Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tội phạm có tổ chức”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
NDS (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
TXiKiBoT (thảo luận | đóng góp)
n robot Thêm: sq:Banda kriminale
Dòng 94: Dòng 94:
[[pt:Crime organizado]]
[[pt:Crime organizado]]
[[ru:Организованная преступность]]
[[ru:Организованная преступность]]
[[sq:Banda kriminale]]
[[simple:Organized crime]]
[[simple:Organized crime]]
[[sk:Podsvetie]]
[[sk:Podsvetie]]

Phiên bản lúc 23:37, ngày 6 tháng 11 năm 2009

Định nghĩa

Mọi nhóm người hoặc các cá nhân biệt lập nhưng được tổ chức, tập hợp lại thường xuyên vì mục đích vụ lợi bằng phương pháp phi pháp (khái niệm về tội phạm có tổ chức được đưa ra tại hội thảo quốc tế của Liên Hợp Quốc về đấu tranh chống tội phạm vào năm 1991).

Tại Mỹ tội phạm có tổ chức được định nghĩa là "tổ chức có từ hai người trở lên trong một thời gian dài thực hiện nhiều hành vi phạm tội có tính truyền thống như trộm, cướp, gây thương tích ..."[cần dẫn nguồn]

Tại Nga tội phạm có tổ chức được định nghĩa là "sự hình thành và hoạt động của các kết cấu phạm tội có tổ chức như các băng đảng, các hội; các tổ chức phạm tội có tổ chức và các hoạt động phạm tội của chúng" (có thể hiểu các hoạt động phạm tội ở các mức nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng)[cần dẫn nguồn].

Nhình chung sự khác biệt cơ bản giữa tội phạm có tổ chức và các loại tội phạm khác là chúng hoạt động chuyên nghiệp hơn, có tổ chức chặt chẽ và ảnh hưởng đến chính trị, báo chí, kinh tế ...

Nguyên nhân

Tập tin:Marlon Brando.jpg
một cảnh trong bộ phim Bố già nổi tiếng

Nguyên nhân thứ nhất là tội phạm có tổ chức được hình thành một cách tự nhiên, ban đầu chỉ là một nhóm nhỏ chủ yếu là những người có quan hệ gần gũi với nhau. Tuy nhiên, do nhu cầu và hoàn cảnh xã hội mà nhóm đó phát triển, dần dần trở thành một nhóm tội phạm với các hoạt động phạm tội ban đầu chủ yếu chỉ để đáp ứng nhu cầu cần thiết của các thành viên. Nhưng sau một thời gian, bằng cách này hay cách khác mà nhóm gây được ảnh hưởng đến địa bàn mà mình hoạt động nên cần phải tổ chức chặt chẽ và tìm cách gây ảnh hưởng đến các cơ quan nhà nước ở đó, dần dẫn đến các hành vi phạm tội nhằm mục đích củng cố và mở rộng thế lực của mình.

Nguyên nhân thứ hai do các nhóm tội phạm có tổ chức thành lập với mục đích ban đầu không phải để phạm tội mà do một số cá nhân đã biến nhóm trở thành một tổ chức tội phạm. Hoặc do buộc phải tự vệ nên phải có những hành động để phản ứng lại. Do có sẵn ảnh hưởng cùng lực lượng mà các nhóm này dễ dàng tạo thế lực, có thể thống trị thế giới ngầm ở nơi đó thậm chí là cả một quốc gia hay một vùng lãnh thổ.

Nguyên nhân thứ ba bắt nguồn từ yếu tố chính trị, như các nhóm tội phạm dựa vào mâu thuẫn tôn giáo hay mâu thuẫn dân tộc để hoạt động, mục đích chính là chống lại các tổ chức, nhà nước bằng cách phá hoại an ninh ở nơi đó. Các nhóm tội phạm kiểu này có thể được sự giúp đỡ của các thế lực bên ngoài có cùng chung mục đích như chúng, họ mượn tay các nhóm tội phạm để làm rối loạn hay chống lại các tổ chức, nhà nước ảnh hưởng đến quyền lợi cho họ.

Hiện trạng tại Việt Nam

  • Về tội phạm có tổ chức xâm phạm trật tự xã hội.

Tính từ năm 1992 đến nay, bình quân mỗi năm xảy ra 60.616 vụ. Diễn biến phức tạp của tình hình nổi lên là tình trạng các đối tượng cấu kết hình thành băng nhóm hoạt động với mục đích chiếm đoạt tài sản. Hàng năm Công an các địa phương, đơn vị đã triệt phá được khoảng 3.000 vụ do bọn tội phạm hoạt động có tổ chức gây ra, bắt giữ khoảng 5.000 tên tội phạm nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm, nên tình hình tội phạm hình sự nói chung và một số loại án nghiêm trọng nói riêng đều có chiều hướng chững lại, góp phần làm ổn định an ninh trật tự. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động đến tình hình hoạt động của bọn tội phạm hình sự, nhất là tội phạm hình sự gây án nghiêm trọng, tội phạm hoạt động có tổ chức vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp, mỗi năm xảy ra khoảng 100 vụ giết cướp tài sản, 1.700 vụ cướp, 4.000 vụ cướp giật và trên 1.000 vụ hiếp dâm và hàng nghìn vụ giết người do nguyên nhân xã hội, như cha giết con, vợ giết chồng, anh em giết lẫn nhau... Bọn tội phạm hình sự, đặc biệt là bọn lưu manh chuyên nghiệp có tiền án, tiền sự, bọn nghiện hút... hoạt động ngày càng tinh vi xảo quyệt và nguy hiểm hơn, gây ra nhiều vụ án nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, tập trung nhiều ở các tỉnh, thành phố trọng điểm như: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đồng Nai, Đắc Lắc... ảnh hưởng xấu đến tình trật tự an toàn xã hội và gây hoang mang cho quần chúng nhân dân. Tệ nạn mại dâm và các đường dây, băng ổ nhóm tổ chức hoạt động mại dâm cũng có những diễn biến khá phức tạp. Theo thống kê chưa đầy đủ cả nước có khoảng trên 38.400 gái mại dâm (tăng 10% so với năm 1998), trong khi đó chỉ có 12.708 đối tượng có hồ sơ quản lý; trên 2000 chủ chứa mối giới, dẫn dắt gái (chưa kể đến các cơ sở có hoạt động mại dâm dưới danh nghĩa nhà hàng, khách sạn, tiệm mát-xa...). Đặc biệt là gần đây xuất hiện nhiều băng nhóm hoạt động có tổ chức, dẫn dắt, môi giới gái mại dâm xuyên quốc gia, liên tỉnh để tổ chức hoạt động mại dâm và có thể cung cấp một lúc hàng trăm gái cho các nhà hàng, khách sạn...; về hoạt động buôn bán phụ nữ, trẻ em gái ra nước ngoài làm mại dâm chưa giảm. Sau những vụ được phát hiện ở Hà Nội và một số địa phương như: Nhà hàng Công Dung, Hoa Đô, khách sạn Mê Kông, Hồng Hà, Bông cúc, vũ trường Phong Lan... Gần đây nổi lên các vụ, các đường dây đưa gái sang Cămpuchia, Đài loan, Singarpo, Ma Cao, Malaixia dưới danh nghĩa Công ty môi giới kết hôn với người nước ngoài, công ty dịch vụ lao động nước ngoài. Một số băng nhóm TPCTC như băng Paletin (Khánh Hòa), băng Cu Nên, Lâm Già, Dung Hà (Hải Phòng), băng Khánh Trắng, Phúc Bồ (Hà Nội), băng Minh Samasa (Bà Rịa - Vũng Tầu) và đặc biệt là tổ chức tội phạm của Trương Văn Cam (TP.Hồ Chí Minh)... đã bị triệt phá. Bước đầu chúng ta đã rút ra những bài học kinh nghiệm đấu tranh với loại tội phạm này, được quần chúng nhân dân tin tưởng vào lực lượng Công an, các cơ quan bảo vệ pháp luật và loại tội phạm này có biểu hiện hoạt động chững lại. Tuy nhiên, tình hình hoạt động của bọn tội phạm hình sự có tổ chức vẫn diễn biến phức tạp, đặc biệt là các tỉnh, thành phố: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Khánh Hòa, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tầu, Đắc Lắc, Hải Phòng... Bên cạnh sự gia tăng của các băng nhóm tội phạm chủ yếu do thanh, thiếu niên tham gia, đã hình thành nhiều tổ chức tội phạm hình sự nguy hiểm, gây ra nhiều vụ án hình sự rất nghiêm trọng như: Giết người, cướp, cưỡng đoạt, bắt giữ người trái pháp luật, tàng trữ sử dụng trái phép vũ khí quân dụng, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, tổ chức các sòng bài, cá độ bóng đá với mức sát phạt lớn... Điển hình là các tổ chức tội phạm: Trương Văn Cam (Năm Cam), Nguyễn Thị Dung (Dung Hà)... Trịnh Xuân Hoàng (Hoàng “lựu đạn”)... Nguyễn Chí Dũng (Dũng “chim xanh”)... Chúng không chỉ hoạt động trên một địa bàn mà đối tượng có sự cấu kết ở nhiều địa phương với nhau, nhiều tên tội phạm hình sự nguy hiểm ở các tỉnh phía Bắc tập trung vào thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam hoạt động. Thủ đoạn của chúng ngày càng tinh vi xảo quyệt, có lúc bộc lộ trắng trợn công khai, gây tâm lí lo lắng, hoang mang trong các tầng lớp nhân dân, ảnh hưởng xấu đến trật tự xã hội.

Theo dõi thống kê số liệu các nhóm TPCTC xâm phạm trật tự xã hội đã bị triệt phá, xử lý trong 10 năm qua (từ 1992 đến 2001) chiếm khoảng trên 16% số vụ án xâm phạm trật tự xã hội đã phát hiện, điều tra, xử lý; chiếm khoảng trên 30% tổng số đối tượng bị xử lý; với khoảng gần 27 ngàn nhóm, gần 79 ngàn đối tượng (So với giai đoạn từ năm 1990 trở về trước, tội phạm do băng nhóm gây ra chỉ chiếm tỷ lệ gần 10% số vụ án hình sự và gần 20% số đối tượng bị xử lý). Phân tích về tội phạm do băng nhóm gây ra trong 10 năm qua, nổi lên là các tội: Giết cướp, cướp, cướp giật, cưỡng đọat, trộm cắp, lừa đảo. Băng nhóm tội phạm hình sự họat động phạm tội cướp, giết cướp, cướp giật, cưỡng đọat, trộm cắp và lừa đảo chiếm tỷ lệ cao trong số băng nhóm tội phạm bị triệt phá. Trong tổng số băng nhóm bị triệt phá 10 năm qua số băng nhóm bị triệt phá về các tội trên, chiếm tỷ lệ 59,39%. Cụ thể phạm tội cướp, giết cướp: chiếm 12,22%; cướp giật chiếm 8,07%; cưỡng đoạt: chiếm 5,31%; trộm cắp: chiếm 28,99%; lừa đảo: chiếm 3,95 %.

Những nhóm tội phạm là người nước ngoài và những đối tượng là người nước ngoài cấu kết với băng nhóm tội phạm trong nước hoạt động phạm tội trên lãnh thổ nước ta diễn ra với nhiều hành vi khác nhau. Trong đó những hành vi lừa đảo, cướp, cưỡng đoạt hoặc tham gia băng nhóm hoạt động theo kiểu “xã hội đen” đã xảy ra. Điển hình như: Tên A Lý (quốc tịch Đài Loan) cùng đồng bọn bắn chết anh Trần Ngọc Hiền ở khách sạn Metropolis, thành phố Hồ Chí Minh; vụ 6 tên mang quốc tịch Trung Quốc và Campuchia do tên Lâm Mậu Thắng cầm đầu đã lừa đảo xuất cảnh 06 phụ nữ Trung Quốc đưa sang Việt Nam; bọn chúng thực hiện hành vi tống tiền, đã bị Công an Việt Nam phối hợp với Công an Trung Quốc kịp thời xử lý; vụ Trần Mạnh Hùng cầm đầu băng giết thuê, cấu kết với Lao Thiên Hồng là người Hoa, quốc tịch Campuchia đã giết Yeengeu You. Trong 10 năm qua, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã ra lệnh truy nã quốc tế 132 tên tội phạm gây án trong nước, trốn ra nước ngoài và đã bắt giữ 30 đối tượng truy nã là người nước ngoài lẩn trốn ở Việt Nam. TPCTC theo kiểu “xã hội đen” ở nước ta vừa mang tính găngxtơ Mỹ vừa có những đặc trưng theo kiểu hội kín của các Hội Tam hoàng, một kiểu “xã hội đen” mới có tính chất phát sinh không phải loại đồng hóa.

Về TPCTC xuyên quốc gia và tội phạm có liên quan đến người nước ngòai, theo thống kê từ năm 1992 đến nay đã phát hiện 1.145 vụ, 2.731 đối tượng phạm tội là người nước ngoài gây án trên lãnh thổ Việt Nam. Trong đó phạm tội hình sự chiếm 26,2% gồm 300 vụ với 407 đối tượng, có 97 băng nhóm tội phạm hình sự với 233 đối tượng trong băng nhóm hoạt động phạm tội đã bị xử lý.

Cũng trong giai đoạn này, do mở rộng giao lưu buôn bán, đi lại thuận lợi, sự quản lý Nhà nước trên một số lĩnh vực còn mới hoặc còn bị buông lỏng nên xuất hiện một số tội như buôn bán phụ nữ, trẻ em; buôn bán ma túy xuyên quốc gia. Chỉ tính từ 1992 - 2002 phát hiện gần 2000 vụ buôn bán phụ nữ qua biên giới sang Trung Quốc, Cămpuchia và một số nước khác.

Xu hướng bạo lực gia tăng, xuất hiện nhiều loại tội phạm mới như buôn bán phụ nữ, trẻ em; bắt cóc tống tiền, bom thư, đâm thuê chém mướn, cướp xe ôm, xe taxi, cưỡng đoạt tài sản, rạch mặt trẻ em.v.v.. Xuất hiện nhiều tên cầm đầu các băng, ổ nhóm nổi tiếng trong giới giang hồ, có sự phân chia đẳng cấp, ngôi thứ để tổ chức hoạt động phạm tội và chúng khống chế, chi phối lẫn nhau trên cơ sở sức mạnh và danh tiếng của băng nhóm.

Từ khi kinh tế thị trường ở nước ta đã có bước phát triển, xuất hiện loại băng nhóm tội phạm hoạt động rất phức tạp những băng nhóm hoạt động theo kiểu “xã hội đen” đã phát triển chiếm khoảng 1% trong tổng số băng nhóm tội phạm hình sự đã bị triệt phá và số đối tượng bị xử lý chiếm tới gần 2,5%. Hoạt động của chúng gây ra thiệt hại đáng kể về người và của, đặc biệt xâm phạm đến trật tự pháp luật, gây hoang mang cho quần chúng. Tính đến cuối năm 2003, theo báo cáo của công an các địa phươơng, cả nươớc có 54 băng nhóm tội phạm hình sự nguy hiểm, trong đó có 22 băng nhóm tội phạm có dấu hiệu hoạt động theo kiểu xã hội đen, gồm 139 tên, và 32 băng nhóm, gồm 236 đối tượng hình sự nguy hiểm khác. Hoạt động của các loại tội phạm xuyên quốc gia, TPCTC có yếu tố nươớc ngoài, tội phạm có tổ chức là ngươời Việt Nam gây ra ở nươớc ngoài diễn biến phức tạp và có chiều hươớng gia tăng.

Quá trình thực hiện tội phạm, các băng nhóm lớn, băng nhóm hoạt động theo kiểu “xã hội đen” bọn cầm đầu thường không trực tiếp gây án. Kết quả khảo sát cho thấy trên 80% số vụ tên cầm đầu trực tiếp cùng các thành viên thực hiện tội phạm. Hầu hết các đối tượng trong băng nhóm đã có sự hỗ trợ, phối hợp với nhau trong quá trình thực hiện tội phạm. Những hành vi của các đối tượng thường được phân theo các nhiệm vụ: trực tiếp thực hiện tội phạm; cảnh giới; cản trở sự chống cự của người bị hại và quần chúng, hỗ trợ nhau để chạy trốn... Thành phần đối tượng trong băng nhóm tội phạm hình sự phần lớn là những đối tượng có tiền án, tiền sự (66,06%). Đáng lưu ý là những đối tượng bị truy nã gia nhập các băng nhóm tội phạm hình sự cũng chiếm tỷ lệ khá lớn (10,48%). Đây là diện đối tượng đã được quy định trong hoạt động nghiệp vụ trinh sát; những đối tượng này đều có những thông tin, hồ sơ lưu trữ về quán trình quản lý, đấu tranh. Vì vậy, việc khai thác, trao đổi thông tin kịp thời giữa các lực lượng nghiệp vụ trong quá trình quản lý đối tượng có tác dụng rất lớn tới kết quả đấu tranh.

  • Tình hình TPCTC xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và chức vụ

Trong giai đoạn 1992 đến nay, tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và chức vụ chủ yếu là TPCTC và đã diễn ra rất phức tạp, gây ra hậu quả tác hại về kinh tế - xã hội rất nghiêm trọng; loại tội phạm này làm thiệt hại lớn về kinh tế, làm rối loạn các quan hệ kinh tế - xã hội, làm mất lòng tin và gây dư luận xấu trong quần chúng.

Các vụ án kinh tế lớn nghiêm trọng như Nguyễn Văn Mười Hai, Dệt Nam Định, Tân Trường Sanh, Epco Minh Phụng, vụ phá rừng Tánh Linh... liên tục xảy ra, với số lượng đối tượng tham gia phạm tội động, có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, thời gian kéo dài, trên địa bàn rộng... Các tội lừa đảo, làm hàng giả, buôn lậu, cố ý làm trái các nguyên tắc quản lý kinh tế của Nhà nước vẫn tiếp tục gia tăng. Các vụ án kinh tế phạm tội có tổ chức rất rõ nét, với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt ở trình độ cao hơn hẳn so với các vụ án tội phạm hình sự có tổ chức. Theo thống kê thì các tội cố ý làm trái từ 1990 đến 1995 thường tập trung vào một số lĩnh vực như: Thương mại gây thiệt hại gần 50 tỷ đồng; nông nghiệp gần 40 tỷ đồng; giao thông vận tải gần 20 tỷ; ngân hàng 35 tỷ; nhà đất 45 tỷ... Riêng 5 vụ án kinh tế lớn Epco Minh Phụng, Thuận Hưng, Ngọc Thảo, Tiên Long, Vạn Lộc ở TP Hồ Chí Minh số tiền nợ ngân hàng lên đến hơn 6.000 tỷ.

Tội phạm buôn lậu tăng nhanh và diễn biến phức tạp như: năm 1992 phát hiện 9 tỷ đồng hàng hóa buôn lậu; năm 1993: 54 tỷ; năm 1994: 40,2 tỷ: năm 1995: 149 tỷ; 1996 và 1997 gần 4.000 tỷ... Một vấn đề đặt ra là tội phạm kinh tế ngày càng nghiêm trọng và hậu quả tác hại vô cùng lớn, số đối tượng phạm tội đông, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều địa phương và đặc biệt là có nhiều cán bộ có chức có quyền cùng tham gia hoạt động phạm tội (Cán bộ, công nhân viên chức chiếm tỷ lệ 53,7%; đảng viên 33,41%). Thủ đoạn phạm tội trong lĩnh vực kinh tế ngày càng tinh vi, phức tạp, hình thành những khâu, giai đoạn khép kín, có tổ chức chặt chẽ trên một phạm vi rộng và có liên quan đến người nước ngoài. Một đặc điểm nổi bật và phổ biến ở các vụ án kinh tế phạm tội có tổ chức là có sự tham gia của những phần tử thoái hóa biến chất trong các cơ quan Nhà nước và ở các cấp chính quyền.

Quá trình hình thành, phát triển và diễn biến tình hình tội phạm nói chung và TPCTC nói riêng đều có sự liên hệ chặt chẽ với tình hình diễn biến bởi những mặt trái của tình hình kinh tế - xã hội nước ta trong từng thời kỳ. Đặc biệt là những tiêu cực, mặt trái của kinh tế thị trường những năm gần đây là điều kiện khách quan của sự phát triển của TPCTC. Các băng, ổ nhóm tội phạm ở nước ta thời kỳ này khác với những nhóm truyền thống trong những giai đoạn trước đây ở cơ cấu tổ chức, hình thức tổ chức hoạt động, phương thức thủ đoạn hoạt động và hậu quả nghiêm trọng do chúng gây ra.

Địa bàn hoạt động tập trung chủ yếu là ở các thành phố, thị xã, nơi tập trung kinh tế, dịch vụ, du lịch, các đầu mối giao lưu và vùng giáp ranh...

Hoạt động phạm tội có tổ chức trong lĩnh vực kinh tế chủ yếu tập trung ở các lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, cấp phát vốn, đấu thầu, quản lý đất đai, ngân hàng, hải quan, dự án đầu tư, quản lý xuất nhập khẩu, buôn lậu, trốn thuế và gian lận thương mại... Các hành vi tham nhũng vừa là những biểu hiện điển hình của TPCTC trong lĩnh vực kinh tế; vừa là những điều kiện tốt nhất cho sự hình thành và phát triển TPCTC ở nước ta hiện nay. Đáng chú ý là những đường dây chạy thầu, chạy vốn, chạy côta, chạy công trình, có trường hợp sau đó bán lại ăn chia phần trăm, "lại quả"; các trường hợp lợi dụng ưu thế hoặc cấu kết để tham nhũng trong việc xin phép đầu tư, nhất là trong các khâu duyệt luận chứng kinh tế - kỹ thuật, luận chứng tiền khả thi và luận chứng khả thi, cấp phép sử dụng đất, cấp phép xây dựng, khai thác tài nguyên, giải phóng mặt bằng, tổ chức đầu thầu trong việc mua vật tư, thiết bị, công nghệ, trong quá trình quyết toán công trình; thậm chí “chạy” chức, “chạy” quyền... đang là những nhức nhối trong xã hội ta hiện nay. Đảng và Nhà nước Việt Nam coi tham nhũng là một trong bốn nguy cơ đe dọa sự tồn tại của chế độ ta nếu không kịp thời đấu tranh, ngăn chặn.

  • Tình hình tội phạm ma túy có tổ chức

Tội phạm ma túy xảy ra chủ yếu là những băng nhóm tội phạm về ma túy có tổ chức. Trong những năm 1993 - 2001, các lực lượng chức năng đã phát hiện 60.981 vụ, bắt giữ 111.851 đối tượng phạm tội về ma túy; thu giữ 9.563,6 kg thuốc phiện, 234kg Methamphetamin; 60.061 viên ma túy tổng hợp, 362,63kg hêrôin, 12.201kg cần sa, 1.237.818 ống, viên thuốc tân dược gây nghiện, 379.561 liều gói hêroin, thuốc phiện và nhiều loại ma túy khác. Riêng trong 4 năm 1998-2001, lực lượng Công an nhân dân đã xác lập và đấu tranh trên 6.000 chuyên án lớn với nhiều đối tượng tham gia như vụ án 998C; vụ Nguyễn Minh Tòng, vụ Minh “sứt” và đồng bọn lớn nhất nước ta từ trước đến nay với hàng trăm đối tượng tham gia buôn bán, vận chuyển số lượng lớn ma túy, trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước.

Khác với các loại tội phạm khác, tội phạm về ma túy có tổ chức bao gồm nhiều loại hành vi có liên quan đến nhau từ sản xuất, mua bán và sử dụng trái phép chất ma túy. Một hành vi phạm tội về ma túy thường có một hành vi phạm tội xảy ra trước đó và hành vi phạm tội tiếp theo sau, mặt khác do lợi nhuận đem lại từ phần lớn các hoạt động tội phạm về ma túy rất lớn và do nhiều yếu tố khác nên tội phạm về ma túy có những đặc thù riêng TPCTC, các băng, ổ nhóm tội phạm về ma túy, đặc biệt là các nhóm buôn bán vận chuyển, ổ nhóm sử dụng các chất ma túy tăng mạnh. Theo thống kê của các cơ quan chức năng, đến nay cả nước có khoảng 160 ngàn người nghiện ma túy ở mức độ thường xuyên phải hút, hít hoặc tiêm chích. Cả nước có trên 2.000 chủ chứa tổ chức sử dụng ma túy, nếu so sánh với năm 1982 trở về trước thì tăng gấp 3 lần; tệ nạn ma túy phát triển làm tăng lên số tội phạm tổ chức sử dụng và buôn bán vận chuyển các chất ma túy.

Tình hình tội phạm về ma túy vẫn đang là vấn đề bức xúc hiện nay, công tác đấu tranh đối với các loại tội phạm này còn góp nhiều khó khăn, phức tạp và lâu dài. Công tác sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để điều tra, khám phá còn yếu; việc phối hợp các lực lượng trong ngành và với các ngành chức năng để phát hiện từ xa, chủ động trong đấu tranh còn hạn chế.

  • Tình hình TPCTC là người Việt Nam ở nước ngoài
  • Một số hoạt động của các băng nhóm tội phạm xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam.

Xem thêm