Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tham tri”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 3: Dòng 3:
Nguyên trong các triều đại Trung Hoa và các triều đại Việt Nam trước thời [[Nhà Nguyễn|Nguyễn]], Tham tri là một thuật ngữ để chỉ chức [[Tham tri Chính sự|Tham tri chính sự]] của các vị [[Đại học sĩ]].<ref>''A Dictionary of Official Titles in Imperial China'', Charles Hucker, 1985, Stanford University Press</ref> Đầu thời [[Nhà Lê sơ|Lê]], Tham tri là chức quan coi giữ sổ sách trong một đạo, dưới quan [[Hành khiển]].
Nguyên trong các triều đại Trung Hoa và các triều đại Việt Nam trước thời [[Nhà Nguyễn|Nguyễn]], Tham tri là một thuật ngữ để chỉ chức [[Tham tri Chính sự|Tham tri chính sự]] của các vị [[Đại học sĩ]].<ref>''A Dictionary of Official Titles in Imperial China'', Charles Hucker, 1985, Stanford University Press</ref> Đầu thời [[Nhà Lê sơ|Lê]], Tham tri là chức quan coi giữ sổ sách trong một đạo, dưới quan [[Hành khiển]].


Thời [[Nhà Nguyễn|Nguyễn]], Tham tri là một chức được đặc bổ tại các bộ. Chức Tham tri bao gồm hai quan Tả, Hữu Tham tri dưới quyền quan [[Thượng thư]] một bộ. Quan Tham tri thời này không chỉ giới hạn là quan [[Đại học sĩ]] như các triều đại xưa. Quan Tham tri có thể là quan trong cùng một bộ được thăng hoặc có thể là quan được bổ nhiệm từ các bộ khác. Ví dụ như [[Doãn Uẩn]] được thăng trong cùng một bộ từ chức [[Lang trung]] bộ Hộ rồi Tham tri bộ Hộ cùng năm 1832. Ngược lại, [[Nguyễn Tri Phương]] được thăng từ một bộ khác từ chức Tả Tham tri [[bộ Lễ]] vào năm 1837 sang chức Tả Tham tri [[bộ Công]] năm 1840.
Thời [[Nhà Nguyễn|Nguyễn]], chức Tham tri không còn được dùng như xưa. Thời này, Tham tri là một chức được đặc bổ tại các bộ. Chức Tham tri bao gồm hai quan Tả, Hữu Tham tri dưới quyền quan [[Thượng thư]] một bộ. Quan Tham tri thời này không chỉ giới hạn là quan [[Đại học sĩ]] như các triều đại xưa vì Tham tri thời [[Nhà Nguyễn|Nguyễn]] là quan thuộc cấp bộ. Quan Tham tri có thể là quan trong cùng một bộ được thăng hoặc có thể là quan được bổ nhiệm từ các bộ khác. Ví dụ như [[Doãn Uẩn]] được thăng trong cùng một bộ từ chức [[Lang trung]] bộ Hộ rồi Tham tri bộ Hộ cùng năm 1832. Ngược lại, [[Nguyễn Tri Phương]] được thăng từ một bộ khác từ chức Tả Tham tri [[bộ Lễ]] vào năm 1837 sang chức Tả Tham tri [[bộ Công]] năm 1840.


== Chú thích ==
== Chú thích ==

Phiên bản lúc 19:04, ngày 10 tháng 10 năm 2016

Tham tri (參知, Ministerial Advisor) là một chức vụ đặc biệt thời Nguyễn được đặc bổ tại các bộ trong Lục bộ, trật Tòng nhị phẩm, cáo thụ Trung Phụng đại phu.[1] Tham tri là chức triều đình bổ nhiệm để giúp các quan Thượng thư tại Lục bộ và vì vậy, là chức quan cao cấp thứ 2 trong một bộ, dưới Thượng thư, và trên Thị lang.

Nguyên trong các triều đại Trung Hoa và các triều đại Việt Nam trước thời Nguyễn, Tham tri là một thuật ngữ để chỉ chức Tham tri chính sự của các vị Đại học sĩ.[2] Đầu thời , Tham tri là chức quan coi giữ sổ sách trong một đạo, dưới quan Hành khiển.

Thời Nguyễn, chức Tham tri không còn được dùng như xưa. Thời này, Tham tri là một chức được đặc bổ tại các bộ. Chức Tham tri bao gồm hai quan Tả, Hữu Tham tri dưới quyền quan Thượng thư một bộ. Quan Tham tri thời này không chỉ giới hạn là quan Đại học sĩ như các triều đại xưa vì Tham tri thời Nguyễn là quan thuộc cấp bộ. Quan Tham tri có thể là quan trong cùng một bộ được thăng hoặc có thể là quan được bổ nhiệm từ các bộ khác. Ví dụ như Doãn Uẩn được thăng trong cùng một bộ từ chức Lang trung bộ Hộ rồi Tham tri bộ Hộ cùng năm 1832. Ngược lại, Nguyễn Tri Phương được thăng từ một bộ khác từ chức Tả Tham tri bộ Lễ vào năm 1837 sang chức Tả Tham tri bộ Công năm 1840.

Chú thích

  1. ^ Từ điển chức quan Việt Nam, Đỗ Văn Ninh, 2002, trang 651 mục 1311. Tham tri
  2. ^ A Dictionary of Official Titles in Imperial China, Charles Hucker, 1985, Stanford University Press

Bản mẫu:Chức Quan Việt Nam