Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Long Khánh (tỉnh)”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 1: Dòng 1:
[[Tập tin:Southvietmap.jpg|nhỏ|200px|Bản đồ hành chính năm 1967 cho biết địa giới tỉnh Long Khánh của [[Việt Nam Cộng Hòa]].]]
[[Tập tin:Southvietmap.jpg|nhỏ|200px|Bản đồ hành chính năm 1967 cho biết địa giới tỉnh Long Khánh của [[Việt Nam Cộng Hòa]].]]
'''Long Khánh''' là một tỉnh cũ thuộc Đông Nam Bộ Việt Nam thời [[Việt Nam Cộng hòa]], được lập theo Sắc lệnh 143-NV ngày [[22 tháng 10]] năm [[1956]] của [[Tổng thống Việt Nam Cộng hòa]], do tách từ [[Biên Hòa (tỉnh)|Biên Hòa]]. Từ [[30 tháng 4]], 1975, tỉnh trở thành địa bàn 2 huyện [[Xuân Lộc]] (ngày nay là địa bàn thị xã [[Long Khánh]] và các huyện [[Xuân Lộc]], [[Cẩm Mỹ]] của tỉnh [[Đồng Nai]]) và [[Tân Phú (huyện)|Tân Phú]] (ngày nay là địa bàn các huyện [[Tân Phú (huyện)|Tân Phú]], [[Định Quán]] và một phần huyện [[Vĩnh Cửu, Đồng Nai|Vĩnh Cửu]]).
'''Long Khánh''' là một tỉnh cũ thuộc Đông Nam Bộ Việt Nam thời [[Việt Nam Cộng hòa]], được lập theo Sắc lệnh 143-NV ngày [[22 tháng 10]] năm [[1956]] của [[Tổng thống Việt Nam Cộng hòa]], do tách từ [[Biên Hòa (tỉnh)|Biên Hòa]]. Từ [[30 tháng 4]] năm [[1975]], tỉnh trở thành địa bàn 2 huyện [[Xuân Lộc]] (ngày nay là địa bàn thị xã [[Long Khánh]] và các huyện [[Xuân Lộc]], [[Cẩm Mỹ]]) và [[Tân Phú (huyện)|Tân Phú]] (ngày nay là địa bàn các huyện [[Tân Phú (huyện)|Tân Phú]], [[Định Quán]] và một phần huyện [[Vĩnh Cửu, Đồng Nai|Vĩnh Cửu]]), tất cả các huyện thị này đều thuộc tỉnh [[Đồng Nai]].


==Hành chính==
==Hành chính==

Phiên bản lúc 12:17, ngày 30 tháng 3 năm 2017

Bản đồ hành chính năm 1967 cho biết địa giới tỉnh Long Khánh của Việt Nam Cộng Hòa.

Long Khánh là một tỉnh cũ thuộc Đông Nam Bộ Việt Nam thời Việt Nam Cộng hòa, được lập theo Sắc lệnh 143-NV ngày 22 tháng 10 năm 1956 của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, do tách từ Biên Hòa. Từ 30 tháng 4 năm 1975, tỉnh trở thành địa bàn 2 huyện Xuân Lộc (ngày nay là địa bàn thị xã Long Khánh và các huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ) và Tân Phú (ngày nay là địa bàn các huyện Tân Phú, Định Quán và một phần huyện Vĩnh Cửu), tất cả các huyện thị này đều thuộc tỉnh Đồng Nai.

Hành chính

Long Khánh phía bắc giáp tỉnh Phước Long, đông bắc giáp Lâm Đồng, đông giáp tỉnh Bình Tuy, nam giáp Phước Tuy, phía tây giáp hai tỉnh Biên HòaBình Dương. Diện tích 3.457 kilômét vuông. Tỉnh lỵ đặt tại Xuân Lộc.

Theo Nghị định số 131-BNV/HC/NĐ của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng Hòa ngày 24 tháng 4, 1957 thì tỉnh Long Khánh có 2 quận, 3 tổng, 34 xã:

  • Quận Xuân Lộc, gồm 1 tổng: Bình Lâm Thượng. Quận lỵ: Xuân Lộc.
  • Quận Định Quán, gồm 2 tổng: Ta Lai, Bình Tuy. Quận ly.: Định Quán.

Khi tỉnh Phước Thành được thành lập vào tháng 1 năm 1959, vùng Ta Lai tách khỏi Long Khánh để nhập vào Phước Thành. Tỉnh sắp xếp lại còn 2 quận, 2 tổng, 16 xã.

Sau lập thêm quận Kiệm Tân tách ra từ quận Xuân Lộc với quận lỵ ở Gia Tân (địa bàn quận Kiệm Tân nay là huyện Thống Nhất và một phần huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai).

Địa lý tự nhiên

Tỉnh có nhiều núirừng rậm, đất đỏ xám. Hầu hết là núi thấp có rừng bao phủ như: núi Chứa Chan (còn gọi là núi Gia Rai) lớn nhất, cao 838 mét; núi Cam Tiên cao 441 mét, núi Bé Bạc cao 319 mét, núi Đồng Bác cao 236 mét, núi Gia cao 225 mét, núi Tràn cao 209 mét, núi Hok cao 157 mét; dãy núi Mây Tào cao 716 mét nằm tại ngã ba ranh giới với Phước Tuy và Bình Tuy.

Sông chính của tỉnh là sông Đồng Nai, chảy dọc tỉnh theo hướng tây-nam. Các sông khác là sông La Ngà, sông Vong, sông Lục, sông Gia Ớt, suối Tâm Bung.

Khí hậu

Tỉnh có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, với hai mùa: mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Tháng 12 thỉnh thoảng có sương lạnh.

Giao thông

Quốc lộ 1, 20 và liên tỉnh lộ 2, 3 là những đường giao thông quan trọng, nối Long Khánh với các tỉnh khác. Sân bay đặt tại Bến Nôm.

Dân cư

Dân số tỉnh Long Khánh 1967[1]
Quận Dân số
Định Quán 11.798
Kiệm Tân 44.963
Xuân Lộc 54.083
Tổng số 110.844

Dân cư đông nhất là người Kinh, còn lại là một số dân tộc gốc Khmer, Chàm và các sắc tộc Tày, Nùng, Thái, Dao, Mạ... Tôn giáo chính là đạo Phật, Thiên Chúa, thờ ông bà...

Vùng Gia Kiệm là nơi sinh sống của nhiều người Thiên chúa giáo miền Bắc di cư vào Nam năm 1954.

Kinh tế

Đất Long Khánh phù hợp với các loại cây công nghiệp như: cao su (trồng nhiều cao su nhất ở quận Xuân Lộc). Ngoài ra còn các loại hồ tiêu, cà phê, cây lấy dầu, thuốc lá và mía. Rừng Long Khánh còn cho các loại gỗ như trắc, cẩm lai, căm xe, bằng lăng, trẹ. Thú rừng có nai, sơn dương, gà rừng, chồn, nhím, chim câu, chim đậu ngược. Núi Chứa Chan có trên 2.000 giống cây khác nhau. Ngoài ra, người dân còn trồng các loại hoa màu phụ như đậu phọng, bắp, đậu xanh, đậu đỏ, chuối...

Khoáng sản của Long Khánh có nhiều hầm đá xanh, đá trắng được khai thác cho việc xây dựng đường sá và những hầm cát trắng làm thủy tinh.

Tham khảo

  1. ^ Việt Nam Cộng hòa bản đồ hành chánh. Đà Lạt: Phân cục Địa dư Quốc gia, 1967.