Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vệ Ý công”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
clean up, replaced: → (2) using AWB
n →‎Tham khảo: sửa lỗi chính tả, replaced: NXB → Nhà xuất bản (2) using AWB
Dòng 65: Dòng 65:
*[[Sử ký Tư Mã Thiên]], thiên:
*[[Sử ký Tư Mã Thiên]], thiên:
** ''Vệ Khang Thúc thế gia''
** ''Vệ Khang Thúc thế gia''
* Phương Thi Danh ([[2001]]), ''Niên biểu lịch sử Trung Quốc'', NXB Thế giới
* Phương Thi Danh ([[2001]]), ''Niên biểu lịch sử Trung Quốc'', Nhà xuất bản Thế giới
* [[Khổng Tử]] ([[2002]]), ''Xuân Thu tam truyện, tập 2,'' NXB TP Hồ Chí Minh
* [[Khổng Tử]] ([[2002]]), ''Xuân Thu tam truyện, tập 2,'' Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh


==Chú thích==
==Chú thích==

Phiên bản lúc 12:31, ngày 10 tháng 12 năm 2015

Vệ Ý công
衞懿公
Vua chư hầu Trung Quốc
Vua nước Vệ
Trị vì668 TCN-660 TCN
Tiền nhiệmVệ Huệ công
Kế nhiệmVệ Đái công
Thông tin chung
Mất660 TCN
Trung Quốc
Thụy hiệu
Vệ Ý công
chư hầunước Vệ
Thân phụVệ Huệ công

Vệ Ý công (chữ Hán: 衞懿公; trị vì: 668 TCN-660 TCN[1][2]), tên thật là Cơ Xích (姬赤), là vị vua thứ 18 nước Vệ – một chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.

Vệ Ý công là con của Vệ Huệ công – vua thứ 16 nước Vệ. Năm 669 TCN, Vệ Huệ công mất, Cơ Xích lên nối ngôi, tức là Vệ Ý công.

Năm 666 TCN, Tề Hoàn công mang quân đánh Vệ. Vệ Ý công không chống nổi, bị thua trận, phải lấy của cải tạ lỗi với nước Tề để Tề Hoàn công rút quân.

Vệ Ý công thích chơi chim hạc, hết sức chiều chuộng và hậu đãi, tốn nhiều tiền của. Điều đó khiến người nước Vệ bất bình.

Năm 660 TCN, nước Địch mang quân đánh nước Vệ. Người trong nước không ủng hộ Vệ Ý công nên tình hình bất lợi. Ông ủy thác việc chống giữ cho Thạch Kỳ và Ninh Trang Tử, sai Cừ Khổng và Tử Bá ra trận. Quân Vệ đánh nhau với quân Địch ở Huỳnh Trạch, bị thua to. Quân Vệ tan vỡ. Do Vệ Ý công không bỏ cờ đại bái, quân nước Địch theo chỗ có cờ xông đến giết chết Ý công.

Vệ Ý công làm vua được 9 năm. Do người nước Vệ không có thiện cảm với Vệ Huệ công giết các anh tranh ngôi, không muốn lập lại dòng dõi của Huệ công[1] nên Tống Hoàn công lập con công tử Ngoan (em cùng mẹ Cấp Tử) là Cơ Thân lên nối ngôi, tức là Vệ Đái công.

Xem thêm

Tham khảo

  • Sử ký Tư Mã Thiên, thiên:
    • Vệ Khang Thúc thế gia
  • Phương Thi Danh (2001), Niên biểu lịch sử Trung Quốc, Nhà xuất bản Thế giới
  • Khổng Tử (2002), Xuân Thu tam truyện, tập 2, Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh

Chú thích

  1. ^ a b Sử ký, Vệ Khang Thúc thế gia
  2. ^ Phương Thi Danh, sách đã dẫn, tr 31