Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tầng mạng”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
correct translation errors
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1: Dòng 1:
{{wiify}}
{{OSIModel}}
{{OSIModel}}



Phiên bản lúc 14:22, ngày 13 tháng 6 năm 2006

Bản mẫu:Wiify

Mô hình OSI
7 Tầng ứng dụng
6 Tầng trình diễn
5 Tầng phiên
4 Tầng giao vận
3 Tầng mạng
2 Tầng liên kết dữ liệu
Tầng con LLC
Tầng con MAC
1 Tầng vật lý

Tầng mạng (Network Layer) là tầng thứ ba trong bảy tầng mô hình OSI. Tầng này chịu tránh nhiệm ứng đối với các đòi hỏi về dịch vụ từ tầng giao vận và đưa ra những yêu cầu dịch vụ đối với tầng liên kết dữ liệu.

Tầng mạng điền địa chỉ cho các thông điệp và phiên dịch các địa chỉ từ hình dạng lôgic sang hình dạng cụ thể. Tầng này còn định tuyến truyền thông từ nguồn đến đích, đồng thời quản lý những vấn đề trong giao thông, chẳng hạn như chuyển mạch (switching), định tuyến (routing), và khống chế sự tắc nghẽn của các gói dữ liệu.

Trên căn bản mà nói, tầng mạng chịu tránh nhiệm về phân phát gói dữ kiện từ đầu này sang đầu kia (từ nguồn đến đích), trong khi tầng liên kết dữ liệu lại chịu trách nhiệm phân phát gói dữ liệu từ nút này sang nút khác (mỗi một nút có thể hiểu là một máy, đứng trung gian giữa nguồn và đích, và là nơi tạm thời nhận gói dữ liệu, trước khi chuyển nó sang máy khác, tiếp tục về phía đích).

Tầng mạng cung cấp những chức năng và qui trình để truyền thông những chuỗi dữ liệu (data) có chiều dài đa dạng, từ nguồn tới đích, thông qua một hay nhiều mạng truyền thông khác nhau, trong khi vẫn duy trì chất lượng dịch vụ (quality of service) đòi hỏi bởi tầng giao vận. Tầng mạng thi hành chức năng định tuyến, khống chế luồng giữ liệu (flow control), phân đoạn và hợp đoạn mạng lưới (network segmentation/desegmentation), và khống chế lỗi (error control).

Tầng mạng xử lý việc truyền thông dữ liệu trên cả đoạn đường, từ nguồn đến đích, và đồng thời truyền bất cứ tin tức gì, từ bất cứ nguồn nào mà chúng ta cần. Nếu ở tầng mạng mà chúng ta không liên lạc được với một địa điểm nào đấy, thì chúng ta chẳng còn cách nào để có thể liên lạc được với nó. Sau đây là một số những điểm mà tầng mạng cần phải chuyên tâm:

Ví dụ, thư thường (snail mail) là một dạng truyền thông kết nối bất định tuyến, bởi vì chúng ta có thể gửi một bức thư cho ai đó mà không cần người đó phải làm gì, và họ sẽ nhận được bức thư. Trong khi đó, hệ thống điện thoại lại là một hệ thống kết nối định tuyến, vì nó đòi hỏi người ở đầu bên kia nhấc máy điện thoại lên, trước khi sự truyền tin được thiết lập.
  • Địa chỉ toàn cầu (Global Addresses) là gì?
Mỗi người trên mạng truyền thông cần có một địa chỉ duy nhất. Địa chỉ này giúp chúng ta xác định người đó là ai. Địa chỉ này thường có cấu trúc phả hệ (hierarchical), vì thế bạn có thể hoặc là "Fred Murphy" với Dubliners (người ở thủ đô Dublin, Ái nhĩ lan), hoặc "Fred Murphy, Dublin" với những người ở Ái nhĩ lan, hoặc "Fred Murphy, Dublin, Ireland" với mọi người trên toàn thế giới. Trên mạng internet, những địa chỉ này được gọi là số IP (IP Numbers).
  • Bạn làm thế nào để chuyển tiếp (forward) một thông điệp ?
Đây là một vấn đề liên quan nhiều đến những ứng dụng di động, vì trong những ứng dụng này, người dùng thường chuyển từ chỗ nọ sang chỗ kia, nhanh tróng, và chúng ta phải bố trí cho thông điệp của người ấy đi theo họ. Phiên bản 4 của Giao thức Internet (Internet Protocol) - (IPv4) - thực ra không cho phép việc này được thực hiện, cho dù nó cũng đã được người ta sửa đổi (hacked) ít nhiều kể từ khi nó bắt đầu (since its inception). May mắn thay cho chúng ta, phiên bản 6 sắp tới, IPv6, sẽ có phương pháp giải quyết được thiết kế hoàn thiện hơn, hầu cho những ứng dụng đồng loại hoạt động lưu loát hơn.

Trong hệ thống bưu điện dùng truyền thống dùng tem, hay còn được gọi là thư thường, nhiệm vụ này do người đưa thư đảm nhiệm (tới một giới hạn nào đấy).

Ví dụ

Xem thêm