Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lê Tranh (Phúc vương)”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Chú thích: AlphamaEditor, Restructure category + change Thể loại:Mất 1500 by Thể loại:Mất năm 1500, Executed time: 00:00:02.2521288 using AWB
n →‎Tiểu sử: sửa chính tả 3, replaced: thứ 6 của → thứ sáu của using AWB
Dòng 32: Dòng 32:


== Tiểu sử ==
== Tiểu sử ==
Phúc vương Tranh (福王錚) sinh ngày [[27 tháng 3]], năm Quang Thuận thứ 4 ([[1467]]) tại kinh đô [[Thăng Long]], là con thứ 6 của [[Lê Thánh Tông]], mẹ là tài nhân họ Nguyễn (1444 - 1479), người làng Thiên Mỗ, huyện [[Từ Liêm]].
Phúc vương Tranh (福王錚) sinh ngày [[27 tháng 3]], năm Quang Thuận thứ 4 ([[1467]]) tại kinh đô [[Thăng Long]], là con thứ sáu của [[Lê Thánh Tông]], mẹ là tài nhân họ Nguyễn (1444 - 1479), người làng Thiên Mỗ, huyện [[Từ Liêm]].


Năm [[1471]], Thánh Tông sai đại thần [[Lê Hy Cát]] (黎希葛) mang sách vàng và ấn báu phong Hoàng tử Tranh làm Phúc Vương (福王), cho lập phủ ở phường [[Đông Tác]], huyện [[Vĩnh Xương]] thuộc [[Thăng Long]].
Năm [[1471]], Thánh Tông sai đại thần [[Lê Hy Cát]] (黎希葛) mang sách vàng và ấn báu phong Hoàng tử Tranh làm Phúc Vương (福王), cho lập phủ ở phường [[Đông Tác]], huyện [[Vĩnh Xương]] thuộc [[Thăng Long]].

Phiên bản lúc 10:38, ngày 6 tháng 9 năm 2016

Phúc Ý Khang Vương
Tông thất hoàng gia Việt Nam
Phúc Vương
Tại vị1471 - 1500
Thông tin chung
Sinh27 tháng 3, 1467
Đông Kinh
Mất6 tháng 8, 1500(1500-08-06) (33 tuổi)
Đông Kinh
An tángHạnh Hoa Khê, huyện Từ Liêm, Hà Nội
Phối ngẫuTrịnh Thục Tuân
Lưu Châu Linh
Tên thật
Lê Tranh
Thụy hiệu
Ý Khang Vương
Triều đạiNhà Hậu Lê
Thân phụLê Thánh Tông
Thân mẫuNguyễn tài nhân

Lê Tranh (chữ Hán: 黎錚; 27 tháng 3, 1467 - 6 tháng 8, 1500), là một Hoàng tử và là nhà thơ thời nhà Hậu Lê.

Tiểu sử

Phúc vương Tranh (福王錚) sinh ngày 27 tháng 3, năm Quang Thuận thứ 4 (1467) tại kinh đô Thăng Long, là con thứ sáu của Lê Thánh Tông, mẹ là tài nhân họ Nguyễn (1444 - 1479), người làng Thiên Mỗ, huyện Từ Liêm.

Năm 1471, Thánh Tông sai đại thần Lê Hy Cát (黎希葛) mang sách vàng và ấn báu phong Hoàng tử Tranh làm Phúc Vương (福王), cho lập phủ ở phường Đông Tác, huyện Vĩnh Xương thuộc Thăng Long.

Tháng 12, năm 1486, Phúc vương bà Thục Tuân, con gái Thượng thư bộ Binh Trịnh Văn Lượng (郑文亮) về làm vợ. Năm 1488, bà phi ấy mất, Phúc vương ở vậy cho tới năm 1494, mới cưới người vợ thứ hai là bà Châu Linh, con gái quan Mậu ân sứ Lưu Cảnh Đức (刘景德).

Tháng 8 năm 1500, ngày 4, Phúc vương mắc bệnh nặng. Sau khi dặn bảo người trong phủ là việc tang phải tiết kiệm, không làm lễ Phật và chỉ theo lễ cổ, thì qua ngày mùng 6, ông qua đời, hưởng dương 33 tuổi. Thương tiếc ông, Hiến Tông cho bãi triều ba ngày, ban cho tiền làm lễ táng, và ban cho tên thụy là Ý Khang (懿康).

Theo Lê Quý Đôn, ...tính Phúc Vương giản dị, thanh đạm, ôn hòa, đứng đắn, thực thà, ít nói, luôn giữ mình theo lễ nghĩa phép tắc, ham mê sách vở (thích nhất là Kinh Dịch, cũng hiểu được ý nghĩa lớn của sách), giỏi viết chữ thảo, rất hay thơ, phong cách thơ thanh cao hùng tráng, đã từng được vua Lê Thánh Tông đặc biệt khen ngợi, coi trọng. Người đương thời thường sánh ông với Đông Bình và Hà Gian đời xưa" [1].

Khu đền mộ

Sau khi Phúc Vương mất, tháng 10 năm đó (1500), người thân đưa ông về an táng tại cánh đồng Hạnh Hoa Khê (tục gọi là xứ Mả Bia) thuộc Tây Mỗ (nay thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội), là quê mẹ của Phúc Vương.

Năm 1944, nhà văn Trúc Khê có tới thăm mộ Phúc Vương, thì thấy đó là một nấm đất rộng, trên phủ cỏ, ước chừng ba bốn mét đường kính. Ở đầu mộ có dựng một tấm bia đứng trên lưng rùa (lớn bằng tấm bia lớn ở Văn Miếu Hà Nội), mặt chính hướng về hướng Nam, nhưng vì trải nhiều năm tháng nên đã mòn hết chữ. Cách mộ chừng trăm bước là ngôi đền nhỏ hẹp, sự phụng tự bên trong cũng khá thanh giản. Ngoài ra, trong đền còn có tấm bia ghi sự dựng đền và tu sửa đền [2].

Thơ văn

Thơ văn của Phúc Vương Tranh đã thất lạc hết, hiện chỉ còn lại hai bài thơ chữ Hán được chép trong Hoàng Việt thi tuyển do Bùi Huy Bích biên soạn. Đó là bài Phụng họa Ngự chế Thiên vực giang hiểu phát (làm theo thể thất ngôn bát cú) và bài Xuân tảo (làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt). Theo nhà văn Trúc Khê, thì cứ xem hai bài ấy cũng đủ biết Vương là một nhà thơ rất lỗi lạc [3].

Phiên âm Hán-Việt:
Phụng họa Ngự chế Thiên vực giang hiểu phát
Hành sắc du du thự sắc nùng,
Hoa khai như hải độ đầu hồng.
Sơn phì thủy tú xuân dung lý,
Ngư dược diên phi thánh hóa trung.
Kha hạm hiểu xung thiêng chướng vụ,
Tinh kỳ tình động nhất thiên phong.
Tiểu thần hạnh đắc bồi thanh tất,
Khoái đổ minh thời chí trị công.
Trúc Khê dịch thơ:
Phụng họa bài thơ ngự chế: Buổi sớm từ sông Thiên Vực ra đi
Đường xa bóng sớm còn dầy,
Trăm hoa tươi thắm nở đầy bên sông.
Nước non rờ rỡ xuân dung,
Rồng bay cá nhảy trong vòng trời Nghiêu.
Đè sương thuyền ngự veo veo,
Tinh kỳ phấp phới theo chiều gió mai.
Xe loan phận mọn theo đòi,
Bốn phương mừng thấy nơi nơi thái hòa.
Phiên âm Hán-Việt:
Xuân tảo
Ngật tọa niêm hương vạn niệm hy,
Vi biên độc bãi tưởng thiên ky.
Nguyên minh hiểu viện hoa do thấp,
Phong tống hàn canh liễu bất phi.
Trúc Khê dịch thơ:
Sớm xuân
Đốt hương lòng lặng như tờ,
Đọc xong Kinh Dịch ngồi mơ sự trời.
Trăng tàn hoa đẫm sương rơi,
Liễu trong gió sớm không hơi động cành.

Sách tham khảo

Chú thích

  1. ^ Đại Việt thông sử (bản dịch, tr. 150). Chú thích: Đông Bình tức Đông Bình vương, con trai của vua Hán Quang VũTrung Quốc. Đông Bình ham làm việc thiện, có câu nói nổi tiếng là: "Làm việc thiện là điều vui sướng nhất" (vi thiện tối lạc). Hà Gian tức Hà Gian Hiến vương, tên thật là Đức, con vua Hán Cảnh ĐếTrung Quốc. Ông ham học tập và sưu tầm sách cổ.
  2. ^ Theo bài viết "Thăm mộ nhà thơ Phúc Vương Tranh" của Trúc Khê, tr. 574-575.
  3. ^ Trúc Khê, bài viết đã dẫn, tr. 573.