Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Trãi”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 1: Dòng 1:
[[Hình:Nguyen Trai.JPG|nhỏ|Chân dung phổ biến của Nguyễn Trãi]]
[[Hình:Nguyen Trai.JPG|nhỏ|Chân dung phổ biến của Nguyễn Trãi]]


'''Nguyễn Trãi''' ([[Chữ Trung Quốc|chữ Hán]]: 阮廌; hiệu là '''Ức Trai'''; [[1380]]–[[1442]]) là một anh hùng dân tộc Việt Nam, một [[danh nhân văn hóa]] thế giới. Quê ông là làng Chi Ngại, huyện [[Chí Linh]], tỉnh [[Hải Dương]] và về sau dời về sống ở làng Ngọc Ổi, xã Nhị Khê, tỉnh [[Hà Tây]]. Ông là con trai của ông [[Nguyễn Phi Khanh]] và bà Trần Thị Thái, là cháu ngoại của [[Trần Nguyên Đán]].
'''Nguyễn Trãi''' ([[Chữ Trung Quốc|chữ Hán]]: 阮廌; hiệu là '''Ức Trai''' 抑齋; [[1380]]–[[1442]]) là một anh hùng dân tộc Việt Nam, một [[danh nhân văn hóa]] thế giới. Quê ông là làng Chi Ngại, huyện [[Chí Linh]], tỉnh [[Hải Dương]] và về sau dời về sống ở làng Ngọc Ổi, xã Nhị Khê, tỉnh [[Hà Tây]]. Ông là con trai của ông [[Nguyễn Phi Khanh]] và bà Trần Thị Thái, là cháu ngoại của [[Trần Nguyên Đán]].


Ông đã tham gia vào cuộc khởi nghĩa của [[nghĩa quân Lam Sơn]] do [[Lê Lợi]] lãnh đạo để lật đổ ách thống trị của [[nhà Minh]], là quân sư đắc lực của Lê Lợi (vua [[Lê Thái Tổ]] sau này) trong việc bày tính mưu kế cũng như soạn thảo các văn bản trả lời quân Minh cho Lê Lợi.
Ông đã tham gia vào cuộc khởi nghĩa của [[nghĩa quân Lam Sơn]] do [[Lê Lợi]] lãnh đạo để lật đổ ách thống trị của [[nhà Minh]], là quân sư đắc lực của Lê Lợi (vua [[Lê Thái Tổ]] sau này) trong việc bày tính mưu kế cũng như soạn thảo các văn bản trả lời quân Minh cho Lê Lợi.

Phiên bản lúc 09:46, ngày 17 tháng 6 năm 2006

Chân dung phổ biến của Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi (chữ Hán: 阮廌; hiệu là Ức Trai 抑齋; 13801442) là một anh hùng dân tộc Việt Nam, một danh nhân văn hóa thế giới. Quê ông là làng Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương và về sau dời về sống ở làng Ngọc Ổi, xã Nhị Khê, tỉnh Hà Tây. Ông là con trai của ông Nguyễn Phi Khanh và bà Trần Thị Thái, là cháu ngoại của Trần Nguyên Đán.

Ông đã tham gia vào cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo để lật đổ ách thống trị của nhà Minh, là quân sư đắc lực của Lê Lợi (vua Lê Thái Tổ sau này) trong việc bày tính mưu kế cũng như soạn thảo các văn bản trả lời quân Minh cho Lê Lợi.

Năm 1433, sau khi vua Lê Thái Tổ mất, Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn, Kiếp Bạc, thuộc tỉnh Hải Dương ngày nay.

Toàn thể gia đình ông bị giết (tru di tam tộc) năm 1442 sau khi vua Lê Thái Tông chết đột ngột ở Lệ Chi Viên (Gia Lương, Bắc Ninh ngày nay) do có vợ thứ của ông là Nguyễn Thị Lộ theo hầu.

Mãi đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông mới xuống chiếu giải oan cho ông. Năm 1980 nhân kỷ niệm 600 năm ngày sinh của ông, UNESCO đã công nhận ông là danh nhân văn hóa thế giới.

Các tác phẩm văn thơ

Ông trước tác rất nhiều, cả bằng Hán văn và bằng chữ Nôm, song đã bị thất lạc sau vụ án Lệ Chi Viên. Nguyễn Trãi là một trong những tác giả thơ Nôm lớn của Việt Nam thời phong kiến, điển hình là tác phẩm Quốc âm thi tập.

Được biết đến nhiều nhất là Bình Ngô đại cáo được viết sau khi nghĩa quân Lam Sơn giành thắng lợi trong cuộc chiến chống quân Minh kéo dài 10 năm (14171427). Tác phẩm này đã thể hiện rõ ý chí độc lập, tự cường của đất nước ta cũng như việc lấy dân làm gốc với những câu như:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo;
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Nước non bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác;
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập;
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương;
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có.
(trích theo bản dịch của Ngô Tất Tố)

Bình Ngô đại cáo được người đương thời rất thán phục, coi là "thiên cổ hùng văn".

Ngoài ra ông còn để lại nhiều tác phẩm khác như Quốc âm thi tập, Ức Trai thi tập, Quân trung từ mệnh tập, Dư địa chí.

Tác phẩm Gia huấn ca được người đời truyền tụng và cho là của ông, nhưng hiện vẫn chưa có chứng cứ lịch sử xác đáng.

Liên kết bên ngoài