Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ngày Quốc tế Bất bạo động”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Lịch sử: chính tả, replaced: Hiêp → Hiệp using AWB
Dòng 21: Dòng 21:


{{DEFAULTSORT:International Day Of Non-Violence}}
{{DEFAULTSORT:International Day Of Non-Violence}}
[[Thể loại:Ngày lễ]]
[[Thể loại:Ngày Liên Hiệp Quốc]]
[[Thể loại:Liên Hiệp Quốc]]
[[Thể loại:Bất bạo động]]
[[Thể loại:Bất bạo động]]
[[Thể loại:Ngày lễ và Ngày Hành động trong tháng Mười]]
[[Thể loại:Ngày lễ và Ngày Hành động trong tháng Mười]]
[[Thể loại:Ngày Hành động]]
[[Thể loại:Ngày Hành động]]
[[Thể loại:Mohandas Karamchand Gandhi]]
[[Thể loại:Mahatma Gandhi]]

Phiên bản lúc 00:50, ngày 2 tháng 10 năm 2015

Ngày quốc tế bất bạo động (hay Ngày quốc tế không bạo lực) là một ngày do Liên Hiệp Quốc đặt ra để cổ vũ cho hòa bình, tránh dùng bạo lực. Ngày này được tổ chức vào ngày 02 tháng 10 - ngày sinh nhật của Mohandas Gandhi. Ngày này ở Ấn Độ được gọi là "Gandhi Jayanti" (ngày nghỉ lễ sinh nhật Gandhi)

Lịch sử

Trong tháng Giêng năm 2004, người Iran đoạt giải Nobel Hòa bình Shirin Ebadi đã nhận một ý kiến đề nghị dành một ngày trong năm làm "Ngày quốc tế bất bạo động" từ một giáo viên tiếng HindiParis giảng dạy các sinh viên quốc tế ở Diễn đàn Xã hội thế giới tại Bombay.

Ý tưởng này dần dần thu hút được sự quan tâm của một số nhà lãnh đạo Đảng Quốc Đại Ấn Độ cho tới khi một nghị quyết "Hội nghị Satyagraha" ở New Delhi trong tháng giêng năm 2007 do bà Sonia Gandhi và Tổng Giám mục Desmond Tutu khởi xướng, kêu gọi Liên Hiệp Quốc thông qua ý tưởng này.

Ngày 15 tháng 6 năm 2007, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc lập ngày 2 tháng 10 là Ngày quốc tế bất bạo động.[1] Nghị quyết của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc yêu cầu mọi thành viên của hệ thống Liên Hiệp Quốc tổ chức kỷ niệm ngày 2 tháng 10 theo "cách thích hợp và phổ biến thông điệp bất bạo động, kể cả thông qua việc giáo dục và nâng cao nhận thức của công chúng".[2]

Tem thư kỷ niệm

Cơ quan Quản lý Bưu chính Liên Hiệp Quốc ở thành phố New York đã làm một con dấu đóng trên tem đặc biệt để kỷ niệm sự kiện này, theo yêu cầu của Đại sứ Ấn Độ trong "Phái đoàn đại diện thường trực của Ấn Độ tại Liên Hiệp Quốc". Cơ quan quản lý Bưu chính Liên Hiệp Quốc đã cho biết mọi thư gửi đi thông qua cơ quan này từ ngày 2 tháng 10 tới 31 tháng 10 đều đóng dấu này. Thông tin trên tài liệu tem khác nhau có mang dấu này được tóm tắt tại một trang web dành cho việc sưu tập tem Gandhi và có thể được truy cập ở đây. here.

Chú thích

Tham khảo