Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Các nhà nước Trung Quốc cổ đại”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 7: Dòng 7:
Vào thời kỳ đầu của xã hội phong kiến, quyền lực nằm trong tay thủ lĩnh [[bộ lạc]] chuyển đổi thành ''lãnh chúa'' cát cứ trong lãnh thổ của họ. Các xung đột xảy ra thì bên cạnh dạng cá lớn nuốt trọn cá bé, cũng nổi lên dạng lãnh chúa mạnh và khôn ngoan, thiết lập quyền kiểm soát các lãnh thổ khác ở mức xác định.
Vào thời kỳ đầu của xã hội phong kiến, quyền lực nằm trong tay thủ lĩnh [[bộ lạc]] chuyển đổi thành ''lãnh chúa'' cát cứ trong lãnh thổ của họ. Các xung đột xảy ra thì bên cạnh dạng cá lớn nuốt trọn cá bé, cũng nổi lên dạng lãnh chúa mạnh và khôn ngoan, thiết lập quyền kiểm soát các lãnh thổ khác ở mức xác định.


Tại Trung Quốc nó dẫn đến mô hình thiên tử - chư hầu ở thời [[nhà Hạ]] (Tk 21- Tk 16 TCN) và [[nhà Thương]] (Tk 16 - Tk 11 TCN). Mối quan hệ thiên tử - chư hầu lúc đầu còn ở dạng sơ khai, chưa có một lý thuyết nền tảng về xã hội. Quan hệ giữa các thành phần biến động theo khả năng duy trì thực lực của các thành phần đó, và nói chung là còn lỏng lẻo, các chư hầu thì vẫn chia phái hoặc liên minh hoặc đánh chiếm lẫn nhau. Các di chỉ khảo cổ thời [[nhà Thương]] cho thấy các thuộc quốc của triều đại này gọi là "Phương quốc", giữa vua [[nhà Thương]] với các thủ lĩnh bộ tộc đó không có quan hệ vua tôi mà chỉ là liên minh quân sự. Vua nhà Hạ, nhà Thương chỉ đóng vai trò đứng đầu liên hợp các phương quốc, được các nước đó gọi là "đại quốc", "đại ấp" và các nước này xưng "tiểu quốc", "tiểu ấp"<ref name="ckh19">Cát Kiếm Hùng, sách đã dẫn, tr 19</ref>. Đây là thời kỳ huyền sử, chưa có chữ viết và không có ghi chép hệ thống nào, nên tính chính xác các sự kiện không được kiểm chứng.
Tại Trung Quốc nó dẫn đến mô hình thiên tử - chư hầu ở thời [[nhà Hạ]] (Tk 21- Tk 16 TCN) và [[nhà Thương]] (Tk 16 - Tk 11 TCN). Mối quan hệ thiên tử - chư hầu lúc đầu còn ở dạng sơ khai, chưa có một lý thuyết nền tảng về xã hội. Quan hệ giữa các thành phần biến động theo khả năng duy trì thực lực của các thành phần đó, và nói chung là còn lỏng lẻo, các chư hầu thì vẫn chia phái hoặc liên minh hoặc đánh chiếm lẫn nhau. Các di chỉ khảo cổ thời [[nhà Thương]] cho thấy các thuộc quốc của triều đại này gọi là "Phương quốc", giữa vua [[nhà Thương]] với các thủ lĩnh bộ tộc đó không có quan hệ vua tôi mà chỉ là liên minh quân sự. Vua nhà Hạ, nhà Thương chỉ đóng vai trò đứng đầu liên hợp các phương quốc, được các nước đó gọi là "đại quốc", "đại ấp" và các nước này xưng "tiểu quốc", "tiểu ấp"<ref name="ckh19">Cát Kiếm Hùng, sách đã dẫn, tr 19</ref>.


Sang thời [[nhà Chu]] (Tk 11 - Tk 3 TCN), đại đa số các chư hầu đều là người thân thích hoặc công thần nhà Chu, chịu sự ràng buộc khá chặt chẽ, có quan hệ vua tôi với thiên tử nhà Chu<ref name="ckh19"/>. Chư hầu có nghĩa vụ với thiên tử nhà Chu như: triều kiến định kỳ, cống nạp, điều quân theo sự huy động của vua Chu khi có chiến tranh hoặc làm lễ lớn để trợ tế...<ref>Trương Tú Bình, Vương Hiểu Minh, sách đã dẫn, tr 28</ref><ref>Cát Kiếm Hùng, sách đã dẫn, tr 21</ref>.
Sang thời [[nhà Chu]] (Tk 11 - Tk 3 TCN), đại đa số các chư hầu đều là người thân thích hoặc công thần nhà Chu, chịu sự ràng buộc khá chặt chẽ, có quan hệ vua tôi với thiên tử nhà Chu<ref name="ckh19"/>. Chư hầu có nghĩa vụ với thiên tử nhà Chu như: triều kiến định kỳ, cống nạp, điều quân theo sự huy động của vua Chu khi có chiến tranh hoặc làm lễ lớn để trợ tế...<ref>Trương Tú Bình, Vương Hiểu Minh, sách đã dẫn, tr 28</ref><ref>Cát Kiếm Hùng, sách đã dẫn, tr 21</ref>.
Dòng 25: Dòng 25:
==Hiện đại==
==Hiện đại==
Trong ngữ cảnh hiện đại thì từ này dùng để ám chỉ nước phụ thuộc chịu sự chi phối của một nước lớn, trong quan hệ với nước lớn ấy, ví dụ: [[Đế quốc Mỹ]] và chư hầu, [[Liên Xô|Liên bang Xô viết]] và các nước chư hầu [[Đông Âu]].
Trong ngữ cảnh hiện đại thì từ này dùng để ám chỉ nước phụ thuộc chịu sự chi phối của một nước lớn, trong quan hệ với nước lớn ấy, ví dụ: [[Đế quốc Mỹ]] và chư hầu, [[Liên Xô|Liên bang Xô viết]] và các nước chư hầu [[Đông Âu]].

== Nghi vấn lịch sử ==
Thời kỳ [[nhà Hạ]] (Tk 21- Tk 16 TCN) và [[nhà Thương]] (Tk 16 - Tk 11 TCN) là thời kỳ huyền sử, chưa có chữ viết và không có ghi chép hệ thống nào. Đời sau lúc có chữ viết (sớm nhất là Tk 11 TCN), thì các sử gia cổ dựa trên truyền khẩu chép lại, gán cho đầy đủ tên họ thụy hiệu và thời gian, nhằm minh họa cho nguồn gốc của dân tộc mình. Các sử gia hiện đại ở TQ thì thiên về bảo vệ tính tự tôn của dân tộc.

Vì thế tính chính xác các sự kiện không được kiểm chứng.


== Chỉ dẫn ==
== Chỉ dẫn ==

Phiên bản lúc 01:09, ngày 23 tháng 9 năm 2015

Chư hầu là một từ xuất phát từ chữ Hán (诸侯), trong nghĩa hẹp của chữ Hán dùng từ thời Tam Đại (nhà Hạ, nhà Thương, nhà Chu) để chỉ trạng thái các vua chúa của các tiểu quốc bị phụ thuộc, phải phục tùng một vua chúa lớn mạnh hơn làm thiên tử thống trị tối cao. Các nước nhỏ được gọi là "nước chư hầu".

Sau này, chư hầu dùng để chỉ tình trạng nước nhỏ phụ thuộc vào nước lớn nào đó, với mức độ phụ thuộc khác nhau. Đó là một hiện tượng của lịch sử, các nước nhỏ gom quanh ô che của nước lớn thành nhóm để tồn tại trong thế giới có nhiều xung đột.

Trong lịch sử

Vào thời kỳ đầu của xã hội phong kiến, quyền lực nằm trong tay thủ lĩnh bộ lạc chuyển đổi thành lãnh chúa cát cứ trong lãnh thổ của họ. Các xung đột xảy ra thì bên cạnh dạng cá lớn nuốt trọn cá bé, cũng nổi lên dạng lãnh chúa mạnh và khôn ngoan, thiết lập quyền kiểm soát các lãnh thổ khác ở mức xác định.

Tại Trung Quốc nó dẫn đến mô hình thiên tử - chư hầu ở thời nhà Hạ (Tk 21- Tk 16 TCN) và nhà Thương (Tk 16 - Tk 11 TCN). Mối quan hệ thiên tử - chư hầu lúc đầu còn ở dạng sơ khai, chưa có một lý thuyết nền tảng về xã hội. Quan hệ giữa các thành phần biến động theo khả năng duy trì thực lực của các thành phần đó, và nói chung là còn lỏng lẻo, các chư hầu thì vẫn chia phái hoặc liên minh hoặc đánh chiếm lẫn nhau. Các di chỉ khảo cổ thời nhà Thương cho thấy các thuộc quốc của triều đại này gọi là "Phương quốc", giữa vua nhà Thương với các thủ lĩnh bộ tộc đó không có quan hệ vua tôi mà chỉ là liên minh quân sự. Vua nhà Hạ, nhà Thương chỉ đóng vai trò đứng đầu liên hợp các phương quốc, được các nước đó gọi là "đại quốc", "đại ấp" và các nước này xưng "tiểu quốc", "tiểu ấp"[1].

Sang thời nhà Chu (Tk 11 - Tk 3 TCN), đại đa số các chư hầu đều là người thân thích hoặc công thần nhà Chu, chịu sự ràng buộc khá chặt chẽ, có quan hệ vua tôi với thiên tử nhà Chu[1]. Chư hầu có nghĩa vụ với thiên tử nhà Chu như: triều kiến định kỳ, cống nạp, điều quân theo sự huy động của vua Chu khi có chiến tranh hoặc làm lễ lớn để trợ tế...[2][3].

Sang thời Đông Chu (Tk 8 - Tk 3 TCN), thiên tử suy yếu, các chư hầu nổi lên lấn át quyền hành. Những chư hầu mạnh thay nhau lãnh đạo, chi phối chư hầu khác, không thần phục thiên tử. Cuối cùng, chư hầu mạnh nhất là nước Tần tiêu diệt các chư hầu khác vào năm 221 TCN, thành lập nhà Tần.

Nhà Tần xây dựng được nhà nước trung ương tập quyền vững mạnh đầu tiên ở Trung Quốc, và cùng với các học thuyết về xã hội phong kiến và chiến tranh ra đời vào thời Xuân Thu Chiến Quốc[a], chấm dứt thời hỗn mang của các tiểu quốc.

Theo ý kiến của Lý Tư, để tránh việc các chư hầu liệt quốc đánh nhau sau nhiều đời không còn thân thiết với quan hệ huyết thống, Tần Thủy Hoàng lập ra chế độ quận huyện, không phong cho thân thích và công thần.

Sang thời Hán, thiên tử duy trì giải pháp hỗn hợp giữa nhà Chunhà Tần: vừa thiết lập các quận huyện, cử các quan lại đến cai trị, vừa phong đất cho thân thích, công thần. Sau khi dẹp những cuộc binh biến của các chư hầu đầu thời Hán, nhà Hán chia nhỏ lãnh thổ các nước được phong. Từ gần 10 nước thời Hán Cao Tổ thành 25 nước thời Hán Cảnh Đế. Đến thời Hán Vũ Đế còn tiếp tục theo đuổi chính sách này, loại bỏ hoàn toàn việc cắt đất phong hầu khiến cho chế độ quân chủ trung ương tập quyền ngày càng được củng cố[4]. Vì vậy trong các châu (đơn vị hành chính lớn nhất) vừa có "quận" vừa có "nước".

Khái niệm chư hầu từ lúc đó không chỉ giới hạn với những người "hoàng thân quốc thích" được phong tại các "nước" mà còn bao gồm các quan lại địa phương có thực lực mạnh và nổi lên thành những quân phiệt tranh chấp trong thời loạn.

Khi kiến lập nhà Tấn, Tấn Vũ Đế cho rằng do nhà Tào Ngụy bớt quá nhiều quyền lực của các hoàng tử được phong đất dẫn đến thiên tử bị cô lập không có người cứu trợ đến nỗi mất ngôi, nên tăng cường quyền lực cho chư hầu. Tuy vẫn duy trì chế độ xen lẫn quận huyện như nhà Hán, vua Tấn phong 27 người thân thích làm "vương", cho họ tùy theo quy mô lớn nhỏ mà lập ra quân đội từ vài ngàn đến vài vạn người. Vì vậy chỉ ngay sau khi Vũ Đế mất, các chư hầu lại nổi lên đánh nhau tranh giành quyền lực, gọi là loạn bát vương. Hậu quả của loạn bát vương khiến nhà Tấn suy yếu trầm trọng, tạo cơ hội cho các tộc người Hồ phương bắc tràn vào trung nguyên khiến nhà Tấn phải rút về phía nam.

Hiện đại

Trong ngữ cảnh hiện đại thì từ này dùng để ám chỉ nước phụ thuộc chịu sự chi phối của một nước lớn, trong quan hệ với nước lớn ấy, ví dụ: Đế quốc Mỹ và chư hầu, Liên bang Xô viết và các nước chư hầu Đông Âu.

Nghi vấn lịch sử

Thời kỳ nhà Hạ (Tk 21- Tk 16 TCN) và nhà Thương (Tk 16 - Tk 11 TCN) là thời kỳ huyền sử, chưa có chữ viết và không có ghi chép hệ thống nào. Đời sau lúc có chữ viết (sớm nhất là Tk 11 TCN), thì các sử gia cổ dựa trên truyền khẩu chép lại, gán cho đầy đủ tên họ thụy hiệu và thời gian, nhằm minh họa cho nguồn gốc của dân tộc mình. Các sử gia hiện đại ở TQ thì thiên về bảo vệ tính tự tôn của dân tộc.

Vì thế tính chính xác các sự kiện không được kiểm chứng.

Chỉ dẫn

  1. ^ Nổi bật nhất là luận thuyết của Khổng TửTôn Vũ, những lý luận chủ đạo cho xã hội phong kiến Trung Hoa bước vào giai đoạn mới

Chú thích

  1. ^ a b Cát Kiếm Hùng, sách đã dẫn, tr 19
  2. ^ Trương Tú Bình, Vương Hiểu Minh, sách đã dẫn, tr 28
  3. ^ Cát Kiếm Hùng, sách đã dẫn, tr 21
  4. ^ Cát Kiếm Hùng, sách đã dẫn, tr 431, 434

Xem thêm

Tham khảo

  • Sử ký Tư Mã Thiên, các thiên:
    • Chu bản kỷ
    • Ân bản kỷ
  • Trương Tú Bình, Vương Hiểu Minh (1998), Một trăm sự kiện của Trung Quốc, NXB Văn hóa thông tin
  • Cát Kiếm Hùng chủ biên (2006), Bước thịnh suy của các triều đại phong kiến Trung Quốc, tập 1, NXB Văn hoá thông tin
  • Trình Doãn Thắng, Ngô Trâu Cương, Thái Thành (1998), Cố sự Quỳnh Lâm, NXB Thanh Hoá

Liên kết ngoài