Khác biệt giữa bản sửa đổi của “William IV của Anh”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 3: Dòng 3:
| image = William IV crop.jpg
| image = William IV crop.jpg
| caption = Chân dung bởi Sir [[Martin Archer Shee]], [[1833]] (chi tiết)
| caption = Chân dung bởi Sir [[Martin Archer Shee]], [[1833]] (chi tiết)
| succession = [[Danh sách vua và nữ hoàng Anh|Vua của nước Anh thống nhất]]
| succession = [[Danh sách vua và nữ hoàng Anh|Vua của Vương quốc Liên hiệp Anh Ireland]]
| moretext = ([[Style of the British sovereign#Styles of British sovereigns|more...]])
| moretext = ([[Style of the British sovereign#Styles of British sovereigns|more...]])
| reign = {{nowrap|26 June 1830 – 20 June 1837}}
| reign = {{nowrap|26 June 1830 – 20 June 1837}}
Dòng 10: Dòng 10:
| predecessor =[[George IV của Liên hiệp Anh và Ireland|George IV]]
| predecessor =[[George IV của Liên hiệp Anh và Ireland|George IV]]
| successor = [[Nữ hoàng Victoria|Victoria]]
| successor = [[Nữ hoàng Victoria|Victoria]]
| reg-type = [[Thủ tướng của nước Anh thống nhất|Thủ tướng]]
| reg-type = [[Thủ tướng Anh|Thủ tướng]]
| regent =
| regent =
{{list collapsed
{{list collapsed

Phiên bản lúc 06:12, ngày 7 tháng 6 năm 2016

William IV
Chân dung bởi Sir Martin Archer Shee, 1833 (chi tiết)
Vua của Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland
Tại vị26 June 1830 – 20 June 1837
britain8 tháng 9, 1831
Thủ tướng
Tiền nhiệmGeorge IV
Kế nhiệmVictoria
Vua của Hanover
Tại vị26 tháng 6, 1830 – 20 tháng 6, 1837
Tiền nhiệmGeorge IV
Kế nhiệmErnest Augustus
Thông tin chung
Sinh(1765-08-21)21 tháng 8 năm 1765
Buckingham House, London
Mất20 tháng 6 năm 1837(1837-06-20) (71 tuổi)
Lâu đài Windsor, Berkshire
An tángSt George's Chapel, Windsor
Phối ngẫuAdelaide xứ Saxe-Meiningen
Hậu duệHợp pháp:

Ngoại hôn:

Tên đầy đủ
William Henry
Hoàng tộcHanover
Thân phụGeorge III
Thân mẫuCharlotte xứ Mecklenburg-Strelitz
Nghề nghiệpHải quân
Tôn giáoAnh giáo
Chữ kýChữ ký của William IV

William IV (William Henry; 21 tháng 8, 1765 – 20 tháng 6, 1837) là Vua của Liên hiệp nước Anh thống nhất và IrelandVua của Hanover từ 26 tháng 6 năm 1830 cho đến khi ông qua đời. Là đệ tam tử của George III và là em trai và người thừa kế của vua George IV, ông là vị vua cuối cùng và áp chót của nhà Hanover ở Anh quốc.

William phục vụ trong Hải quân hoàng gia vào thời trẻ và có thường được gọi, cả trong và sau thời gian cai trị, với biệt danh là "Ông vua lính thủy".[1][2] Ông từng đóng quân ở Bắc MỹCaribbean. Năm 1789, ông được tấn phong Công tước Clarence và St Andrews. Bởi vì hai vị hoàng huynh đều chết mà không còn một người con hợp pháp nào, nên chiếu theo Đạo luật Kế vị, William lên kế vị ngai vàng khi đã 64 tuổi. Triều đại của ông chứng kiến nhiều cải cách: the luật tế bần được ban hành, lao động trẻ em bị hạn chế, chế độ nô lệ bị bãi bỏ gần như trong toàn bộ đế quốc Anh, và hệ thống bầu cử ở Anh được điều chỉnh lại bởi Đạo luật cải cách 1832. Mặc dù William không tham gia vào chính trị nhiều như hoàng phụ và hòng huynh, nhưng ông là vị quân vương cuối cùng ở Anh cho đến hiện nay bổ nhiệm thủ tướng trái với ý muốn của Nghị viện. Thông qua hoàng đệ là Hoàng tử Adolphus, Công tước Cambridge, phó vương của Hanover, ông ban cho tiểu vương quốc Đức này một bản hiến pháp tồn tại ngắn ngủi.

Đến khi băng hà William không có bất kì người con hợp pháp nào để kế vị, dù cho ông có tới 8 trên 10 đứa con sống sót với tình nhân Dorothea Jordan, người chung sống với ông hơn 20 năm. Ngai vàng Anh được kế vị bởi cô cháu gái họ của ông, Victoria, trong khi ở Hanover theo đạo luật bán Salic, thì ngôi vua thuộc về người em trai thứ 5, Ernest Augustus.

Cuộc sống ban đầu

William chào đời vào rạng sáng ngày 21 tháng 8 năm 1765 tại Buckingham House, là hoàng tử thứ ba của vua vua George III với Vương hậu Charlotte.[3] Trên ông là hai hoàng huynh, GeorgeFrederick, do đó ông không có nhiều cơ hội bước lên ngai vàng. Ông được rửa tội tại Đại sảnh của Cung điện St James ngày 20 tháng 9 năm 1765. Những người đỡ đầu của ông bao gồm các hoàng thúc, Công tước GloucesterHoàng tử Henry (về sau là Công tước Cumberland), và các hoàng cô, Công chúa Augusta, sau đó là nữ công tước thừa kế của Brunswick-Wolfenbüttel.[4]

William tuổi 13 (bên trái) và em trai ông Edward, được vẽ bởi Benjamin West, 1778

Phần lớn thời thơ ấu ông sống tại RichmondCung điện Kew, nơi ông được giáo dục bởi các gia sư.[5] Năm lên 13, ông tham gia vào Hải quân hoàng gia với cương vị chuẩn úy hải quân,[6] và có mặt tại trận chiến Cape St Vincent năm 1780.[7] Những kinh nghiệm học được khi tham gia hải quân của ông dường như có không nhiều khác biệt so với các chuẩn úy khác, mặc dù có điểm trái ngược với họ là ông thường được đi kèm bởi một người giám hộ. Ông được chia nhiệm vụ nấu ăn[8] và từng bị bắt cùng với một thủy thủ chung tàu sau vụ ẩu đả vì say rượu ở Gibraltar; ông được lập tức thả ra khỏi nhà giam sau khi danh tính của ông được người ta biết tới.[9]

Ông phục vụ tại New York trong thời kì Chiến tranh giành độc lập Bắc Mỹ. Trong khi Williamở Mỹ, George Washington đã phê chuẩn một âm mưu bắt có ông, viết rằng: "Lòng nhiệt tình đến táo bạo rất dễ thấy được trong kế hoạch của anh sẽ gây bất ngờ cho bọn chúng và (anh) sẽ được khen ngợi vì công lao bắt được Hoàng tử William Henry và Đô đốc Digby; và anh sẽ được sự ủy quyền của tôi để thực hiện việc này bằng bất cứ cách nào, và tại bất cứ thời điểm nào, theo sự phán đoán của anh. Tôi thực sự bị thuyết phục hoàn toàn, rằng không cần thiết để cảnh cáo anh chống lại sự xúc phạm hay sỉ nhục đối với bản thân Hoàng tử hay Đô đốc..."[10] Kế hoạch rốt cục không thành công; người Anh biết được thông tin và cử người bí mật bảo vệ William, khi đó ông đang đi bộ vòng quanh New York mà có ai hộ ống.[11]

Ông được thăng làm trung úy năm 1785đại úy của HMS Pegasus và năm sau.[12] Cuối năm 1786, ông đóng quân ở Tây Ấn thuộc quyền quản lí của Horatio Nelson, người viết về William như sau: "Trong sự chuyên nghiệp của anh ta, anh ta đứng trên hai phần ba, tôi chắc chắn, trong danh sách hải quân; và trong tư thế trang nghiêm đúng nội quy và sự kính trọng của anh ta đối với sĩ quan cấp trên, tôi hầu như không thể sánh bằng."[13] Hai người là bạn thân của nhau, và cùng ăn tối hầu như hàng đêm. Tại lễ cưới của Nelson, William khăng khăng đòi hộ tống cô dâu.[14] Ông được chỉ huy con tàu khu trục HMS Andromeda năm 1788, và được thăng hậu đô đốc chỉ huy HMS Valiant vào năm sau.[15]

William tìm cách để được trở thành một công tước như hai hoàng huynh của ông, và nhận được một khoản trợ cấp từ Nghị viện tương tự họ, nhưng phụ hoàng của ông không muốn như vậy. Để gây áp lực, William đe dọa đứng về phía phe đối lập trong Viện Thứ dân trong cuộc bầu cử ở Devon. Lo sợ trước viễn cảnh con trai mình nói xấu mình với những người bỏ phiếu, George III tấn phong ông làm Công tước Clarence và St AndrewsBá tước Munster ngày 16 tháng 5, 1789,[16] nói rằng: "Tôi cũng biết đó là một lá phiếu khác cho phe đối lập."[17] Quan điểm chính trị William thường mâu thuẫn, giống như nhiều chính khách thời điểm đó, có thể không hoàn toàn ủng hộ một đảng duy nhất. Ông công khai liên minh với đảng Whigs cũng như anh trai ong George, Hoàng tử xứ Wales, và Frederick, Công tước York, những người nổi tiếng với sự xung đột về quan điểm chính trị với phụ thân họ.[18]

Thăng chức và tham chính

William trong bộ đồng phục, vẽ bởi Sir Martin Archer Shee, c.1800

Vị công tước vừa được phong thôi không hoạt động trong hải quân hoàng gia vào năm 1790.[19] Khi Anh tuyên chiến với Pháp năm 1793, ông mong muốn phục vụ đất nước và chờ đội lệnh nhập ngũ, nhưng không được lên tàu, có lẽ lý do ban đầu là vì ông bị gãy tay sau khi ngã từ cầu thang sau một cơn say rượu, nhưng sau đó là vì ông có một bài phát biểu trước Thượng viện với nội dung phản đối chiến tranh.[20] Năm sau, ông đã nói về lợi ích của cuộc chiến, hi vọng sẽ được tham chiến sau khi thay đổi quan điểm, nhưng điều đó không đến. Đô đốc thậm chí không hồi đáp lại đề nghị của ông.[21] Ông không từ bỏ hi vọng được bổ nhiệm trở lại. Năm 1798 ông được bổ nhiệm là đô đốc, nhưng hoàn toàn chỉ là trên danh nghĩa.[22] Mặc dù liên tục kiến nghị, ông không bao giờ được gọi lại quân ngũ trong suốt thời gian diễn ra Các cuộc chiến tranh của Napoleon.[23] Năm 1811, ông được bổ nhiệm vào một vị trí danh dự là Đô đốc hạm đội. Năm 1813, ông có thể đến gần một cuộc chiến đấu thực sự, khi ông đến úy lạo quân đội Anh đang tham chiến ở Vùng đất thấp. Khi ông đang quan sát cuộc oanh tạc ở Antwerp từ một tháp chuông nhà thờ, một viên đạn đã bắn xuyên qua áo choàng của ông.[24]

Thay vì phục vụ trên biển, ông dành thời gian ở Thượng viện, những bài phát ngôn của ông chống đối việc bãi bỏ chế độ nô lại, mặc dù chế độ này không tồn tại ở Anh nhưng vẫn còn ở các thuộc địa Anh. Sự tự do sẽ làm những người nô lệ it tốt hơn, ông lập luận. Ông đi nhiều nơi và, trong mắt ông, mức sống của những người tự do ở Cao nguyên và vùng đảo cuủa Scotland tồi tệ hơn so với những người nô lệ ở Tây Ấn.[25] Kinh nghiệm của ông ở Tây Ấn khiến cho ý kiến của ông có trọng lượng, trong các cuộc tranh luận chỉ với một số những đương thời.[26] Một số khác nghĩ rằng "thật sửng sốt khi một người còn quá trẻ, không dưới ảnh hưởng của sở thích, có thái độ đứng đắn trong việc tiếp tục buôn bán nô lệ".[27] Trong bài phát biểu tại Thượng viện, Công tước lăng mạ William Wilberforce, người đứng đầu phe bãi nô, nói: "những người đề xuất bãi bỏ (nô lệ) là cuồng tín hoặc là đạo đức giả, và tôi coi ông Wilberforce là một trong số đó".[28] Với những vấn đề khác, ông thiên về tự do hơn, chẳng hạn như ông ủng hộ việc bãi bỏ các luật hình sự chống lại những người bất đồng với đạo Cơ đốc.[29] Ông cũng chống đối những nỗ lực nhằm cấm không cho người ngoại tình được tái hôn.[30]

Các mối quan hệ và hôn nhân

Từ 1791 William sống với một tình nhân là nữ diễn viên người Ireland, Dorothea Bland, được biết nhiều hơn với nghệ danh là, Mrs Jordan,[19] cái hiệu "quý bà." được mang từ lúc bà bắt đầu sự nghiệp sân khấu được giải thích là do có một thai nhi trong bụng bà[31] và "Jordan" là bởi vì bà "vượt biển" từ Ireland đến đảo Anh.[32]

Mrs. Jordan in the Character of Hypolita, chụp lại bởi John Jones của London, 1791, từ bức vẽ của John Hoppner

William là người thuộc thế hệ đầu tiên trưởng thành sau Đạo luật Hôn nhân hoàng gia 1772, theo đó cấm tất cả các con cháu của vua George II kết hôn mà không có sự đồng ý của quốc vương, hoặc nếu họ trên 25 tuổi, thì phải có sự chuẩn y của Hội đồng Cơ mật trong vòng 12 tháng. Nhiều người con trai của George III', bao gồm William, chọn cách chung sống với người phụ nữ mình yêu, chứ không cưới vợ. Có con chính thức không phải là điều William cần nhất, vì ông chỉ là con thứ của George III, không có nhiều cơ hội bước lên ngai vàng, nhất là sau khi Wales đã kết hôn và có một người con gái, Công chúa Charlotte Augusta, đứng thứ hai trong danh sách kế vị.

Chú thích

  1. ^ Staff writer (25 tháng 1 năm 1831). “Scots Greys”. The Times. UK. tr. 3. ...they will have the additional honour of attending our "Sailor King"...
  2. ^ Staff writer (29 tháng 6 năm 1837). “Will of his late Majesty William IV”. The Times. UK. tr. 5. ...ever since the accession of our sailor King...
  3. ^ Ziegler, tr. 12.
  4. ^ “Yvonne's Royalty Home Page: Royal Christenings”.
  5. ^ Ziegler, tr. 13–19.
  6. ^ Ziegler, tr. 23–31.
  7. ^ Allen, tr. 29 and Ziegler, tr. 32.
  8. ^ Ziegler, tr. 29.
  9. ^ Ziegler, tr. 33.
  10. ^ George Washington viết cho Đại tá Ogden, 28 tháng 3, 1782, trích dẫn trong Allen, tr. 31 và Ziegler, tr. 39.
  11. ^ Allen, tr. 32 và Ziegler, tr. 39.
  12. ^ Ziegler, tr. 54–57.
  13. ^ Ziegler, tr. 59.
  14. ^ Somerset, tr. 42.
  15. ^ Ashley, Mike (1998). The Mammoth Book of British Kings and Queens. London: Robinson. tr. 686–687. ISBN 978-1-84119-096-9.
  16. ^ Ziegler, tr. 70.
  17. ^ Hồi kí của Sir Nathaniel Wraxall, Nam tước thứ nhất, tr. 154 trích dẫn trong Ziegler, tr. 89.
  18. ^ Allen, tr. 46 and Ziegler, tr. 89–92.
  19. ^ a b “William IV”. Official web site of the British Monarchy. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2016.
  20. ^ Ziegler, tr. 91–94.
  21. ^ Ziegler, tr. 94.
  22. ^ Ziegler, tr. 95.
  23. ^ Ziegler, tr. 95–97.
  24. ^ Ziegler, tr. 115.
  25. ^ Ziegler, tr. 54.
  26. ^ Ziegler, tr. 97–99.
  27. ^ Zachary Macaulay viết cho Miss Mills, 1 tháng 6, 1799, trích dẫn trong Ziegler, tr. 98.
  28. ^ Fulford, tr. 121.
  29. ^ Ziegler, tr 99.
  30. ^ Fulford, tr. 121–122.
  31. ^ Van der Kiste, tr. 51.
  32. ^ Allen, tr. 49 và Ziegler, tr. 76.

Tài liệu tham khảo

Liên kết ngoài

Đọc thêm