Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Yamamoto Isoroku”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Thân thế: sửa chính tả 3, replaced: thứ 6 của → thứ sáu của using AWB
Zentle (thảo luận | đóng góp)
Dòng 50: Dòng 50:
Cũng như tình trạng chung của không quân Nhật Bản lúc bấy giờ, tình hình bộ đội không quân Hà Phố rất là khủng hoảng. Bộ máy điều hành và kỷ luật còn trong quá trình xây dựng, hết sức lỏng lẻo và rời rạc. Kỹ thuật máy bay hết sức thô lậu khiến tai nạn phi cơ rơi, phi công chết không phải là hiếm, kéo theo hiện tượng binh sĩ đào ngũ ngày một nhiều. Hơn nữa, Yamamoto Isokoru, một sĩ quan xa lạ mới 40 tuổi đến chỉ huy bộ đội không quân là một đề tài cho mọi người bàn tán. Mặc dù vậy, Yamamoto vẫn không sờn lòng, trái lại ông đã tìm được cách khắc phục những khó khăn. Ông lập những nơi thờ cúng các phi công đã hi sinh khi làm nhiệm vụ. Ông thường trò chuyện, chơi bài, chơi cờ với các binh sĩ dưới quyền để thu phục cảm tình và nắm bắt các nguyện vọng tâm tư của họ. Ông dùng tinh thần đảo Giang Điền, tư tưởng Hoàng Đạo, Võ Sĩ Đạo, Thần Đạo để hun đúc cho các binh sĩ cảm tử. Bản thân ông cũng tự học cách lái máy bay, và, cùng với các nhân viên phi hành đã vượt qua những khó khăn về kỹ thuật.<ref name = "tđtt"/>
Cũng như tình trạng chung của không quân Nhật Bản lúc bấy giờ, tình hình bộ đội không quân Hà Phố rất là khủng hoảng. Bộ máy điều hành và kỷ luật còn trong quá trình xây dựng, hết sức lỏng lẻo và rời rạc. Kỹ thuật máy bay hết sức thô lậu khiến tai nạn phi cơ rơi, phi công chết không phải là hiếm, kéo theo hiện tượng binh sĩ đào ngũ ngày một nhiều. Hơn nữa, Yamamoto Isokoru, một sĩ quan xa lạ mới 40 tuổi đến chỉ huy bộ đội không quân là một đề tài cho mọi người bàn tán. Mặc dù vậy, Yamamoto vẫn không sờn lòng, trái lại ông đã tìm được cách khắc phục những khó khăn. Ông lập những nơi thờ cúng các phi công đã hi sinh khi làm nhiệm vụ. Ông thường trò chuyện, chơi bài, chơi cờ với các binh sĩ dưới quyền để thu phục cảm tình và nắm bắt các nguyện vọng tâm tư của họ. Ông dùng tinh thần đảo Giang Điền, tư tưởng Hoàng Đạo, Võ Sĩ Đạo, Thần Đạo để hun đúc cho các binh sĩ cảm tử. Bản thân ông cũng tự học cách lái máy bay, và, cùng với các nhân viên phi hành đã vượt qua những khó khăn về kỹ thuật.<ref name = "tđtt"/>


Những nỗ lực của Yamamoto cuối cùng đã thu được một số kết quả khả quan. Năm [[1928]] ông được bổ nhiệm làm hạm trưởng hạm Isuzu. Năm 1929, được thăng hàm [[thiếu tướng]], [[chuẩn Đô đốc|chuẩn đô đốc]]. Năm 1930 ông được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Kỹ thuật Hàng không hải quân. Và, ngay từ lúc này, ông đã lợi dụng địa vị mới của mình, tập trung mọi sức mạnh phát triển bộ đội không quân và hàng không mẫu hạm Nhật, nhất là việc nâng cao kỹ thuật phi cơ. Ông hợp tác với các xưởng đóng phi cơ Nhật để chế tạo những mẫu phi cơ tân tiến nhất. Các loại phi cơ Nhật ra đời trong nửa cuối thập nhiên 30 như Type 94, Type 96, và nhất là kiểu máy bay số 0 (zero) lừng danh ra đời năm 1940 đã trở thành những mẫu máy bay tốt nhất thời đó. Tháng 11/1934 ông được thăng hàm trung tướng, phó đô đốc. Năm 1935 ông làm tư lệnh lực lượng không quân của Hải quân Đế quốc Nhật Bản.
Những nỗ lực của Yamamoto cuối cùng đã thu được một số kết quả khả quan. Năm [[1928]] ông được bổ nhiệm làm hạm trưởng hạm Isuzu. Năm 1929, được thăng hàm [[thiếu tướng]], [[chuẩn Đô đốc|chuẩn đô đốc]]. Năm 1930 ông được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Kỹ thuật Hàng không hải quân. Và, ngay từ lúc này, ông đã lợi dụng địa vị mới của mình, tập trung mọi sức mạnh phát triển bộ đội không quân và hàng không mẫu hạm Nhật, nhất là việc nâng cao kỹ thuật phi cơ. Ông hợp tác với các xưởng đóng phi cơ Nhật để chế tạo những mẫu phi cơ tân tiến nhất. Các loại phi cơ Nhật ra đời trong nửa cuối thập nhiên 30 như [[Type 94]], Type 96, và nhất là kiểu máy bay số 0 (zero) lừng danh ra đời năm 1940 đã trở thành những mẫu máy bay tốt nhất thời đó. Tháng 11/1934 ông được thăng hàm trung tướng, phó đô đốc. Năm 1935 ông làm tư lệnh lực lượng không quân của Hải quân Đế quốc Nhật Bản.


Sau đó ông tham gia cuộc [[Chiến tranh Trung-Nhật]]. Ngày 14 tháng 9 năm 1937, các máy bay Nhật trong hai đội hàng không hải quân Mộc Cánh Tân và Lộc Ốc đã bay từ Đài Bắc và Cao Hùng đển ném bom hai phi trường Quảng Đức và Hàng Châu. Việc này đã khiến các chuyên gia hàng không giật mình trước chất lượng của các máy bay Nhật tham gia trận oanh tạc đó. Tiếp đó các máy bay của Yamamoto lại tham gia vụ tấn công ở Nam Kinh và chiến dịch Thượng Hải, nhờ đó Yamamoto được tặng huân chương Húc Nhật.
Sau đó ông tham gia cuộc [[Chiến tranh Trung-Nhật]]. Ngày 14 tháng 9 năm 1937, các máy bay Nhật trong hai đội hàng không hải quân Mộc Cánh Tân và Lộc Ốc đã bay từ Đài Bắc và Cao Hùng đển ném bom hai phi trường Quảng Đức và Hàng Châu. Việc này đã khiến các chuyên gia hàng không giật mình trước chất lượng của các máy bay Nhật tham gia trận oanh tạc đó. Tiếp đó các máy bay của Yamamoto lại tham gia vụ tấn công ở Nam Kinh và chiến dịch Thượng Hải, nhờ đó Yamamoto được tặng huân chương Húc Nhật.

Phiên bản lúc 12:52, ngày 7 tháng 9 năm 2016

Yamamoto Isoroku
Tập tin:Isoroku Yamamoto.jpg
Yamamoto Isoroku
SinhNagaoka, Niigata, Nhật Bản
MấtQuần đảo Solomon
ThuộcĐế quốc Nhật Bản Đế quốc Nhật Bản
Quân chủngĐế quốc Nhật Bản Hải quân Đế quốc Nhật Bản
Năm tại ngũ1901–1943
Quân hàmNguyên soái đại tướng hải quân,
Tổng tư lệnh
Đơn vịHạm đội Kết hợp
Chỉ huyKitakami, Isuzu, Akagi, Naval Air Command, Bộ Hải quân, Naval Air Command, Hạm đội 1, Hạm đội Kết hợp, 1st Battleship Division[1]
Tham chiếnChiến tranh Nga-Nhật
Chiến tranh thế giới thứ hai (Trận Midway)
Khen thưởngHuân chương Hoa Cúc (sau khi chết)
Huân chương Rising Sun,
Huân chương Sacred Treasure,
Huân chương Diều hâu vàng (hạng nhất),
Huân chương Diều hâu vàng (hạng 2),
Huân chương Chim đại bàng Đức
Knight's Cross of the Iron Cross với Oak Leaves và Swords[2]
Yamamoto lúc trẻ và Curtis D. Wilbur, Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ

Yamamoto Isoroku (kanji: 山本五十六, Hán Việt: Sơn Bản Ngũ Thập Lục; 4 tháng 4 năm 1884 - 18 tháng 4 năm 1943) là một đô đốc tài ba của Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Người ta nhớ nhiều tới ông vì thành tích tấn công hạm đội Hoa Kỳ ở Trân Châu Cảng. Ông được sách Thập Đại Tùng Thư - 10 Đại tướng Soái Thế giới[3] coi là một trong 10 viên tướng xuất sắc nhất trong lịch sử quân sự thế giới. Ông cũng cùng với Đô đốc Togo Heihachiro, người đập tan hạm đội Nga ở trận Hải chiến Tsushima năm 1905 được hưởng vinh dự làm lễ quốc tang khi qua đời.

Tiểu sử

Thân thế

Tên thật của ông là Takano Isoroku (高野五十六, Cao Dã Ngũ Thập Lục), quê ở Nagaoka, Niigata; ông là con trai thứ sáu của Takano Sadayoshi (高野 貞吉, Cao Dã Trinh Cát) - một samurai cấp thấp đồng thời giữ chức giáo học cho phiên chủ (daimyō) phiên Nagaoka (Trường Cương). Lúc đầu, chỉ được hưởng bổng lộc 30 thạch, về sau lớp cha ông có người tinh thông nho học, cổ học, binh học nên được phiên chủ trọng thị và cho giữ chức Gia Lão, cai quản các sự vụ trong gia đình võ sĩ và hưởng bổng lộc 160 thạch. Do Takano Sadayoshi sinh ông lúc 56 tuổi nên ông được gọi là Isoroku (Ngũ Thập Lục). Ông tham gia hải quân từ năm 1901 cho tới khi ông qua đời năm 1943.

Lớn lên, ông theo học tại trường Trung học Nagaoka và tỏ ra có năng khiếu về các môn thể thao và quân sự. Ông cũng theo học Anh văn với 1 phái bộ truyền giáo Hoa Kỳ và ngoài ra, cha ông cũng đã dạy cho ông Hán văn và làm thơ.

Isokoru ngay từ nhỏ đã được gia đình giáo dục rất nghiêm khắc, thấm nhuần tinh thần võ sĩ đạo truyền thống của Nhật Bản. Hơn nữa, gia đình Cao Dã dù là võ sĩ nhưng cũng không giàu có gì, chính cuộc sống thanh bạch đó đã trui rèn Isokoru thành một con người cứng rắn, có chí tiến thủ. Và khi ông tham gia các khóa huấn luyện quân sự ngay từ cấp tiểu học, thì "nọc độc của chủ nghĩa quân quốc Nhật Bản đã ngấm vào tận xương tủy của Yamamoto".[3] Năm 1901 sau khi tốt nghiệp bậc trung học, Isokoru với thành tích hạng hai đã thi đậu vào trường sĩ quan đảo Giang Điền, nơi đào tạo các sĩ quan hải quân của Nhật Bản.

Khi trưởng thành, Yamamoto thi đậu hạng nhì trong số 300 học sinh và được vào học tại Trường Hải quân nhật tại Etajima. Sau khi tốt nghiệp, ông được điều động phục vụ trên thiết giáp hạm Nisshin và có vinh dự được tham gia trận Tsushima năm 1905, nơi mà Hải quân Nhật đã nhấn chìm toàn bộ hạm đội của Nga và kết thúc chiến tranh Nga-Nhật.[4] Trận này ông bị trọng thương, bàn tay trái cụt mất 2 ngón (ngón trỏ và ngón giữa) và đôi chân bị hơn một trăm vết thương, do đó ông được tặng kỉ niệm chương vinh dự của quân nhân. Mẹ ông trước sự kiện này hết sức xúc động, đã viết hai câu thơ: "Vì nước vì vua toàn tâm quyết, tỏa hương bát ngát võ sĩ hoa.".[3] Một điều thú vị là bàn tay trái mất hai ngón lại là một biểu tượng nổi tiếng của Isokoru. Các ca kỹ khi làm móng tay cho khách trong ca lâu thường lấy tiền công một đồng, nhưng họ lại ưu đãi chỉ lấy tám cắc của Isokoru vì hai tay ông chỉ có tám ngón. Ông mang biệt danh "hachi mōsen" (八毛銭, "anh chàng tám cắc") từ đó.[3]

Năm 1916 ông trở về nhà. Năm 1924, ông vào đại học Hải quân. Đồng thời, dòng họ Yamamoto (Sơn Bản) danh tiếng ở phiên Nagaoka do không có con thừa kế nên nhận Isokoru làm con nuôi (1926), vì vậy ông đổi tên là Yamamoto Isoroku (Sơn Bản Ngũ Thập Lục). Vợ ông là Reiko (Thiên Đại Tử), con gái một trại chủ bò sữa; hai người kết hôn năm 1918 và có 4 mặt con.

Ngoài việc hay đến chơi ở các ca lâu, Isokoru cũng là một người nghiện các sòng bạc và rất thích cá cược. Ông sành sỏi cách chơi tất cả các loại bài, ông còn giỏi chơi cờ vua, cờ tướng. Tài nghệ của ông trong 2 môn này nổi danh trong giới Hải quân Nhật. Người ta nói rằng ông chơi bài lão luyện tới mức chỉ cần nhìn sắc mặt đối thủ là ông biết ngay y cầm những con bài gì trong tay.[3] Tuy nhiên, ông lại không biết uống rượu.

Cải cách Hải quân

Một trong những công lao to lớn của Yamamoto Isokoru đối với nền quân sự Nhật Bản cũng như nghệ thuật quân sự thế giới chính là ông đã phát hiện ra vai trò tối quan trong của lực lượng không quân và hàng không mẫu hạm trong hải chiến hiện đại. Thật vậy, trên mặt biển hiện này những chiếc hàng không mẫu hạm và lực lượng không quân có một vị trí cực kì to lớn và không thể thiếu vắng được. Ông cũng là người đóng vai trò chủ đạo trong việc xây dựng lực lượng không quân trong hải quân Nhật Bản. Ngay từ năm 1915, ông đã có những tiên đoán rất chính xác khi cho rằng "Chiến hạm quan trọng nhất trong tương lai là loại chiến hạm mang theo được phi cơ"

Tháng 4 năm 1919, ông được cử giữ chức sĩ quan ngoại giao của tòa đại sứ Nhật. Ông học tại Đại học Harvard từ năm 1919 đến năm 1921 và sau đó làm Tùy viên Quân sự tại Washington D.C. Sau đó Trong thời gian này ông nhanh chóng tiếp xúc và nắm bắt được những dòng tư tưởng về việc sử dụng không quân trong nghệ thuật quân sự (dù các dòng tư tưởng ấy vẫn còn là thiểu số). Tháng 6/1923, khi cùng với đại tướng Tỉnh Xuất đi khảo sát ở Mỹ và các quốc gia Tây phương, Yamamoto càng kiên định quan điểm của mình. Năm 1921, khi trở về, ông đã góp phần xây dựng lực lượng tàu sân bay của Nhật Bản.

Tuy nhiên ở Nhật Bản, những tài nguyên cần thiết để chế tạo một phi cơ tân tiến lại rất hiếm, ví dụ như dầu mỏ. Kỹ thuật chế tạo phi cơ Nhật cực kì thô lậu: đa phần máy bay Nhật làm bằng gỗ và bọc vải, còn động cơ cũng hết sức kém. Hơn nữa, đa phần người Nhật vẫn còn giữ tư tưởng "tàu to súng lớn" đã từng bộc lộ sức mạnh khủng khiếp trong các cuộc chiến tranh trước đó. Những người này cho Yamamoto là kẻ lập dị. Chịu hết nổi, tháng 9/1924, ông xin chuyển sang làm phó đội trưởng kiêm sĩ quan huấn luyện tại đội không quân thuộc hải quân Hà Phố để ông tự do thực hiện ý tưởng của mình![3]

Cũng như tình trạng chung của không quân Nhật Bản lúc bấy giờ, tình hình bộ đội không quân Hà Phố rất là khủng hoảng. Bộ máy điều hành và kỷ luật còn trong quá trình xây dựng, hết sức lỏng lẻo và rời rạc. Kỹ thuật máy bay hết sức thô lậu khiến tai nạn phi cơ rơi, phi công chết không phải là hiếm, kéo theo hiện tượng binh sĩ đào ngũ ngày một nhiều. Hơn nữa, Yamamoto Isokoru, một sĩ quan xa lạ mới 40 tuổi đến chỉ huy bộ đội không quân là một đề tài cho mọi người bàn tán. Mặc dù vậy, Yamamoto vẫn không sờn lòng, trái lại ông đã tìm được cách khắc phục những khó khăn. Ông lập những nơi thờ cúng các phi công đã hi sinh khi làm nhiệm vụ. Ông thường trò chuyện, chơi bài, chơi cờ với các binh sĩ dưới quyền để thu phục cảm tình và nắm bắt các nguyện vọng tâm tư của họ. Ông dùng tinh thần đảo Giang Điền, tư tưởng Hoàng Đạo, Võ Sĩ Đạo, Thần Đạo để hun đúc cho các binh sĩ cảm tử. Bản thân ông cũng tự học cách lái máy bay, và, cùng với các nhân viên phi hành đã vượt qua những khó khăn về kỹ thuật.[3]

Những nỗ lực của Yamamoto cuối cùng đã thu được một số kết quả khả quan. Năm 1928 ông được bổ nhiệm làm hạm trưởng hạm Isuzu. Năm 1929, được thăng hàm thiếu tướng, chuẩn đô đốc. Năm 1930 ông được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Kỹ thuật Hàng không hải quân. Và, ngay từ lúc này, ông đã lợi dụng địa vị mới của mình, tập trung mọi sức mạnh phát triển bộ đội không quân và hàng không mẫu hạm Nhật, nhất là việc nâng cao kỹ thuật phi cơ. Ông hợp tác với các xưởng đóng phi cơ Nhật để chế tạo những mẫu phi cơ tân tiến nhất. Các loại phi cơ Nhật ra đời trong nửa cuối thập nhiên 30 như Type 94, Type 96, và nhất là kiểu máy bay số 0 (zero) lừng danh ra đời năm 1940 đã trở thành những mẫu máy bay tốt nhất thời đó. Tháng 11/1934 ông được thăng hàm trung tướng, phó đô đốc. Năm 1935 ông làm tư lệnh lực lượng không quân của Hải quân Đế quốc Nhật Bản.

Sau đó ông tham gia cuộc Chiến tranh Trung-Nhật. Ngày 14 tháng 9 năm 1937, các máy bay Nhật trong hai đội hàng không hải quân Mộc Cánh Tân và Lộc Ốc đã bay từ Đài Bắc và Cao Hùng đển ném bom hai phi trường Quảng Đức và Hàng Châu. Việc này đã khiến các chuyên gia hàng không giật mình trước chất lượng của các máy bay Nhật tham gia trận oanh tạc đó. Tiếp đó các máy bay của Yamamoto lại tham gia vụ tấn công ở Nam Kinh và chiến dịch Thượng Hải, nhờ đó Yamamoto được tặng huân chương Húc Nhật.

Năm 1936, ông làm thứ trưởng Bộ Hải quân theo lời mời của hải quân đại thần Vĩnh Dã Thân. Tuy nhiên, công việc sự vụ này hoàn toàn không phù hợp với một quân nhân và một người đang dốc sức xây dựng ngành hàng không hải quân như Yamamoto. Ông đã từng thừa nhận với viên thư kí Thực Tùng Nhượng là ông cứ đóng dấu bừa các văn kiện mà không xem kỹ.[3] Cuối cùng ngày 31 tháng 8 năm 1939 ông lại được cử giữ chức tư lệnh hạm đội liên hậm kiêm tư lệnh đệ nhất hạm đội đúng như sở trường của mình. Năm 1940, ông được thăng hàm đại tướng, đô đốc. Vừa đáo nhiệm là ông lập tức sắp xếp hàng loạt những cuộc huấn luyện nghiêm ngặt và căng thẳng như khi chiến đấu thật sự. Yamamoto hiểu rằng, ông cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng cho một cuộc chiến ác liệt sắp tới.[3]

Chiến tranh thế giới thứ hai

Trước chiến tranh

Kể từ chiến tranh Nga Nhật 1904, Nhật Bản đã thay thế Nga làm bá chủ khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương và càng ngày càng mở rộng ảnh hưởng của mình. Việc đó khiến Anh và Mỹ phải cảnh giác và đã ra sức hạn chế sức mạnh của Nhật, nhất là thông qua các hiệp nghị tài giảm binh bị sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Về phía Nhật, mặc dù theo hiệp định hải quân họ đứng hàng thứ ba trên thế giới nhưng tham vọng của họ từ lâu đã vượt quá những ràng buộc của hiệp định. Việc này khiến mâu thuẫn Nhật-Mỹ nảy sinh và càng lúc càng sâu sắc.

Đô đốc Yamamoto năm 1939

Bản thân Yamamoto đã tham dự Hội nghị Hải quân London về vấn đề tài giảm binh bị với tư cách là một thành viên trong phái đoàn Nhật vào các năm 19301934. Mặc dù biết hải quân Nhật không thể giành được địa vị ngang hàng với các địch thủ Anh Mỹ, nhưng Yamamoto vẫn hết sức cố gắng trong việc đàm phán, ít ra là giảm bớt những hạn chế đối với Nhật Bản. Cuối cùng cuộc đàm phán tan vỡ và tháng 1 năm 1936 Nhật rút khỏi Hội Quốc Liên, thoát khỏi thời đại hạn chế. Có điều là trong khi đa số người Nhật chỉ biết bực tức thì chỉ có Yamamoto mới thoát khỏi tư tưởng "tàu to súng lớn" và chú ý đến lực lượng không quân trong hải quân.

Nhật Bản bắt đầu bành trướng kể từ thập niên 1930 với những vụ xâm chiếm Mãn Châu, vụ tấn công xâm lược Trung Quốc, xâm chiếm Đông Dương. Cùng lúc, ở châu Âu thế lực phát xít của HitlerMussolini cũng mở rộng ảnh hưởng. Tất cả những việc này đều gây hại đến hệ thống Versailes-Washington và quyền lợi của những kẻ lập ra nó, nhất là Mỹ. Đối với sự bành trướng của Nhật, Mỹ đã có những biện pháp phản ứng, dù là khá muộn mằn, thí dụ hạn chế và sau đó là cấm Nhật nhập khẩu những nguyên vật liệu cần thiết cho việc phát triển quân đội (tháng 7 năm 1940). Sau khi Đức-Ý-Nhật ký hiệp ước liên minh (30 tháng 9 năm 1941), mọi người hiểu rằng lò lửa chiến tranh sắp nổ và Nhật, Mỹ sẽ là hai đối thủ nặng ký trong cuộc chiến sắp tới.

Mặc dù Yamamoto rất bất mãn với những hạn chế của Anh Mỹ đối với Nhật Bản, ông lại là người đã phản đối đến cùng Hiệp ước Đồng minh Đức-Ý-Nhật và là người phản đối việc Nhật tuyên chiến với Mỹ. Từng du học ở Mỹ, từng tiến hành khảo sát tại Mỹ và từng giữ chức võ quan trú đóng tại Mỹ (1926-28), nên ông hiểu rõ thực lực của Mỹ, ông biết rằng Nhật khi khai chiến với Mỹ thì lành ít dữ nhiều. Câu nói của ông lúc đó là "Coi Mỹ là kẻ thù cũng tức là coi toàn thế giới là kẻ thù" đã không được chú ý, thậm chí nhiều người đã mắng ông là "đồ nhu nhược", "chó săn của Anh-Mỹ"[3]. Yamamoto vẫn kiên trì đến cùng, ông đã viết thư đến thủ tướng Fuminaro Konoe (Cận Vệ Văn Ma Lữ) để phản đối việc này. Nhưng ông cũng đảm bảo là khi chiến tranh nổ ra thì ông, Yamamoto Isokoru sẽ dốc hết sức phục vụ Tổ quốc. Chính vì vậy, kế hoạch tập kích Trân Châu Cảng dần dần hình thành trong đầu óc ông.

Và một điều đáng tiếc cho Yamamoto và cho cả thế giới, là ông đã phải thực hiện kế hoạch của mình.

Trận Trân Châu Cảng

Vì biết thực lực của Mỹ vượt trội hơn Nhật Bản rất nhiều, Yamamoto Isokoru cho rằng việc đánh bại Mỹ triệt để và buộc Mỹ đầu hàng là bất khả thi. Nhật Bản chỉ có thể giáng những đòn chí mạng làm suy sụp tinh thần nhân dân Mỹ, từ đó buộc Mỹ ngồi vào bàn đàm phán với những điều khoản có lợi cho Nhật. Ông cũng nhận định là trong vòng một tới một năm rưỡi đầu của cuộc chiến thì Nhật Bản có khả năng thủ thắng, nhưng nếu để chiến tranh kéo dài hơn thì không thể nói trước được. Vì vậy, điều quan trọng nhất là phải giành được những chiến thắng chấn động trong giai đoạn đầu này. Mục tiêu đầu tiên của Yamamoto chính là hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ tại Trân Châu Cảng thuộc quần đảo Hawaii.

Kế hoạch của Yamamoto lập tức gặp sự phản đối quyết liệt. Rõ ràng tập kích Trân Châu Cảng là một phương án cực kì mạo hiểm: từ Nhật tới Hawaii là một khoảng cách mấy nghìn dặm, vả lại Mỹ sẽ luôn luôn nhòm ngó động tĩnh của Nhật Bản và chắc chắn sẽ không để yên cho Nhật tấn công dễ dàng như vậy. Hơn nữa, mực nước tại Trân Châu Cảng hết sức nông, không thể sử dụng ngư lôi thông thường. Và nếu hạm đội Mỹ không có ở đó thì toàn bộ kế hoạch của ông sẽ phá sản. Tuy nhiên Yamamoto vẫn duy trì ý kiến của mình một cách ngoan cố, mặt khác ông cho quân đội luyện tập oanh kích ở những đảo có địa hình tương tự Trân Châu Cảng, thí dụ như đảo Lộc Nhi và đảo Hạnh. Đội phi cơ oanh kích tập luyện với một cường độ mà ai nghe qua cũng giật mình. Hạm đội cũng được tăng cường huấn luyện tác chiến và cũng đã cho thiết kế một loại ngư lôi đặc biệt chuyên dụng để oanh kích ở các cảng có mức nước sâu. Các phi cơ cũng luyện tập một cách ném bom mới là vừa mang ngư lôi vừa chúi đầu xuống khi oanh tạc để tăng độ chính xác.

Trong khi đó, dù quan hệ Nhật-Mỹ ngày một căng thẳng, các cuộc đàm phán đôi bên vẫn được tiếp tục. Thế giới vẫn ảo tưởng vào một hiệp nghị hòa bình được ký kết bởi hai bên. Trong khi đó lãnh sự quán Nhật Bản tại đảo Honolulu thuộc quần đảo Hawaii lại liên tục gửi tin tình báo từ Trân Châu Cảng về Nhật. Đến ngày 6 tháng 9, trong cuộc hội nghị Nội các Nhật Bản quyết định nếu thượng tuần tháng 10 nếu đàm phán không thành thì sẽ khai chiến. Và đến ngày 19 tháng 10 thì bộ quân lệnh đã phê chuẩn "phương án tác chiến Hawaiian" tổ chức một hạm đội với chủ thể là 6 hàng không mẫu hạm sẽ tiến hành tập kích Trân Châu Cảng.

Lực lượng tập kích được quy tụ ở vịnh Đơn Quân gần đảo Iturup thuộc quần đảo Kuril do trung tướng Nam Vân Trung Nhất chỉ huy. Ngày 26 tháng 11 năm 1941, Yamamoto ra lệnh xuất phát. Trước khi đi, ông có dặn dò tướng Nam Vân nếu nhận được tin Nhật-Mỹ đạt được hiệp nghị thì phải rút quân ngay, mặc dù ông biết đây là chuyện không thể có.[3] Đội quân tập kích bí mật di chuyển lên phía Bắc, trong khi đó đảo Lộc Nhi vẫn phát tín hiệu nghi binh, còn chính phủ Nhật Bản vẫn tiếp tục kéo dài cuộc đàm phán nhằm đánh lạc hướng dư luận. Khi hạm đội đến gần vị trí 165 độ Tây và 43 độ Bắc thì đột ngột đổi hướng sang phía Đông rồi vòng xuống phía Nam hướng tới Hawaii.

Ngày 1 tháng 12 Yamamoto đánh một bức điện cho Nam Vân nội dung "trèo lên núi cao mới 1208" có nghĩa là sẽ khai chiến vào ngày 8 tháng 12 theo giờ Tokyo, tức ngày chủ nhật 7 tháng 12 theo giờ Trân Châu Cảng. Ông cũng hạ lệnh thời gian tấn công là 3 giờ 30 phút, nửa tiếng sau khi Nhật gửi tối hậu thư tới Mỹ.

Yamamoto ngồi ngã người trên ghế nhắm mắt dưỡng thần. Bỗng lúc 3 giờ 19 phút giờ Nhật Bản (tức 13 giờ 19 phút giờ Washington), lực lượng tập kích Nhật Bản liên tục gửi về bộ chỉ huy một chữ "thác" (mẫu tự đầu tiên của từ đột kích trong tiếng Nhật). Không lâu sau đó một điện tín viên chạy vào thông báo với vị chỉ huy của mình: "Thác rồi! Thác rồi!". Thật vậy, trận kỳ tập đã thành công. Phía Mỹ mất 6 thiết giáp hạm, 6 tuần dương hạm hạng nhẹ, 6 khu trục hạm, 2 tàu chở dầu, bị thương 2 thiết giáp hạm và 1 tuần dương hạm hạng nặng. Ngoài ra Mỹ còn mất 300 máy bay chiến đấu, chết 2003 binh sĩ và bị thương 1178 binh sĩ khác. Thiệt hại của quân Nhật rất nhỏ: 29 máy bay, 5 tiềm thủy đĩnh, 2 tàu ngầm, chết không tới một trăm người[3].

Từ sau Trân Châu Cảng tới trước Midway

Thất bại ở Midway và Guadalcanal

Cái chết của Yamamoto Isokoru

Isoroku Yamamoto (1943)

Sau những thất bại lớn về chiến lược ở Midway và Guadalcanal, Yamamoto thấy rõ kết cục chiến tranh sẽ bi thảm cho Nhật, điều mà ông từng tiên đoán cách đó gần 2 năm. Ông không còn muốn về Tokyo nữa. Nhưng ông vẫn cố gắng cầm cự còn nước còn tát với quân Mỹ. Ngày 3 tháng 4 năm 1943 ông quyết định rời chiếc soái hạm Musashi (Vũ Tàng) lên đường đến căn cứ địa Rabaul để thị sát và cổ vũ sĩ khí binh sĩ. Có lẽ, nhận biết thấy mình đang sống những ngày cuối cùng của cuộc đời, đêm trước đó Yamamoto đã viết một bức thư cuối cùng cho vợ ông, trong thư có kèm một bản "Hòa Ca" và một nắm tóc của mình[3].

Sau khi đến Rabaul, Yamamoto đã bắt tay thực hiện một "kế hoạch Y" với mục tiêu là quân Mỹ ở Guadalcanal. Ngày 7 tháng 4 Yamamoto huy động tất cả các phi cơ của hạm đội tiến hành 4 đợt không tập dữ dội vào các vị trí quân Mỹ tại Guadalcanal. Các cuộc tấn công thu được một số hiệu quả, nhưng quân Mỹ vẫn không lùi nửa bước. Yamamoto bỗng đề xuất sẽ đi thị sát tại 3 hòn đảo gần Guadalcanal để nâng cao sĩ khí, và ngày 13 đã xác định xong lịch trình và đánh điện báo tới những nơi ông tới, đúng 6 giờ ngày hôm sau sẽ khởi hành. Tuy nhiên, việc đi thị sát như thế này cực kì nguy hiểm và nhiều người đã ngăn cản quyết liệt, hoặc là đề nghị mang theo một số lượng cực lớn phi cơ hộ tống. Tất cả đều không ngăn được quyết tâm của vị thống soái.[3]

Có một điều kịch tính là, giống như ở Midway và Guadalcanal, người Mỹ đã giải được bản mật mã về việc Yamamoto đi thị sát và đã tổ chức đón lõng ông. Khoảng 6 giờ 30 phút ngày 18 tháng 4 năm 1943, khi chiếc máy bay Mitsubishi G4M chở Yamamoto đang trên vùng trời đảo Bounganiville thì một tốp mười tám chiếc P-38 Lightning xuất hiện dưới tay phải phi cơ Nhật. Sáu chiếc phi cơ Zero hộ tống Yamamoto liền lao tới chặn lại. Tuy nhiên đây là một cuộc chiến đấu không cân sức. Mấy phút sau một bựng khói đen bốc lên từ một khu rừng rậm phía dưới. Phi cơ của Yamamoto Isokoru đã bị bắn hạ. Ông hi sinh vào ngày 18 tháng 4 năm 1943.[3]

Đánh giá

Ghi chú

  1. ^ Yamamoto Isoroku trên navalhistory.flixco.info
  2. ^ Yamamoto Isoroku trên navalhistory.flixco.info
  3. ^ a b c d e f g h i j k l m n o Cố Vân Thâm (chủ biên), Thập đại tùng thư - 10 Đại tướng Soái thế giới, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2003 (người dịch: Phong Đảo).
  4. ^ Bruke Davis-Yamamoto và trận đánh quyết định vận mạng Thái Bình Dương (bản dịch của Tuyết Sinh từ nguyên tác Get Yamamoto) Nhà xuất bản Trẻ 1974 tr 22-23


Bản mẫu:CTTG2-stub