Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sơn Tịnh”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 161: Dòng 161:


==Đơn vị hành chính trực [[thuộc]]==
==Đơn vị hành chính trực [[thuộc]]==
Huyện được chia thành 11 [[xã]]: [[Tịnh Bắc]], [[Tịnh Bình]], [[Tịnh Đông]], [[Tịnh Giang]], [[Tịnh Hà]], [[Tịnh Hiệp]], [[Tịnh Minh]], [[Tịnh Phong]], [[Tịnh Sơn]], [[Tịnh Thọ]], [[Tịnh Trà]].
Huyện được chia thành 11 [[xã]].
{|
| valign="top" |
* Xã Tịnh Hà
* Xã Tịnh Thọ
* Xã Tịnh Sơn
* Xã Tịnh Minh
* Xã Tịnh Bắc
* Xã Tịnh Đông
* Xã Tịnh Giang
* Xã Tịnh Trà
* Xã Tịnh Hiệp
* Xã Tịnh Bình
* Xã Tịnh Phong
* Xã Tịnh Kỳ
* Xã Tịnh Khê
* Xã Tịnh Kỳ
* Xã Tịnh Thiện
* Xã Tịnh An
*
|width="50"| 
|}


==Cơ sở giáo dụã ==
==Cơ sở giáo dụã ==

Phiên bản lúc 02:28, ngày 13 tháng 12 năm 2015

Sơn Tịnh
—  Huyện  —
Sơn Tịnh trên bản đồ Thế giới
Sơn Tịnh
Sơn Tịnh
Quốc gia Việt Nam
TỉnhQuảng Ngãi
Diện tích
 • Tổng cộng243,4131 km2 (939,823 mi2)
Dân số (2013)
 • Tổng cộng95,597
 • Mật độ0,039/km2 (0,10/mi2)
Múi giờG (UTC+7)
Zipcode570000
Bảng số xe76
Phân chia hành chính11 xã

Huyện Sơn Tịnh là một huyện đồng bằng của tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam.

Địa lý

Huyện có diện tích là 243,4131 km² và dân số là 95.579 người.[1] Phía Bắc của huyện giáp với các huyện Trà Bồng, Bình Sơn; phía tây giáp Sơn Hà, Trà Bồng; phía Nam giáp các huyện Sơn Hà, Tư Nghĩa và; phía Đông giáp thành phố Quảng Ngãi.

Lược sử thay đổi hành chính

Thời nhà Hồ, vùng đất Sơn Tịnh ngày nay nằm trong huyện Trì Bình thuộc, châu Tư, lộ Thăng Hoa. Từ thời nhà Lê, huyện Trì Bình đổi tên thành huyện Bình Dương, rồi Bình Sơn.

Năm 1890, các làng, xã, ấp phía nam huyện Bình Sơn được tách ra để lập thành châu Sơn Tịnh thuộc Sơn phòng Nghĩa Định. "Năm thứ 11 đời vua Thành Thái (1899), cải làm huyện, trích 18 xã thôn tổng Bình Thượng huyện Bình Sơn và 8 xã thôn tổng Bình Trung nhập làm tổng Tịnh Thượng; lại trích 25 xã thôn tổng Bình Trung và 3 xã thôn tổng Bình Hạ nhập làm tổng Tịnh Trung thuộc về huyện này."[2]. Thời vua Bảo Đại, tổng Bình Châu nhập về huyện Sơn Tịnh và đổi tên là tổng Tịnh Châu. Năm 1932, huyện Sơn Tịnh thăng làm phủ Sơn Tịnh, bấy giờ gồm 4 tổng: Tịnh Thượng, Tịnh Trung, Tịnh Hòa, Tịnh Châu, với 72 làng, xã, thôn, ấp, vạn, trại.

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, phủ Sơn Tịnh được chính quyền Việt Minh đổ tên thành phủ Trương Quang Trọng, đặt theo tên của Bí thư Tỉnh bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội tỉnh Quảng Ngãi[3]. Đến tháng 6 năm 1946, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đổi phủ Trương Quang Trọng thành huyện Sơn Tịnh, hợp nhất các làng xã nhỏ thành 12 xã lớn, lấy chữ Tịnh đứng đầu: Tịnh Giang, Tịnh Hiệp, Tịnh Thọ, Tịnh Minh, Tịnh Bình, Tịnh Sơn, Tịnh Hà, Tịnh Phong, Tịnh Ấn, Tịnh Thành, Tịnh Khê, Tịnh Hòa.

Trong những năm sau đó, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhiều lần thay đổi hành chính các xã thuộc Sơn Tịnh như. Đến năm 1954, huyện Sơn Tịnh còn 19 xã.

Sau năm 1955, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi huyện Sơn Tịnh thành quận Sơn Tịnh, đổi tên các xã, lấy chữ Sơn làm đầu như: xã Tịnh Giang đổi là xã Sơn Tây; xã Tịnh Đông đổi là xã Sơn Đông; xã Tịnh Hiệp đổi là xã Sơn Phương; xã Tịnh Trà đổi là xã Sơn Trà; xã Tịnh Bắc đổi là xã Sơn Bắc; xã Tịnh Minh đổi là xã Sơn Nam; xã Tịnh Sơn đổi là xã Sơn Lộc; xã Tịnh Bình đổi là xã Sơn Châu; xã Tịnh Thọ đổi là xã Sơn Kim; xã Tịnh Phong đổi là xã Sơn Hương; xã Tịnh Hà đổi là xã Sơn Trung; xã Tịnh Ấn đổi là xã Sơn Long; xã Tịnh An đổi là xã Sơn Phú; xã Tịnh Châu đổi là xã Sơn Thành; xã Tịnh Thiện đổi là xã Sơn Hòa; xã Tịnh Long đổi là xã Sơn Hội; xã Tịnh Hòa đổi là xã Sơn Quang; xã Tịnh Khê đổi là xã Sơn Mỹ; xã Tịnh Kỳ đổi là xã Sơn Hải.

Phía Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam vẫn sử dụng phân cấp hành chính của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tuy nhiên, vào các giai đoạn 1961 - 1965 và 1970 - 1975, các xã phía đông Quốc lộ 1A của huyện Sơn Tịnh và các xã phía đông huyện Bình Sơn được tổ chức thành huyện Đông Sơn.

Sau khi Việt Nam thống nhất, phân chia hành chính huyện Sơn Tịnh ít có sự thay đổi. Tính đến năm 2005, huyện Sơn Tịnh gồm 1 thị trấn, 20 xã, với 106 thôn.

Ngày 12 tháng 12 năm 2013, chuyển toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Sơn Tịnh (sau đổi tên thành phường Trương Quang Trọng) và 9 xã Tịnh Ấn Tây, Tịnh Ấn Đông, Tịnh An, Tịnh Long, Tịnh Châu, Tịnh Thiện, Tịnh Khê, Tịnh Hòa, Tịnh Kỳ về thành phố Quảng Ngãi quản lý, huyện Sơn Tịnh còn lại 11 .[1]

Kinh tế

Du lịch

Giao thông

Huyện có tuyến quốc lộ 24B đi cảng Sa Kỳ. Có Quốc lộ 1A đi ngang qua tỉnh và đang mở tuyến đường cao tốc mới nối liền Dung Quất với Sa Huỳnh

Danh nhân gốc Sơn Tịnh

Đơn vị hành chính trực thuộc

Huyện được chia thành 11 : Tịnh Bắc, Tịnh Bình, Tịnh Đông, Tịnh Giang, Tịnh Hà, Tịnh Hiệp, Tịnh Minh, Tịnh Phong, Tịnh Sơn, Tịnh Thọ, Tịnh Trà.

Cơ sở giáo dụã

Trung học phổ thông

  • Trường Trung học Phổ thông Ba Gia (xã Tịnh Bắc).

Các trường Trung học cơ sở mang tên danh nhân lịch sử

  • Trường THCS Phạm Kiệt (xã Tịnh Minh).
  • Trường THCS Nguyễn Chánh (xã Tịnh Hà).

Chú thích

  1. ^ a b Nghị quyết số 123/NQ-CP của Chính phủ: Về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Sơn Tịnh, huyện Tư Nghĩa để mở rộng địa giới hành chính thành phố Quảng Ngãi và thành lập phường Trương Quang Trọng thuộc thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, Cổng thông tin điện tử Chính phủ (Việt Nam)
  2. ^ Đại Nam nhất thống chí, Quyển 6, bản năm Duy Tân 1909.
  3. ^ Dư địa chí Quảng Ngãi,Chương XI: Các nhân vật lịch sử tiêu biểu.
  4. ^ Thông tin về khu công nghiệp Tịnh Phong
  5. ^ “Quân khu 5, Quân đội Nhân dân Việt Nam”.

Liên kết ngoài

Bản mẫu:Các huyện thị Quảng Ngãi Bản mẫu:Huyện thị Nam Trung Bộ