm 1991, huyện lại được nhập về tỉnh Hà Tây vừa được tái lập. Ngày 1 tháng 8 năm 2008, một lần nữa huyện lại được sáp nhập vào Hà Nội. (Phần thị trấn Phúc Thọ hiện nay là 1 phần xã Phúc Hòa và xã Thọ Lộc được tách ra để thành lập thị trấn mới. Xã Thọ Lộc và xã Phúc Hòa trước CM tháng 8 là Tổng Lạc Trị thuộc huyện Thạch Thất, chỉ chuyển về Phúc Thọ sau năm 1954. Trước đây 2 xã Tích Giang và Trạch Mỹ Lộc thuộc huyện Tùng Thiện, đước chuyển về Phúc Thọ sau 1991), Huyện Phúc Thọ có Tổng Lạc Trị (tên dưới thời Pháp thuộc) là quê hương cách mạng, có nhiều người theo Việt Minh chống Nhật và Pháp, có nhiều cán bộ cách mạng thời kỳ 1940-1954, làng Kiều Trung là địa phương kiên cường chống Nhật, hiện tại bảo tàng lịch sử Hà Nội có trưng bày kỷ vật là chiếc mõ tre kháng nhật (1945). (Bảo tàng ghi nhầm là thôn Kiến Trung).


Cửa ''Hát Môn'' là một địa danh lịch sử nơi [[hai bà Trưng]] nhảy xuống tuẫn tiết khi thất thế trước quân [[nhà Hán]] do [[Mã Viện]] chỉ huy. Hiện nay ở đây còn có [[đền Hai bà Trưng|đền thờ hai bà Trưng]].
Cửa ''Hát Môn'' là một địa danh lịch sử nơi [[hai bà Trưng]] nhảy xuống tuẫn tiết khi thất thế trước quân [[nhà Hán]] do [[Mã Viện]] chỉ huy. Hiện nay ở đây còn có [[đền Hai bà Trưng|đền thờ hai bà Trưng]].

Phiên bản lúc 07:06, ngày 22 tháng 7 năm 2009

Phúc Thọ
Địa lý
Huyện lỵ thị trấn Phúc Thọ
Vị trí: phía Bắc thành phố Hà Nội
Diện tích: 113,2 km²
Số xã, thị trấn: 22 xã, 01 thị trấn
Dân số
Số dân: 154.800 người, năm 2001
Mật độ: 1.368 người/km²
Thành phần dân tộc: Kinh,...
Hành chính
Chủ tịch Hội đồng nhân dân:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân:
Thông tin khác
Điện thoại trụ sở:
Số fax trụ sở:
Địa chỉ mạng:

Phúc Thọ là một huyện của Hà Nội.

Địa lý

Phúc Thọ là huyện đồng bằng Bắc Bộ, nằm bên bờ hữu ngạn của cả hai con sông: sông Hồngsông Đáy, của hệ thống sông Hồng. Phúc Thọ có ranh giới phía Tây giáp thị xã Sơn Tây, phía Nam giáp huyện Thạch Thất, phía Đông Nam (lần lượt từ Nam lên Đông) giáp các huyện Quốc OaiHoài Đức, phía Đông giáp huyện Đan Phượng. Ranh giới phía Đông của huyện với các huyện Đan Phượng và Hoài Đức, gần như chính là con sông Đáy, tên cổ là con sông Hát, là phân lưu của sông Hồng. Về phía Bắc, sông Hồng là ranh giới của huyện, mà tính từ đông sang tây gồm có: Mê Linh (ở góc phía Đông Bắc), các huyện của tỉnh Vĩnh Phúc như Yên Lạc (ở phía Bắc), Vĩnh Tường (ở góc phía Tây Bắc). Góc phía Đông Bắc huyện, trên ranh giới với các huyện Mê Linh và Đan Phượng, tại vị trí các xã Vân Hà, Vân Nam và Hát Môn, huyện có cửa Hát Môn, vốn là ngã ba sông phân lưu nước sông Hồng vào sông Đáy. Diện tích tự nhiên của huyện Phúc Thọ là 113,2 km².

Dân số 154.800 (2001).

Hành chính

Huyện Phúc Thọ có 22 xã: Vân Hà, Vân Nam, Vân Phúc, Xuân Phú, Cẩm Đình, Phương Độ, Sen Chiểu, Võng Xuyên, Long Xuyên, Thượng Cốc, Hát Môn, Thọ Lộc, Tích Giang, Phúc Hòa, Ngọc Tảo, Thanh Đa, Trạch Mỹ Lộc, Tam Thuấn, Phụng Thượng, Tam Hiệp, Hiệp Thuận, Liên Hiệp. Huyện lỵ là thị trấn Phúc Thọ, tên nôm là thị trấn Gạch.

Kinh tế

Huyện Phúc Thọ là nơi có nhiều dự án công nghiệp. Dự kiến khi quốc lộ 32 xây dựng xong, Phúc Thọ sẽ là một trong những điểm đến cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thu nhập bình quân đầu người của huyện Phúc Thọ hiện nay trên 600 USD/năm[cần dẫn nguồn]. Là một huyện thuần nông, có đập Đáy, có công trình Kênh Cẩm Đình - Hiệp Thuận dẫn nước từ sông Hồng vào sông Đáy. Sau này sẽ là 1 điểm du lịch nổi tiếng.

Lịch sử

Tên cũ xưa kia là Phúc Lộc. Tên Phúc Thọ có từ năm 1822, thuộc trấn Sơn Tây. Sau thuộc tỉnh Sơn Tây, Hà Tây (1965-1975), Hà Sơn Bình (1975-1978), từ 1978 được nhập về Hà Nội (1978-1991), sát nhập thêm 3 xã của huyện Quốc Oai là Tam Hiệp, Hiệp Thuận, Liên Hiệp. Năm 1991, huyện lại được nhập về tỉnh Hà Tây vừa được tái lập. Ngày 1 tháng 8 năm 2008, một lần nữa huyện lại được sáp nhập vào Hà Nội. (Phần thị trấn Phúc Thọ hiện nay là 1 phần xã Phúc Hòa và xã Thọ Lộc được tách ra để thành lập thị trấn mới. Xã Thọ Lộc và xã Phúc Hòa trước CM tháng 8 là Tổng Lạc Trị thuộc huyện Thạch Thất, chỉ chuyển về Phúc Thọ sau năm 1954. Trước đây 2 xã Tích Giang và Trạch Mỹ Lộc thuộc huyện Tùng Thiện, đước chuyển về Phúc Thọ sau 1991), Huyện Phúc Thọ có Tổng Lạc Trị (tên dưới thời Pháp thuộc) là quê hương cách mạng, có nhiều người theo Việt Minh chống Nhật và Pháp, có nhiều cán bộ cách mạng thời kỳ 1940-1954, làng Kiều Trung là địa phương kiên cường chống Nhật, hiện tại bảo tàng lịch sử Hà Nội có trưng bày kỷ vật là chiếc mõ tre kháng nhật (1945). (Bảo tàng ghi nhầm là thôn Kiến Trung).

Cửa Hát Môn là một địa danh lịch sử nơi hai bà Trưng nhảy xuống tuẫn tiết khi thất thế trước quân nhà Hán do Mã Viện chỉ huy. Hiện nay ở đây còn có đền thờ hai bà Trưng.

Vào thời Pháp thuộc, người Pháp muốn cải tạo hệ phân lũ sông Hồng, họ đã xây dựng công trình đập Đáy, nhằm mục tăng lưu lượng dòng chảy của sông Hồng về mùa cạn và phân lũ vào bồn trũng hạ lưu sông Đáy (các tỉnh Sơn Tây, Hà Đông, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình) mỗi khi có lũ lụt lớn vào mùa mưa. Nhưng công trình này hiếm khi phải phát huy tác dụng vào mùa lũ, làm cho đoạn sông Đáy phía hạ lưu đập trở nên gần như là đoạn sông chết.

Giao thông

  • Đường bộ có quốc lộ 32 chạy dọc phía Nam huyện, theo hướng Đông Đông Nam - Tây Tây Bắc, từ Hà Nội, qua thị trấn Phúc Thọ (Gạch), sang thị xã Sơn Tây, Hà Nội, (đoạn cắt qua sông Đáy nằm phía Nam đập Đáy). Quóc lộ 32 trước đây là quốc lộ 11A, sau năm 1976 mới đổi thành 32 (tôi đi vắng lâu không rõ đổi chính xác khi nào)
  • Đường thủy có sông Hồng.

Liên kết ngoài

Bản mẫu:Các quận huyện của Hà Nội