Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quân đoàn III (Việt Nam Cộng hòa)”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 52: Dòng 52:
===Đảo chính và chống đảo chính ===
===Đảo chính và chống đảo chính ===
Do vai trò hết sức quan trọng, bảo vệ đầu não chính quyền Việt Nam Cộng hòa, nên Quân đoàn được xem như cái chốt quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của các cuộc đảo chính. Vì vậy, khi [[Đảo chính Việt Nam Cộng hòa 1960|cuộc đảo chính 1960]] nổ ra, các chỉ huy quân đảo chính lập tức bắt giữ tướng Thái Quang Hoàng, vô hiệu hóa Bộ tư lệnh Quân đoàn và Quân khu Thủ đô. Dù sau đó, các lực lượng dưới quyền Quân đoàn đã tự động tổ chức phản kích và đánh bại quân đảo chính, Tổng thống Diệm vẫn cáo buộc tướng Thái Quang Hoàng không đủ năng lực để phản ứng với cuộc đảo chính, vì thế đã điều chuyển ông sang giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Trường Đại học Quân sự và kiêm Quân trấn trưởng Đà Lạt.
Do vai trò hết sức quan trọng, bảo vệ đầu não chính quyền Việt Nam Cộng hòa, nên Quân đoàn được xem như cái chốt quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của các cuộc đảo chính. Vì vậy, khi [[Đảo chính Việt Nam Cộng hòa 1960|cuộc đảo chính 1960]] nổ ra, các chỉ huy quân đảo chính lập tức bắt giữ tướng Thái Quang Hoàng, vô hiệu hóa Bộ tư lệnh Quân đoàn và Quân khu Thủ đô. Dù sau đó, các lực lượng dưới quyền Quân đoàn đã tự động tổ chức phản kích và đánh bại quân đảo chính, Tổng thống Diệm vẫn cáo buộc tướng Thái Quang Hoàng không đủ năng lực để phản ứng với cuộc đảo chính, vì thế đã điều chuyển ông sang giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Trường Đại học Quân sự và kiêm Quân trấn trưởng Đà Lạt.

Từ sau vụ [[Vụ đánh bom Dinh Độc Lập 1962|binh biến năm 1962]], Tổng thống Ngô Đình Diệm và Cố vấn [[Ngô Đình Nhu]] đã xếp đặt tướng Tôn Thất Đình, một tướng lĩnh trẻ và được cho là trung thành, về giữ chức Tư lệnh Quân đoàn III kiêm Tổng trấn Đô thành Sài Gòn, đồng thời giao giữ vai trò quan trọng trong kế hoạch phản đảo chính nếu đảo chính nổ ra lần nữa. Tuy nhiên, tướng Đính sớm thay đổi và đứng về nhóm đảo chính, trở thành một trong những thành viên chú chốt khi [[Đảo chính Việt Nam Cộng hòa 1963|đảo chính thực sự]] nổ ra và kết thúc với cái chết bi thảm của Tổng thống Diệm và Cố vấn Nhu.


===Mậu Thân 1968===
===Mậu Thân 1968===

Phiên bản lúc 03:04, ngày 7 tháng 9 năm 2016

Quân đoàn III Việt Nam Cộng hòa
Hoạt động1959-1975
Quốc gia Việt Nam Cộng hòa
Phục vụ Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Quân chủngHỗn hợp
Quy môQuân đoàn
Bộ chỉ huyBiên Hòa, Việt Nam
Khẩu hiệuChiến thắng và Xây dựng
Tham chiếnTrận Mậu Thân
Chiến cuộc 1975
Các tư lệnh
Chỉ huy
nổi tiếng
Thái Quang Hoàng
Lê Văn Nghiêm
Tôn Thất Đính
Trần Thiện Khiêm
Lâm Văn Phát
Cao Văn Viên
Đỗ Cao Trí
Dư Quốc Đống
Nguyễn Văn Toàn
Huy hiệu
Biểu tượng
nhận dạng
[
Quân kỳ

Quân đoàn III là một đơn vị cấp Quân đoàn, được tổ chức hỗn hợp gồm cả Hải - Lục - Không quân, là một trong bốn quân đoàn chủ lực của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Đây là Quân đoàn có nhiệm vụ kiểm soát địa bàn gồm các tỉnh xung quanh Đô thành Sài Gòn, vì vậy giữ vai trò hết sức trọng yếu đối với chính thể Việt Nam Cộng hòa. Cuối tháng 4 năm 1975, sau khi vô hiệu hoá phòng tuyến Xuân Lộc, lực lượng Quân đội Nhân dân Việt NamQuân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã thực hiện chiến dịch lớn cuối cùng, đánh tan những lực lượng cuối cùng của Quân đoàn III phòng thủ Sài Gòn, kết thúc cuộc Chiến tranh Việt Nam.

Lược sử

Hình thành

Tiền thân của Vùng III chiến thuật là Đệ nhất Quân khu, được thành lập ngày 1 tháng 7 năm 1952[1], là một trong 4 Quân khu của Quân đội Quốc gia Việt Nam. Vùng kiểm soát của Đệ nhất Quân khu, tương ứng với vùng Nam phần Việt Nam, từ Bình Thuận vào đến Cà Mau. Tư lệnh đầu tiên là Đại tá Lê Văn Tỵ. Địa bàn Đệ nhất Quân khu gần như được giữ nguyên trong cuộc điều chỉnh năm 1954.[2]

Sau khi chính thể Việt Nam Cộng hòa chính thức thành lập ngày 26 tháng 10 năm 1956, toàn bộ lãnh thổ Nam Việt Nam do Việt Nam Cộng hòa kiểm soát được chia thành 6 Quân khu: Đệ nhất Quân khu (Đông Nam phần), Đệ nhị Quân khu (Trung phần), Đệ tam Quân khu (Kontum, Pleiku, Bình Định, Phú Yên), Đệ tứ Quân khu (nam Cao nguyên Trung phần và phía nam Duyên hải Trung phần), Đệ ngũ Quân khu (Tây Nam phần) và Quân khu Thủ đô (Sài Gòn, Gia Định, Long An). Địa bàn của Đệ nhất Quân khu cũ được tách làm 3 phần gồm Đệ nhất Quân khu mới (gồm các tỉnh Gia Định, Phước Long, Bình Tuy, Bình Dương, Biên Hòa, Tây Ninh, Phước Tuy, Long Khánh, Bình Long), Đệ ngũ Quân khu (gồm các tỉnh Long An, Kiến Tường, Kiến Phong, Định Tường, Kiến Hòa, Vĩnh Long, Vĩnh Bình, An Giang, Phong Dinh, Ba Xuyên, Kiên Giang, An Xuyên, Đặc khu Côn Sơn, Quân khu Thủ đô (Sài Gòn).[3] Tuy nhiên, mãi đến ngày 14 tháng 2 năm 1957, Đại tướng Lê Văn Tỵ, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Việt Nam Cộng hòa mới ký Công vụ lệnh số 146/TTM/VP chỉ định Chỉ huy trưởng 3 Quân khu kể trên, gồm: Trung tướng Dương Văn Minh, Chỉ huy trưởng Quân khu Thủ đô; Đại tá Nguyễn Văn Y, Chỉ huy trưởng Đệ nhất Quân khu; Đại tá Nguyễn Văn Là, Chỉ huy trưởng Đệ ngũ Quân khu. Trung tướng Dương Văn Minh đồng thời kiêm nhiệm chức Tư lệnh 3 quân khu trên.[4]

Bộ tư lệnh Quân đoàn III được thành lập lâm thời vào ngày 1 tháng 3 năm 1959 tại Biên Hòa do Trung tướng Thái Quang Hoàng làm Tư lệnh đầu tiên, giữa tháng 4 kiêm Tư lệnh Quân khu Thủ đô, thay tướng Dương Văn Minh chuyển sang làm Tổng thư ký Thường trực Quốc phòng. Mãi hơn một năm sau, Quân đoàn mới chính thức thành lập vào ngày 20 tháng 5 năm 1960, với nòng cốt là Sư đoàn 5, Sư đoàn 7, và Sư đoàn 21 Bộ binh.

Ngày 1 tháng 6 năm 1961, Tổng thống Diệm đã ra sắc lệnh cải tổ các Quân khu thành các Vùng chiến thuật, theo đó Đệ nhất và Đệ ngũ Quân khu được sát nhập để thành lập Vùng 3 chiến thuật[5]. Quân khu Thủ đô được đổi thành Biệt khu Thủ đô, mở rộng địa bàn thêm tỉnh Gia Định, trực thuộc Vùng 3 chiến thuật. Tỉnh Côn Sơn được tách ra, trực thuộc vào Bộ Tư lệnh Hải quân.[6] Từ đó Quân đoàn có danh hiệu liên hợp Quân đoàn III và Vùng 3 chiến thuật.

Địa bàn của Vùng 3 được tổ chức thành các Khu chiến thuật:

  1. Khu chiến thuật Đông: gồm các tỉnh Biên Hòa, Phước Tuy, Bình Tuy, Long Khánh, Phước Long, Bình Long, Bình Dương, Tây Ninh, Phước Thành.
  2. Khu chiến thuật Tiền Giang: gồm các tỉnh Long An, Kiến Tường, Kiến Phong, Định Tường, Kiến Hòa.
  3. Khu chiến thuật Hậu Giang: gồm các tỉnh Vĩnh Long, Vĩnh Bình, An Giang, Phong Dinh, Ba Xuyên, Kiên Giang, An Xuyên.

Mỗi khu chiến thuật là địa bàn hoạt động của một Sư đoàn. Các tỉnh cũng được tổ chức về mặt quân sự thành các Tiểu khu chiến thuật, đứng đầu là một sĩ quan cấp Đại tá hoặc Trung tá với chức danh Tỉnh trưởng (hoặc Thị trưởng) kiêm Tiểu khu trưởng, chỉ huy các Tiểu đoàn Địa phương quân và các Chi khu (trong đó có các Trung đội Nghĩa quân). Quân số của mỗi Tiểu khu tương đương với quân số của một Sư đoàn nhưng về mặt trang bị không bằng các đơn vị chủ lực. Vì vậy khi cần thiết sẽ được sự hỗ trợ của các Sư đoàn bộ binh. Do đó, khi phối hợp tác chiến Tiểu khu trưởng dưới quyền của Tư lệnh Sư đoàn.

Lãnh thổ của Vùng 3 chiến thuật khi đó tương ứng với địa bàn rộng lớn của Nam Bộ, gây ra rất nhiều khó khăn trong kiểm soát địa bàn. Do nhu cầu cần có thêm các đơn vị chủ lực nữa để hỗ trợ và chia sẻ vùng hoạt động, Tổng thống Ngô Đình Diệm quyết định thành lập thêm Sư đoàn 9 (ngày 1 tháng 1 năm 1962) và Sư đoàn 25 Bộ binh (ngày 1 tháng 7 năm 1962). Ngày 1 tháng 1 năm 1963, khi Quân đoàn IV và Vùng 4 chiến thuật được thành lập từ phần lãnh thổ miền Tây Nam phần, với nòng cốt là các sư đoàn 7, 9 và 21. Phần lãnh thổ trách nhiệm của Quân đoàn III và Vùng 3 chiến thuật chỉ còn 11 tỉnh và một Đặc khu thuộc miền Đông Nam phần, tổ chức thành 3 Khu chiến thuật: Khu chiến thuật 31 (gồm các tỉnh Tây Ninh, Hậu Nghĩa, Long An), Khu chiến thuật 32 (gồm các tỉnh Bình Long, Phước Long, Bình Dương) và Khu chiến thuật 33 (gồm các tỉnh Long Khánh, Bình Tuy, Phước Tuy, Biên Hòa, Biệt khu Thủ đô).

Đảo chính và chống đảo chính

Do vai trò hết sức quan trọng, bảo vệ đầu não chính quyền Việt Nam Cộng hòa, nên Quân đoàn được xem như cái chốt quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của các cuộc đảo chính. Vì vậy, khi cuộc đảo chính 1960 nổ ra, các chỉ huy quân đảo chính lập tức bắt giữ tướng Thái Quang Hoàng, vô hiệu hóa Bộ tư lệnh Quân đoàn và Quân khu Thủ đô. Dù sau đó, các lực lượng dưới quyền Quân đoàn đã tự động tổ chức phản kích và đánh bại quân đảo chính, Tổng thống Diệm vẫn cáo buộc tướng Thái Quang Hoàng không đủ năng lực để phản ứng với cuộc đảo chính, vì thế đã điều chuyển ông sang giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Trường Đại học Quân sự và kiêm Quân trấn trưởng Đà Lạt.

Từ sau vụ binh biến năm 1962, Tổng thống Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu đã xếp đặt tướng Tôn Thất Đình, một tướng lĩnh trẻ và được cho là trung thành, về giữ chức Tư lệnh Quân đoàn III kiêm Tổng trấn Đô thành Sài Gòn, đồng thời giao giữ vai trò quan trọng trong kế hoạch phản đảo chính nếu đảo chính nổ ra lần nữa. Tuy nhiên, tướng Đính sớm thay đổi và đứng về nhóm đảo chính, trở thành một trong những thành viên chú chốt khi đảo chính thực sự nổ ra và kết thúc với cái chết bi thảm của Tổng thống Diệm và Cố vấn Nhu.

Mậu Thân 1968

Ngày 1-7-1970, Vùng 3 được cải danh thành Quân khu 3.

Mùa hè đỏ lửa

Mở đầu và kết thúc của thất bại cuối cùng

Biên chế tổ chức

Dưới đây là biên chế tổ chức của Quân đoàn III vào đầu năm 1975.

Bộ Tư lệnh
  1. Bộ Tham mưu
  2. Sở An ninh Quân đội
  3. Phòng 1 Tổng Quản trị
  4. Phòng 2 Tình báo
  5. Phòng 3 Tác chiến
  6. Bộ chỉ huy Tiếp vận
  7. Bộ chỉ huy Pháo binh
Đơn vị tác chiến trực thuộc
  1. Sư đoàn 5 Bộ binh: Bộ Tư lệnh đặt tại căn cứ Lai Khê, Bến Cát, phụ trách các tỉnh Bình Dương, Bình LongPhước Long
  2. Sư đoàn 18 Bộ binh: Bộ Tư lệnh đặt tại Thị xã Xuân Lộc, Long Khánh, phụ trách các tỉnh Biên Hòa, Bình Tuy, Gia Định, Long Khánh, Phước Tuy và Đặc khu Vũng Tàu
  3. Sư đoàn 25 Bộ binh: Bộ Tư lệnh đặt tại căn cứ Đồng Dù, Củ Chi, phụ trách các tỉnh Hậu Nghĩa, Long AnTây Ninh
Đơn vị tác chiến phối thuộc
  1. Hải khu 3 (còn gọi là Hải quân Vùng 3 Duyên hải): Bộ Tư lệnh đặt tại Thị xã Vũng Tàu
  2. Vùng 3 Sông ngòi: Bộ tư lệnh đặt tại căn cứ Long Bình, Biên Hòa
  3. Sư đoàn 3 Không quân: Bộ Tư lệnh đặt tại Phi trường Biên Hòa
  4. Sư đoàn 5 Không quân: Bộ Tư lệnh đặt tại Phi trường Tân Sơn Nhất
  5. Lực lượng Biệt động quân (gồm các Liên đoàn 31, 32, 33)
  6. Lữ đoàn 3 Kỵ binh
Tiểu khu, Đặc khu trực thuộc
  1. Tiểu khu Biên Hòa: Bộ chỉ huy đặt tại Thị xã Biên Hòa. Gồm các Chi khu (Quận): Công Thanh, Dĩ An, Đức Tu, Long Thành, Nhơn Trạch, Tân Uyên và Yếu khu Thị xã Biên Hòa
  2. Tiểu khu Bình Dương: Bộ chỉ huy đặt tại Thị xã Phú Cường. Gồm các Chi khu (Quận): Bến Cát, Châu Thành, Lái Thiêu, Phú Hòa, Phú Giáo, Trị Tâm và Yếu khu Thị xã Phú Cường
  3. Tiểu khu Bình Long: Bộ chỉ huy đặt tại Thị xã An Lộc. Gồm các Chi khu (Quận): An Lộc, Chơn Thành, Lộc Ninh và Yếu khu Thị xã An Lộc
  4. Tiểu khu Bình Tuy: Bộ chỉ huy đặt tại Thị xã Hàm Tân. Gồm các Chi khu (Quận): Hàm Tân, Hoài Đức, Tánh Linh và Yếu khu Thị xã Hàm Tân
  5. Tiểu khu Gia Định: Bộ chỉ huy đặt ở một vị trí trong xã Bình Hòa thuộc Quận Gò Vấp (vị trí này nay là trung tâm quận Bình Thạnh). Gồm các Chi khu (Quận): Bình Chánh, Cần Giờ, Gò Vấp, Hốc Môn, Nhà Bè, Quảng Xuyên, Tân Bình, Thủ Đức và Yếu khu Thị xã Gia Định
  6. Tiểu khu Hậu Nghĩa: Bộ chỉ huy đặt tại Thị xã Khiêm Cường. Gồm các Chi khu (Quận): Củ Chi, Đức Hòa, Đức Huệ, Trảng Bàng và Yếu khu Thị xã Khiêm Cường
  7. Tiểu khu Long An: Bộ chỉ huy đặt tại Thị xã Tân An. Gồm các Chi khu (Quận): Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành, Rạch Kiến, Tân Trụ, Thủ Thừa và Yếu khu Thị xã Tân An
  8. Tiểu khu Long Khánh: Bộ chỉ huy đặt tại Thị xã Xuân Lộc. Gồm các Chi khu (Quận): Định Quán, kiệm Tân, Xuân Lộc và Yếu khu Thị xã Xuân Lộc
  9. Tiểu khu Phước Long: Bộ chỉ huy đặt tại Thị xã Phước Bình. Gồm các Chi khu (Quận): Bố Đức, Đôn Luân, Đức Phong, Phước Bình và Yếu khu Thị xã Phước Bình
  10. Tiểu khu Phước Tuy: Bộ chỉ huy đặt tại Thị xã Phước Lễ. Gồm các Chi khu (Quận): Đất Đỏ, Đức Thạnh, Long Điền, Long Lễ, Xuyên Mộc và Yếu khu Thị xã Phước Lễ
  11. Tiểu khu Tây Ninh: Bộ chỉ huy đặt tại Thị xã Tây Ninh. Gồm các Chi khu (Quận): Hiếu Thiện, Khiêm Hạnh, Phú Khương, Phú Ninh và Yếu khu Thị xã Tây Ninh
  12. Đặc khu Vũng Tàu: Bộ chỉ huy đặt tại Thị xã Vũng Tàu. Phụ trách Yếu khu Thị xã Vũng Tàu (Gồm 1 quận)

Các đời Tư lệnh

TT Họ tên Cấp bậc tại nhiệm Thời gian tại chức Chú thích
1
Thái Quang Hoàng
Trung tướng
3/1959-10/1959
Chức vụ sau cùng: Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Thái Lan (1965)
2
Nguyễn Ngọc Lễ
Trung tướng
(1956)
10/1959-5/1961
Chức vụ sau cùng: Chánh thẩm Tòa án Quân sự Mặt trận Sài Gòn (1964)
3
Lê Văn Nghiêm
Thiếu tướng
(1955)
5/1961-12/1962
Chức vụ sau cùng: Trung tướng, Giám đốc Nha Động viên Bộ Quốc phòng (1965)
4
Tôn Thất Đính
Thiếu tướng
(1958)
Trung tướng
(1963)
12/1962-1/1964
Chức vụ sau cùng: Thượng nghị sĩ (1967-1975)
5
Trần Thiện Khiêm
Trung tướng
(1963)
1/1964-2/1964
Chức vụ sau cùng: Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa (1969-1975)
6
Lâm Văn Phát
Thiếu tướng
(1963)
2/1964-4/1964
Chức vụ sau cùng: Trung tướng, Tư lệnh Biệt khu Thủ đô (1975)
7
Trần Ngọc Tám
Thiếu tướng
(1958)
Trung tướng
(4/1964)
4/1964-10/1964
Chức vụ sau cùng: Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Thái Lan (1972-1974)
8
Cao Văn Viên
Thiếu tướng
(3/1964)
10/1964-10/1965
Chức vụ sau cùng: Đại tướng (1967), Tổng tham mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (1965-1975)
9
Nguyễn Bảo Trị
Thiếu tướng
10/1965-6/1966
Chức vụ sau cùng: Trung tướng, Tổng cục trưởng Tổng cục Quân huấn
10
Lê Nguyên Khang
Thiếu tướng
(1965)
6/1966-8/1968
Chức vụ sau cùng: Trung tướng, Phụ tá Tổng tham mưu trưởng, đặc trách hành quân
11
Đỗ Cao Trí
Trung tướng
(1963)
8/1968-2/1971
Tử nạn trực thăng ngày 23/2/1971. Được truy thăng Đại tướng
12
Nguyễn Văn Minh
Thiếu tướng
(1968)
Trung tướng
(1972)
2/1971-10/1973
Chức vụ sau cùng: Trung tướng, Tư lệnh Biệt khu Thủ đô
13
Phạm Quốc Thuần
Trung tướng
(1971)
10/1973-19/1974
Chức vụ sau cùng: Chỉ huy trưởng trường Hạ sĩ quan Đồng Đế
14
Dư Quốc Đống
Trung tướng
(1970)
10/1974-1/1975
Chức vụ sau cùng: Phụ tá Tổng tham mưu trưởng
15
Nguyễn Văn Toàn
Trung tướng
(1974)
1/1975-30/4/1975
Tư lệnh cuối cùng

Chú thích

  1. ^ Sắc lệnh số 61-QP của Quốc trưởng Bảo Đại ngày 26 tháng 6 năm 1952
  2. ^ Sắc lệnh số 19-QP của Quốc trưởng Bảo Đại ngày 19 tháng 3 năm 1954
  3. ^ Sắc lệnh số 147/b/QP ngày 24 tháng 10 năm 1956
  4. ^ Tài liệu Tham mưu biệt bộ Phủ tổng thống. Trung tâm lưu trữ quốc gia II TP Hồ Chí Minh.
  5. ^ Sắc lệnh số SL.98/QP ngày 13 tháng 4 năm 1961
  6. ^ Sự thay đổi địa giới hành chính và quân sự của chính quyền Sài Gòn giai đoạn 1955-1963 tại Bà Rịa-Vũng Tàu

Tham khảo

  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa 2011