Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trường Trung học phổ thông chuyên, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Tran Quoc123 (thảo luận | đóng góp)
Tran Quoc123 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 85: Dòng 85:
===PTCTimes===
===PTCTimes===
[[Hình:PTCTimes No06.jpg|phải|nhỏ| Số 06 của tạp chí PTCTimes]]
[[Hình:PTCTimes No06.jpg|phải|nhỏ| Số 06 của tạp chí PTCTimes]]
một tờ báo do chính học sinh của Trường biên soạn, ra mắt số đầu vào tháng 12 năm 2006, một năm sau khi mở rộng, tờ báo được coi biểu tượng của thế hệ học sinh mới của Trường. Với số trang hơn 60, cùng hơn 20 chuyên mục lớn nhỏ, nội dung PTCTimes chủ yếu xoay quanh các vấn đề của Chuyên Phạm, nhưng cũng đề cập đến các vấn đề chung của cuộc sống học sinh phổ thông. Tờ báo hiện phát hành với tần xuất 2 tháng một lần.
Là tờ báo độc lập do học sinh của Trường tự biên tập và trị sự, PTCTimes ra mắt số đầu vào tháng 12 năm 2006, một năm sau khi Trường mở thêm các lớp chuyên Lý, Hóa, Sinh Văn. Với tham vọng xây dựng một tiếng nói độc lập nhưng gắn kết cộng đồng học sinh giáo viên trong trường, tờ báo có nội dung chủ yếu xoay quanh Chuyên Sư Phạm, đưa tin và bình luận về các hoạt động và chính sách của nhà trường, tạo môi trường cho các sáng tác nghệ thuật của học sinh và thúc đẩy hứng thú đối với khoa học. Tuy vậy, một phần nội dung của tờ báo cũng đề cập đến các đề tài chung ủa cuộc sống học sinh phổ thông cũng như về các trường THPT lân cận. Tờ báo hiện phát hành với tần xuất 2 tháng một lần.


Hiện nay, ngoài phát hành ấn phẩm dưới dạng giấy truyền thống, PTCTimes còn đang đại diện Trường THPT Chuyên, Đại học Sư phạm Hà Nội vận hành [http://www.facebook.com/home.php?filter=h#/pages/Hanoi-Vietnam/HNUE-High-School-for-Gifted-Students/87719017871?ref=ts trang thông tin chính thức trên mạng xã hội facebook]. Đồng thời, tờ báo cũng đang xây dựng và triển khai đề án kênh [[truyền hình giao thức Internet]] để phục vụ cộng đồng học sinh, giáo viên, phụ huynh, cựu học sinh và những người quan tâm tới trường.
Hiện nay, ngoài ấn phẩm dưới dạng giấy truyền thống, PTCTimes còn đang đại diện Trường THPT Chuyên, Đại học Sư phạm Hà Nội vận hành [http://www.facebook.com/home.php?filter=h#/pages/Hanoi-Vietnam/HNUE-High-School-for-Gifted-Students/87719017871?ref=ts trang thông tin chính thức trên mạng xã hội facebook]. Đồng thời, tờ báo cũng đang xây dựng và triển khai đề án kênh [[truyền hình giao thức Internet]] để phục vụ cộng đồng học sinh, giáo viên, phụ huynh, cựu học sinh và những người quan tâm tới trường.


===Hoạt động ngoại khóa===
===Hoạt động ngoại khóa===

Phiên bản lúc 08:14, ngày 30 tháng 1 năm 2010

Trường Trung học phổ thông chuyên, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tập tin:Chuyensupham.jpg
Vị trí
Map

Trường Trung học Phổ thông Chuyên, Đại học Sư phạm Hà Nội, tiền thân là Khối Trung học Phổ Thông Chuyên Toán-Tin của trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tên thường gọi: Phổ thông Chuyên Sư phạm hay Chuyên Sư phạm, là một trường chuyên công lập chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Hà Nội, Việt Nam, trực thuộc Đại học Sư phạm Hà Nội. Được thành lập vào năm 1966, ban đầu, mục tiêu của Trường là bồi dưỡng những học sinh Việt Nam xuất sắc về toán học. Sau một số đợt mở rộng qui mô, Trường Chuyên Đại học Sư Phạm Hà Nội hiện là cơ sở đào tạo đa lĩnh vực dành cho các học sinh có năng khiếu về: toán học, vật lý, hóa học, sinh học, tin học, văn họctiếng Anh.

Là một trường THPT nổi tiếng tại Việt Nam, Chuyên Sư phạm đã đào tạo nhiều nhà khoa học hàng đầu cũng như nhà quản lý, chính trị gia, kỹ sư công nghệ nổi tiếng..... Theo thống kê không chính thức, Trường Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội là một trong những trường THPT có tỉ lệ cựu học sinh có học vị tiến sĩ và thạc sĩ cao nhất Việt Nam.

Hàng năm, Trường nằm trong tốp đứng đầu về tỉ lệ học sinh được nhận học vào các trường đại học uy tín trong nước. Trường có thành tích tham dự các thì thi Toán học Quốc tế (IMO) đứng thứ hai tại Việt Nam, sau Khối THPT Chuyên, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, và là một trong những trường THPT Việt Nam có thành tích cao nhất trong các kì thi Olympic Khoa học Quốc tế.

Lịch sử

Trong thời gian Chiến tranh Việt Nam, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa đã giao cho Bộ Giáo dục trách nhiệm phải thành lập những trường đặc biệt dành cho các học sinh có năng khiếu về Toán học, nhằm chuẩn bị lực lượng nòng cốt cho nền khoa học sau này. Với tư cách của một viện giáo dục quốc gia, chuyên đào tạo đội ngũ các giảng viên và nhà nghiên cứu khoa học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội được giao nhiệm vụ thành lập một trường như vậy. Vào ngày 24 tháng 12 năm 1966, lớp Toán đặc biệt của của Trường Đại học Sư phạm đã được mở cho ba mươi ba học sinh giỏi toán ở khu vực di tán tại Huyện Phù Cừ, Tỉnh Hưng Yên. Lớp học đó chính là tiền thân của Trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội ngày nay.

Khu nhà D, tòa nhà chính của Trường Chuyên Đại học Sư Phạm Hà Nội

Quá trình phát triển của Trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm có thể được chia làm ba giai đoạn chính:

  • Từ 1966 đến 1995, Khối của các lớp "Toán Đặc biệt" nằm dưới sự quản lý của Khoa toán, trường Đại học Sư Phạm Hà Nội.
  • Năm 1995, Khối đổi tên thành: "Hệ Trung học Phổ thông Chuyên Toán-Tin, Đại học Sư phạm Hà Nội", vẫn nằm dưới sự quản lý của Khoa Toán-Tin và mở thêm lớp chuyên tin học.
  • Năm 2005, Hệ THPT Chuyên lấy tên chính thức: "Khối THPT Chuyên Đại học Sư Phạm Hà Nội", hoạt động với tư cách một khoa của Đại học Sư phạm Hà Nội và mở rộng lần hai với những lớp chuyên về văn học, vật lý, hóa học và sinh học.
  • Năm 2009, Đơn vị này chính thức trở thành một đơn vị có tư cách pháp nhân riêng thuộc Đại học Sư phạm Hà Nội với tên gọi Trường THPT Chuyên, Đại học Sư phạm.[2].

Chuyên Sư phạm đã được Chính phủ trao tặng:

  • Huân chương Lao động hạng ba, năm 1986.
  • Huân chương Lao động hạng hai, năm 1996.
  • Huân chương Lao động hạng nhất, năm 2001.

Giáo dục

Tuyển sinh

Trong giai đoạn từ ngày đầu thành lập đến thập niên 1980, Trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm không trực tiếp đứng ra tuyển sinh; công việc này Bộ Giáo dục và Đào tạo đảm nhiệm. Trong giai đoạn đó, các học sinh có khả năng toán học đặc biệt xuất sắc (từ tỉnh Nam Định trở ra bắc) được địa phương giới thiệu lên Bộ Giáo dục và tham dự kì thi vào "trường chuyên của bộ". Những học sinh trúng tuyển sẽ được phân về một trong hai Trường: Khối THPT Chuyên Toán Đại học Sư phạm I và Khối THPT Chuyên Toán của Đại học Tổng hợp[3]. Kể từ cuối thập niên 1980, với làn sóng xóa bỏ cơ chế bao cấp, Chuyên Sư phạm và Chuyên Tổng hợp tiến hành tuyển sinh độc lập.

Hiện nay, Trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội, với tư cách trường THPT chuyên cấp quốc gia, là một trong số ít các trường THPT công lập của Việt Nam được tổ chức thi tuyển trong cả nước[4]. Hàng năm, kì thi tuyển sinh của Trường diễn vào khoảng tháng 6, thu hút hàng nghìn học sinh trên cả nước tham gia và có tính cạnh tranh khá cao[5][6].

Đợt thi diễn ra trong hai ngày: Ngày thi thứ nhất, thí sinh phải làm hai bài thi bắt buộc (tiếng Việttoán học), ngày thứ hai, thí sinh làm bài thi tự chọn (trong số: toán học, văn học, vật lý, hóa học, sinh học) tương ứng với môn chuyên mình muốn theo học (thí sinh dự thi chuyên tin làm bài thi toán với một câu hỏi riêng).

Kì thi này nhằm đánh giá các kĩ năng cơ bản của thí sinh như: khả năng suy luận lô-gic, kĩ năng tính toán, kĩ năng đọc và viết, bên cạnh việc kiểm tra kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực muốn theo học.

Trong mỗi đợt thi này, số học sinh được tuyển vào mỗi lớp tối đa là 40 học sinh[4]. Các học sinh đạt điểm cao trong kì thi tuyển sinh sẽ được nhận học bổng cho kì học đầu tiên tại Trường[7].

Mô hình giáo dục

Học sinh của Trường được chia thành những lớp theo các môn học: Toán học (2 lớp: Toán 1 và Toán 2), Văn học, Vật lý, Hóa học, Sinh học và Tin học. Học sinh sẽ được tăng cường môn chuyên với số tiết học lớn hơn chương trình học của học sinh bình thường. Bên cạnh các tiết học môn chuyên chính trên lớp, học sinh còn được tham dự các buổi học chuyên đề (hay còn gọi là "seminar"), ở đó, học sinh sẽ được nghiên cứu, trình bày các ý tưởng về môn học mình yêu thích.

Bên cạnh chương trình học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, học sinh còn được tạo điều kiện đi thực tế hoặc tham gia các buổi hội thảo với những nhà nghiên cứu. Các học sinh đặc biệt xuất sắc sẽ được nhà trường giới thiệu để học tập riêng với các chuyên gia. Học sinh được khuyến khích tham gia các kì thi học sinh giỏi của Bộ Giáo dục cũng như các kì thi khác, trong nước và quốc tế[8][9].

Ngoài ra, học sinh được khuyến khích tham gia những hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ cũng như các hoạt động phục vụ cộng đồng để có thể phát triển đồng đều về thể chất lẫn tinh thần.

Giáo viên

Trong giai đoạn cuối thập niên 1980 trở về trước, giáo viên giảng dạy tại Trường Chuyên Toán của Đại học Sư phạm Hà Nội được Bộ Giáo dục tuyển chọn từ những nhà giáo, nhà khoa học uy tín và có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm để phân công công tác. Từ đầu thập niên 1990, công việc này được Trường Chuyên Sư phạm tự chủ.

Trong số các giáo viên biên chế chính thức của Trường, hiện có 4 tiến sĩ, hơn 10 thạc sĩ[10]. Nhiều người là các giảng viên đào tạo đội tuyển quốc gia, thành viên ban biên soạn chương trình sách giáo khoa trung học phổ thông, sách giáo khoa THPT chuyên, giáo trình các trường đại học cũng như các đề thi đại học và tốt nghiệp THPT.

Bên cạnh đó, nhiều giảng viên các trường đại học, các chuyên gia tại các viện nghiên cứu cũng tham gia giảng dạy tại Trường.

Cơ sở vật chất

Phòng học

Khu nhà chính của Trường hiện giờ gồm 16 lớp học và một phòng đa phương tiện. Để có thể tạo cho học sinh điều kiện thuận lợi để học tập, toàn khu nhà đã được phủ sóng mạng không dây.

Thư viện

Thư viện của Đại học Sư phạm Hà Nội

Học sinh của Trường Chuyên được sử dụng thư viện của Đại học Sư phạm cho mục tiêu học tập và nghiên cứu. Được xây dựng vào năm 2001, thư viện có diện tích hơn 6000 m², với hơn 31 phòng, được trang bị những thiết bị hiện đại, có khả năng đáp ứng được như cầu tham khảo và nghiên cứu của giáo viên và học sinh. Học sinh và giáo viên của Trường có thế truy cập vào kho tài liệu phong phú gồm sách, báo, tạp chí, các băng đĩa tiếng và hình, tài nguyên Internet v.v. Đặc biệt, học sinh có thể sử dụng hệ thống điện tử để tra cứu và mượn sách trực tuyến[11].

Phòng thí nghiệm

Có hai phòng tin học để học sinh có thể thực hành môn tin học và sử dụng để nghiên cứu, tham khảo hoặc giải trí. Các máy tính đều được kết nối Internet. Tuy thế, hiện nay Chuyên Sư phạm vẫn chưa có phòng thí nghiệm riêng cho các thí nghiệm vật lý, hóa học và sinh học nên học sinh của Trường phải sử dụng các phòng thí nghiệm của trường đại học.

Kí túc xá

Những học sinh sống xa nhà được Trường bố trí ở phòng kí túc xá với mức giá hợp lý. Xung quanh khu vực kí túc xá có các điểm truy cập Internet, căng-tin, cửa hàng tạp hóa và đặc biệt là ở gần thư viện, giúp học sinh thuận tiện hơn trong quá trình sinh hoạt và học tập.

Sân vận động

Hiện tại, học sinh sử dụng sân vận động của trường Đại học Sư Phạm Hà Nội để luyện tập cũng như tổ chức các giải thi đấu thể thao.

Cuộc sống của học sinh

Cuộc sống của học sinh Trường có những nét đặc trưng mà ít học sinh trường THPT nào khác có được. Trước hết, học sinh trong trường đến từ nhiều vùng đất khác nhau trên cả nước với những hoàn cảnh rất khác nhau, điều đó tạo nên một môi trường đa dạng về văn hóa. Bên cạnh đó, với qui mô trường tương đối nhỏ (khoảng 800 học sinh, so với hàng nghìn học sinh tại các trường THPT cỡ vừa khác), không khí trong trường thường được học sinh và phụ huynh đánh giá là gần gũi và thân mật.

PTCTimes

Tập tin:PTCTimes No06.jpg
Số 06 của tạp chí PTCTimes

Là tờ báo độc lập do học sinh của Trường tự biên tập và trị sự, PTCTimes ra mắt số đầu vào tháng 12 năm 2006, một năm sau khi Trường mở thêm các lớp chuyên Lý, Hóa, Sinh và Văn. Với tham vọng xây dựng một tiếng nói độc lập nhưng gắn kết cộng đồng học sinh và giáo viên trong trường, tờ báo có nội dung chủ yếu xoay quanh Chuyên Sư Phạm, đưa tin và bình luận về các hoạt động và chính sách của nhà trường, tạo môi trường cho các sáng tác nghệ thuật của học sinh và thúc đẩy hứng thú đối với khoa học. Tuy vậy, một phần nội dung của tờ báo cũng đề cập đến các đề tài chung ủa cuộc sống học sinh phổ thông cũng như về các trường THPT lân cận. Tờ báo hiện phát hành với tần xuất 2 tháng một lần.

Hiện nay, ngoài ấn phẩm dưới dạng giấy truyền thống, PTCTimes còn đang đại diện Trường THPT Chuyên, Đại học Sư phạm Hà Nội vận hành trang thông tin chính thức trên mạng xã hội facebook. Đồng thời, tờ báo cũng đang xây dựng và triển khai đề án kênh truyền hình giao thức Internet để phục vụ cộng đồng học sinh, giáo viên, phụ huynh, cựu học sinh và những người quan tâm tới trường.

Hoạt động ngoại khóa

Do học sinh của Trường rất chú trọng tới việc học tập nên các hoạt động ngoại khóa của Trường không được phong phú như tại các trường THPT khác. Tuy nhiên, các hoạt động này vẫn diễn ra đầy đủ để học sinh có thể phát triển đầy đủ cả thể chất, tinh thần, sức khỏe và nhân cách. Các hoạt động đều được giao cho học sinh phụ trách và tổ chức với sự kiểm soát vừa phải của Liên chi Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, nhằm tạo cho học sinh sự năng động, kinh nghiệm cũng như tinh thần trách nhiệm và để học sinh phát huy được tối đa các khả năng của mình.

  • Các giải thi đấu thể thao: Trong suốt năm học, học sinh có thể tham dự các giải đá bóng, cầu lông hay cầu trinh. Những hoạt động ngoại khóa này giúp cho học sinh tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và rèn luyện thể chất. Đội vô địch sẽ đại diện cho trường trong những giải thi đấu của các trường phổ thông trong Hà Nội.
  • Cắm trại và tham quan: Cuối năm học, trường thường xuyên tổ chức những cuộc du lịch ngắn cho học sinh hoặc có thể thay thế bằng cắm trại trong một số dịp.
  • Câu lạc bộ : Học sinh có thể tham gia các câu lạc bộ thể thao hoặc câu lạc bộ tiếng Anh.

Thành tích

Tuyển sinh vào đại học

Hàng năm, 100% học sinh của Chuyên Sư phạm qua kì thi đại học và được nhận vào những trường đại học uy tín của Việt Nam. Điểm trung bình của học sinh Trường luôn đứng trong top đầu trong các trường THPT ở Việt Nam[12][13] với nhiều thủ khoa[14][15]. Nhiều học sinh của Trường cũng dẫn đầu tại các trường đại học[16].

Sau khi ra trường, rất nhiều học sinh của Trường tiếp tục học tập tại các trường đại học nước ngoài. Một số lượng đáng kể các cựu học sinh đang học tập tại các đại học đẳng cấp thế giới như Đại học Brown, Học viện Kinh tế - Chính trị London, Đại học Stanford, Đại học Cambridge, Đại học California tại Berkeley, Imperial College London, Đại học Bách khoa Paris, École normale supérieure, Đại học Quốc gia Moskva, Đại học Tokyo, Đại học Quốc gia Singapore, Đại học Quốc gia Úc, v.v. Một số học sinh của Trường còn dẫn đầu tại các trường đại học này[17][18][19].

Kì thi học sinh giỏi quốc gia

Là một trường chuyên cấp quốc gia, các đội tuyển của Chuyên Sư phạm được tham dự thực tiếp kì thi học sinh giỏi quốc gia mà không phải tham gia các kì thi cấp tỉnh và thành phố. Kể từ ngày thành lập, Chuyên Sư phạm đã giành hơn 300 giải, chủ yếu là Toán và Tin học, bao gồm khoảng 30 giải nhất.

Olympic khoa học quốc tế

43 học sinh của Chuyên Sư phạm đã giành huy chương trong các kì thi Olympic quốc tế (tỉ lệ giành huy chương là 100%) như Olympic Toán Quốc tế (IMO), Olympic Toán học Châu Á Thái Bình Dương (APMO) và Olympic Tin học Quốc tế (IOI). Một số đã đạt được những kỉ lục như: Vũ Ngọc Minh hai lần đoạt huy chương vàng IMO (lần thứ 42 và 43)[20]; Đinh Tiến Cường đạt điểm tuyệt đối 42/42 trong IMO lần thứ 30[21]; 14 năm sau, Nguyễn Trọng Cảnh lặp lại kỉ lục này[22].

Olympic Toán học Quốc tế[23]

  • Olympic Toán học quốc tế lần thứ 16 ở Cộng hòa Dân chủ Đức, năm 1974
    • Vũ Đình Hòa – Huy chương bạc
    • Tạ Hồng Quảng – Huy chương đồng
  • Olympic Toán học quốc tế lần thứ 17 ở Bulgaria, năm 1975
    • Lê Đình Long – Huy chương bạc
  • Olympic Toán học quốc tế lần thứ 18 ở Áo, năm 1976
    • Lê Ngọc Minh – Huy chương đồng
  • Olympic Toán học quốc tế lần thứ 20 ở Romania, năm 1978
    • Vũ Kim Tuấn – Huy chương bạc
    • Nguyễn Thanh Tùng – Huy chương bạc
    • Đỗ Đức Thái – Huy chương đồng
  • Olympic Toán học quốc tế lần thứ 21 ở Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, năm 1979
    • Bùi Tá Long – Huy chương bạc
  • Olympic Toán học quốc tế lần thứ 24 ở Pháp, năm 1983
    • Trần Tuấn Hiệp – Huy chương bạc
    • Phạm Thanh Phương– Huy chương đồng
  • Olympic Toán học quốc tế lần thứ 25 ở Cộng hòa SécSlovakia, năm 1984
    • Đỗ Quang Đại – Huy chương bạc
  • Olympic Toán học quốc tế lần thứ 27 ở Ba Lan, năm 1986
    • Hà Anh Vũ – Huy chương vàng
    • Nguyễn Phương Tuấn – Huy chương bạc
  • Olympic Toán học quốc tế lần thứ 28 ở Cuba, năm 1987
    • Trần Trọng Hưng – Huy chương bạc
  • Olympic Toán học quốc tế lần thứ 29 ở Úc, năm 1988
    • Trần Trọng Hưng – Huy chương bạc
  • Olympic Toán học quốc tế lần thứ 30 ở Đức, năm 1989
    • Đinh Tiến Cường – Huy chương vàng
  • Olympic Toán học quốc tế lần thứ 31 ở Trung Quốc, năm 1990
    • Nguyễn Tường Lâm – Huy chương đồng
  • Olympic Toán học quốc tế lần thứ 32 ở Thụy Điển, năm 1991
    • Nguyễn Việt Anh – Huy chương bạc
  • Olympic Toán học quốc tế lần thứ 33 ở Nga, năm 1992
    • Nguyễn Hữu Cường – Huy chương đồng
  • Olympic Toán học quốc tế lần thứ 34 ở Thổ Nhĩ Kì, năm 1993
    • Phạm Hồng Kiên – Huy chương bạc
    • Pham Chung Thủy – Huy chương đồng
  • Olympic Toán học quốc tế lần thứ 35 ở Hồng Kông, năm 1994
    • Nguyễn Duy Lân – Huy chương bạc
  • Olympic Toán học quốc tế lần thứ 36 ở Canada, năm 1995
    • Nguyễn Thế Phương – Huy chương bạc
  • Olympic Toán học quốc tế lần thứ 39 ở Đài Loan, năm 1998
    • Vũ Việt Anh – Huy chương vàng
    • Lê Thái Hòang – Huy chương đồng
  • Olympic Toán học quốc tế lần thứ 40 ở Romania, năm 1999
    • Lê Thái Hoàng – Huy chương vàng
  • Olympic Toán học quốc tế lần thứ 42 ở Hoa Kỳ, năm 2001
    • Vũ Ngọc Minh – Huy chương vàng
    • Trần Khánh Toàn – Huy chương bạc
  • Olympic Toán học quốc tế lần thứ 43 ở Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, năm 2002
    • Phạm Gia Vĩnh Anh – Huy chương vàng
    • Vũ Ngọc Minh – Huy chương vàng
  • Olympic Toán học quốc tế lần thứ 44 ở Nhật Bản năm 2003
    • Nguyễn Trọng Cảnh – Huy chương vàng
  • Olympic Toán học quốc tế lần thứ 45 ở Hy Lạp, năm 2004
    • Nguyễn Kim Sơn – Huy chương vàng
    • Nguyễn Đức Thịnh – Huy chương bạc
    • Hứa Khắc Nam – Huy chương bạc
  • Olympic Toán học quốc tế lần thứ 46 ở Mexico, năm 2005
    • Nguyễn Nguyên Hùng – Huy chương đồng
  • Olympic Toán học quốc tế lần thứ 49 ở Tây Ban Nha, năm 2008
    • Nguyễn Phạm Đạt - Huy chương bạc

Olympic Toán học Châu Á Thái Bình Dương[24]

  • Olympic Toán học Châu Á Thái Bình Dương lần thứ 10
    • Vũ Việt Anh - Huy chương Đồng
  • Olympic Toán học Châu Á Thái Bình Dương lần thứ 11
    • Lê Thái Hoàng - Huy chương vàng
  • Olympic Toán học Châu Á Thái Bình Dương lần thứ 13
    • Lưu Tiến Đức – Huy chương vàng
  • Olympic Toán học Châu Á Thái Bình Dương lần thứ 14
    • Vũ Hoàng Hiệp – Huy chương vàng

Olympic Tin học Quốc tế

  • Olympic Tin học quốc tế lần thứ 12 ở Thổ Nhĩ Kì 1999
    • Nguyễn Hồng Sơn – Huy chương bạc
  • Olympic Tin học quốc tế lần thứ 14 ở Phần Lan, năm 2001
    • Trần Quang Khải – Huy chương bạc
  • Olympic Tin học quốc tế lần thứ 15 ở Hàn Quốc, năm 2002
    • Trần Quang Khải – Huy chương vàng
  • Olympic Tin học quốc tế lần thứ 20 ở Croatia, năm 2007

Cựu học sinh

Trong 40 năm, Trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội đã đào tạo hơn 2000 học sinh.[10] Trong đó, hơn 150 người đạt học vị tiến sĩ và hàng trăm người khác có học vị thạc sĩ. Nhiều người cũng là những doanh nhân thành đạt, y bác sĩ, kĩ sư công nghệ thông tin, chính trị gia.... nổi tiếng. Một vài gương mặt tiêu biểu:

Khoa học

Kinh doanh

  • Lê Đình Long - Giám đốc ngân hàng VIBank.[27]
  • Nguyễn Hoài Phương- Chủ tịch hội đồng quản trị ngân hàng VIBank.
  • Hoàng Ngọc Trung - Giám đốc Công ty AI Việt Nam, công ty sở hữu website truongtructuyen.vn.

Khác

Chú thích

  1. ^ “Chuyên Sư phạm bước vào năm học mới”. chuyensphn.org. Truy cập Thứ bảy, 06 Tháng 9 2008 21:01 (GMT+7). Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  2. ^ “Những trang sử vẻ vang và một chặng đường mới đầy hứa hẹn”. http://giaoducthoidai.vn/. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2009. Liên kết ngoài trong |publisher= (trợ giúp)
  3. ^ “Từ thực tế 40 năm đào tạo chuyên toán ở Trường đại học Sư phạm Hà Nội”. Báo Nhân Dân. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2006.
  4. ^ a b “Thông báo tuyển sinh vào lớp 10 THPT Chuyên năm 2008”. http://www.hnue.edu.vn. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2008. Liên kết ngoài trong |publisher= (trợ giúp)
  5. ^ “Thi vào lớp 10 chuyên: Căng thẳng không kém thi Đại học”. http://www.tienphong.vn. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2006. Liên kết ngoài trong |publisher= (trợ giúp)
  6. ^ “Teen 9 tiếp tục với thử thách Trường Chuyên THPT ĐHSP”. http://www.hoahoctro.vn. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2007. Liên kết ngoài trong |publisher= (trợ giúp)
  7. ^ “Quy chế học bổng cho học sinh chuyên”. http://www.hnue.edu.vn/. Liên kết ngoài trong |publisher= (trợ giúp)
  8. ^ [1]
  9. ^ "Đại sứ" Lê Trang và những cái nhất”. http://chuyensphn.org. Truy cập 13 tháng 9 năm 2008 05:18 (GMT+7). Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp); Liên kết ngoài trong |publisher= (trợ giúp)
  10. ^ a b “Giới thiệu Trường THPT chuyên”. http://www.hnue.edu.vn. Liên kết ngoài trong |publisher= (trợ giúp)
  11. ^ “Giới thiệu chung về Đại học Sư phạm Hà Nội”. http://www.hnue.edu.vn. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2008. Liên kết ngoài trong |publisher= (trợ giúp)
  12. ^ “Top 100 trường THPT có điểm thi Đại học cao nhất”. http://www.vietnamnet.vn. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2007. Liên kết ngoài trong |publisher= (trợ giúp)
  13. ^ “Top 200 trường có điểm thi đại học cao nhất năm 2008”. http://vnexpress.net. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2007. Liên kết ngoài trong |publisher= (trợ giúp)
  14. ^ “Lớp thủ khoa”. http://www.vietnamnet.vn. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2006. Liên kết ngoài trong |publisher= (trợ giúp)
  15. ^ “Danh sách học sinh xuất sắc trong kì thi đại học và cao đẳng 2008”. Chuyên Sư phạm. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2008.
  16. ^ Nguyễn Đình Tư là cựu học sinh chuyên tin khóa k37 của Chuyên Sư phạm. “Cú "hat-trick" vàng của "Tư mắm". Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2007. Đã bỏ qua văn bản “http://dantri.com.vn” (trợ giúp)
  17. ^ Lương Thế Vinh là cựu học sinh chuyên toán khóa k36 của Chuyên Sư phạm. Theo bài viết này, Lương Thế Vinh nhiều năm liền đứng đầu khoa kinh tế trường St Catherine's của Đại học Cambridge. “Dấu ấn Việt ở Cambridge”. http://www.tuoitre.com.vn. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2008. Liên kết ngoài trong |publisher= (trợ giúp)
  18. ^ Nguyễn Thành Nhân là cựu học sinh chuyên tin khóa k32 của Chuyên Sư phạm. Xuân, Mai. “Người lập thời gian biểu cho vệ tinh”. http://www.tienphong.vn. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2005. Liên kết ngoài trong |publisher= (trợ giúp)
  19. ^ Phạm Gia Vĩnh Anh là cựu học sinh chuyên toán khóa k33 của Chuyên Sư phạm. Trong suốt thời gian học tập tại Đại học Sydney của Úc đã luôn đạt thành tích xuất sắc ra trường với Bằng Danh dự Hạng nhất cùng với Huy chương của Đại học Sydney.“Pham Gia Vinh Anh Personal CV”. University of Sydney.
  20. ^ “Kết quả của Vũ Ngọc Minh trong hai lần tham dự IMO”. Trang mạng chính thức của IMO.
  21. ^ “Kết quả của Đinh Tiến Cường tại IMO lần thứ 30”. Trang mạng chính thức của IMO.
  22. ^ “Kết quả của Nguyễn Trọng Cảnh tại IMO lần thứ 44”. Trang mạng chính thức của IMO.
  23. ^ “Kết quả các cá nhân của Việt Nam”. Trang mạng chính thức của IMO.
  24. ^ Olympic Châu Á Thái Bình Dương, Nguyễn Văn Nho, Nhà xuất bản Giáo dục, Mã số: L3T046
  25. ^ “Từ cậu bé Thành Nam đến giáo sư đại học West Georgia”. http://dantri.com.vn. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2008. Liên kết ngoài trong |publisher= (trợ giúp)
  26. ^ “GS.Đỗ Đức Thái: Toán học thật đẹp và quyến rũ”. Tạp chí Tia sáng. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2008.
  27. ^ “Khi dân Toán làm kinh doanh”. Vietnamnet. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2006.
  28. ^ “HIỆP SĨ" NGUYỄN TỬ QUẢNG”. http://wwww.guongmattretieubieu.vn. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2007. Liên kết ngoài trong |publisher= (trợ giúp)

Liên kết ngoài