Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Minh Tuyên Tông”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Duyenkiep (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Ngomanh123 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 7: Dòng 7:
| cỡ hình = 250px
| cỡ hình = 250px
| ghi chú hình = Tranh vẽ Minh Tuyên Tông
| ghi chú hình = Tranh vẽ Minh Tuyên Tông
| chức vị = [[Hoàng đế]] [[nhà Minh]]
| chức vị = [[Hoàng đế]] [[nhà Minh|Đại Minh]]
| tại vị = [[27 tháng 6]], [[1425]] &ndash; [[31 tháng 1]], [[1435]] <br> ({{age in years and days|1425|6|27|1435|1|31}})
| tại vị = [[27 tháng 6]] năm [[1425]] &ndash; [[31 tháng 1]] năm [[1435]] <br> ({{age in years and days|1425|6|27|1435|1|31}})
| kiểu tại vị = Trị vì
| kiểu tại vị = Trị vì
| tiền nhiệm = <font color = "grey">[[Minh Nhân Tông]]</font>
| tiền nhiệm = <font color = "grey">[[Minh Nhân Tông]]</font>

Phiên bản lúc 07:39, ngày 1 tháng 5 năm 2017

Minh Tuyên Tông
明宣宗
Hoàng đế Trung Hoa
Tranh vẽ Minh Tuyên Tông
Hoàng đế Đại Minh
Trị vì27 tháng 6 năm 142531 tháng 1 năm 1435
(9 năm, 218 ngày)
Tiền nhiệmMinh Nhân Tông
Kế nhiệmMinh Anh Tông
Thông tin chung
Sinh25 tháng 2, 1398[1]
Mất31 tháng 1 năm 1435(1435-01-31) (36 tuổi)
Càn Thanh cung, Tử Cấm Thành, Trung Quốc
An tángCảnh lăng (景陵)
Thê thiếpCung Nhượng Chương hoàng hậu
Hiếu Cung Chương hoàng hậu
Hậu duệ
Tên húy
Chu Chiêm Cơ (朱瞻基)
Niên hiệu
Tuyên Đức (宣德): 8 tháng 2, 142617 tháng 1, 1436
Thụy hiệu
Hiến Thiên Sùng Đạo Anh Minh Thần Thánh Khâm Văn Chiêu Vũ Khoan Nhân Thuần Hiếu Chương hoàng đế
憲天崇道英明神聖欽文昭武寬仁純孝章皇帝
Miếu hiệu
Tuyên Tông (宣宗)
Triều đạiNhà Minh
Thân phụMinh Nhân Tông
Thân mẫuThành Hiếu Chiêu hoàng hậu

Minh Tuyên Tông (chữ Hán: 明宣宗, 25 tháng 2, 139831 tháng 1, 1435), là vị hoàng đế thứ năm của triều đại nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc. Ông trị vì từ năm 1425 đến 1435, tổng cộng 10 năm. Trong suốt thời đại của mình, ông chỉ dùng 1 niên hiệuTuyên Đức (宣德), nên sử gia thường gọi ông là Tuyên Đức Đế (宣德帝).

Ông kế vị và ở ngôi trong một thời kì thịnh trị của Đại Minh. Thời đại của ông và cha ông, Minh Nhân Tông Hồng Hi hoàng đế được sử gia đời sau xưng tụng là Nhân Tuyên chi trị (仁宣之治).

Thời trẻ

Tuyên Đức hoàng đế có tên thật là Chu Chiêm Cơ (朱瞻基), sinh ngày 25 tháng 2 năm 1398 tại Bắc Bình (Bắc Kinh sau này). Ông là con trai trưởng của Minh Nhân Tông Hồng Hi hoàng đế, mẹ là Thành Hiếu Chiêu hoàng hậu Trương thị, người Hà Nam, con gái của đại thần Trương Kỳ (张麒). Ngay từ khi còn nhỏ, Tuyên Đức rất say mê thơ phúvăn học.

Năm 1417, dưới thời ông nội Minh Thành Tổ Vĩnh Lạc hoàng đế, Chu Chiêm Cơ được tấn phong Hoàng thái tôn (皇太孫). Đến khi Nhân Tông Hồng Hi Đế lên ngôi vào ngày 7 tháng 9 năm 1424, ông trở thành Hoàng thái tử.

Năm 1425, ngày 29 tháng 5, Nhân Tông Hồng Hi hoàng đế băng hà, Thái tử Chu Chiêm Cơ kế vị. Ông đã quyết định chọn Bắc Kinh là kinh đô cho đất nước Trung Hoa.

Trị vì

Minh Tuyên Tông Tuyên Đức hoàng đế Chu Chiêm Cơ

Năm 1426, tháng 8, chú ông là Hán Vương Chu Cao Hú (朱高煦) làm loạn. Hán vương vốn là người con trai được Minh Thành Tổ Vĩnh Lạc hoàng đế yêu quý do có công cứu giá; nhưng do bất chấp quân pháp nên năm 1417 đã bị đày tới một thái ấp nhỏ ở Lạc An (Quảng Nhiêu, Sơn Đông). Khi Chu Cao Hú làm loạn, Tuyên Tông hoàng đế đã đem 20.000 quân tấn công ông ta tại Lạc An. Chu Cao Hú bị phế làm thứ nhân và chết do bị tra tấn. Sáu trăm quan lại theo Hán Vương cũng bị tử hình và 2.200 người khác bị lưu đày.

Tuyên Đức cũng là người hay tham khảo ý kiến các đại thần như Dương Sĩ Kì, Dương Vinh. Ông cũng là người chủ trương rút quân khỏi Giao Chỉ, do khi đó họ đang bị sa lầy tại đây, với việc sửa đổi chính sách thảo phạt của thời kỳ Vĩnh Lạc thành chính sách hưu binh dưỡng dân, nhưng một số các đại thần của ông không đồng ý. Sau khi binh lính nhà Minh chịu nhiều tổn thất và thương vong, Tuyên Đức đã cho Liễu Thăng đem quân sang cứu trợ; nhưng đội quân này cũng bị đánh bại, Liễu Thăng, Lương Minh và khoảng 70.000 quân bại vong vào năm 1427. Sau đó Quân đội nhà Minh phải rút lui khỏi quận Giao Chỉ và Tuyên Đức buộc phải công nhận quyền độc lập của người Việt.

Tại phía Bắc, Tuyên Tông đã đi tuần thú biên giới với 3.000 kị binh vào năm 1428 và đã trừng phạt những kẻ cướp bóc từ Bộ lạc Uriyangkhad Mông Cổ. Người Hán cho phép những người Mông Cổ miền đông theo Arughtai đánh nhau với các bộ lạc Oirat của Toghon ở phía tây. Bắc Kinh hàng năm nhận ngựa từ Arughtai; nhưng ông ta đã bị người Oirat đánh bại vào năm 1431 và bị giết năm 1434 khi Toghon chiếm được miền Đông Mông Cổ. Triều đình nhà Minh sau đó duy trì quan hệ hữu hảo với người Oirat. Quan hệ ngoại giao với Nhật Bản cũng được cải thiện vào năm 1432. Các quan hệ với Triều Tiên cũng tốt, ngoại trừ việc họ không đồng ý với việc phải gửi các thiếu nữ đồng trinh để sung vào hậu cung nhà Minh. Tuyên Đức hoàng đế cũng cho phép Trịnh Hòa thực hiện thêm một chuyến đi biển nữa; nhưng những chuyến viễn thám hàng hải đó đã kết thúc vào năm 1434.

Hội đồng cơ mật gồm các Thái giám đã tăng cường củng cố quyền lực tập trung hóa bằng cách kiểm soát chính sách bí mật, và ảnh hưởng của họ còn tiếp tục gia tăng.

Năm 1428, một viên ngự sử khét tiếng là Lưu Quan đã bị xử tội đày đi khổ sai và được thay thế bằng Cố Tá, một người liêm khiết đã bãi nhiệm 43 thành viên của các đô sát viện Bắc Kinh và Nam Kinh vì bất tài. Một số quan lại làm trong các đô sát viện bị hạ cấp, bỏ tù hay đi đày, nhưng không có ai bị xử tử. Những người thay thế phải trải qua thời gian thử thách do các đô sát viện thực hiện việc kiểm tra toàn bộ thể chế hành chính của nhà Minh, bao gồm cả trong quân đội. Cùng năm, Tuyên Đức đã cải cách các quy tắc quản lý chế độ cưỡng bách quân dịch, chế độ xử lý những kẻ đào tẩu. Quân đội mang tính cha truyền con nối vẫn tiếp tục tỏ ra là không hiệu quả với tinh thần bạc nhược. Các bất công lớn trong gánh nặng thuế má đã làm cho phần lớn nông dân phải bỏ trang trại ra đi trong vòng 40 năm trước đó.

Năm 1430, Tuyên Đức hoàng đế ra sắc lệnh giảm thuế trên tất cả các loại ruộng đất và gửi các quan lại đi kinh lý để sắp xếp lại công việc hành chính tại các tỉnh, thực hiện chính sách kiểm soát dân sự đối với quân sự. Họ đã cố gắng để loại bỏ những điều trái với quy tắc và sự tham nhũng của những người thu thuế. Tuyên Đức cũng thường ra lệnh xử lại các vụ án để cho phép hàng ngàn người dân vô tội có thể được giải phóng.

Tuyên Tông đi săn

Qua đời

Năm 1435, ngày 31 tháng 1, Tuyên Đức hoàng đế băng hà tại Càn Thanh cung, thọ 37 tuổi. Thời gian trị vì tuy ngắn, nhưng thời kỳ đó được coi là thời kỳ vàng son của nhà Minh. Hoàng thái tử Chu Kỳ Trấn lên kế vị, tức Minh Anh Tông. Do khi đó Thái tử còn nhỏ, Trương thái hậu mẹ ông đứng ra làm nhiếp chính.

Miếu hiệu của ông là Tuyên Tông (宣宗), thụy hiệuHiến Thiên Sùng Đạo Anh Minh Thần Thánh Khâm Văn Chiêu Vũ Khoan Nhân Thuần Hiếu Chương hoàng đế (憲天崇道英明神聖欽文昭武寬仁純孝章皇帝), an táng tại Cảnh lăng (景陵).

Sở thích

Tuyên Tông là hoàng đế duy nhất của Minh triều có tài hội hoạ, đặc biệt, ông rất thích vẽ tranh về muôn thú. Một số tác phẩm nghệ thuật của ông được lưu giữ trong Bảo tàng Cung điện Quốc gia và Bảo tàng Nghệ thuật Harvard. Thời kỳ Tuyên Đức được xem là giai đoạn phát triển mạnh nhất của gốm sứ ở Trung Hoa.

Gia đình

Hậu phi

  1. Cung Nhượng Chương hoàng hậu (恭让章皇后, ? - 1443), tên là Hồ Thiện Tường (胡善祥), bị phế truất, sau Minh Anh Tông truy phong thụy hiệu
  2. Hiếu Cung Chương hoàng hậu Tôn thị (孝恭章皇后 孙氏, 1399 - 1462), người Sơn Đông, trước phong vị Quý phi (貴妃), sau khi Hồ hoàng hậu bị phế thì phong làm Hoàng hậu kế vị
  3. Vinh Tư Hiền phi Ngô thị (榮思賢妃吴氏, 1397 - 16 tháng 1, 1462), người Đan Đồ, sau nhà Nam Minh tôn làm Hiếu Dực Ôn Huệ Thục Thận Từ Nhân Khuông Thiên Tích Thánh Chương Hoàng hậu (孝翼溫惠淑慎慈仁匡天錫聖章皇后)
  4. Quách tần (郭嫔), tên là Quách Ái (郭爱), Hiền nhi hữu văn (賢而有文), vào cung không lâu thì tảo mệnh. Người hiện đại thường nhầm lẫn bà là phi tần bị tuẫn táng
  5. Cung Thận phu nhân (恭慎夫人, 1410 - 1483), tên là Hàn Quế Lan (韓桂蘭), người Triều Tiên, sơ phong Cung Thuận phu nhân (恭順夫人), sau cải Thuận (慎) thành Thận (順). Bà là em gái của Khang Huệ Trang Thục Lệ phi Hàn thị, một trong những phi tần bị tuẫn táng của Minh Thành Tổ
  6. Đoan Tĩnh Quý phi Hà thị (端静贵妃何氏), tuẫn táng
  7. Thuần Tĩnh Hiền phi Triệu thị (纯静贤妃赵氏), tuẫn táng
  8. Trinh Thuận Huệ phi Ngô thị (贞顺惠妃吴氏), tuẫn táng
  9. Trang Tĩnh Thục phi Tiêu thị (莊静淑妃焦氏), tuẫn táng
  10. Trang Thuận Kính phi Tào thị (莊顺敬妃曹氏), tuẫn táng
  11. Trinh Huệ Thuận phi Từ thị (贞惠顺妃徐氏), tuẫn táng
  12. Cung Định Lệ phi Viên thị (恭定丽妃袁氏), tuẫn táng
  13. Trinh Tĩnh Thục phi Chư thị (贞静恭妃诸氏), tuẫn táng
  14. Cung Thuận Sung phi Lý thị (恭顺充妃李氏), tuẫn táng
  15. Túc Hi Thành phi Hà thị (肃僖成妃何氏), tuẫn táng
  16. Thục phi Lưu thị (淑妃劉氏)

Hoàng tử

  1. Hoàng trưởng tử Chu Kì Trấn [朱祁镇], tức Anh Tông Duệ hoàng đế (英宗睿皇帝), mẹ là Hiếu Cung Chương hoàng hậu[2]
  2. Hoàng thứ tử Chu Kì Ngọc [朱祁鈺], tức Đại Tông Cảnh hoàng đế (代宗景皇帝), mẹ là Vinh Tư Hiền phi

Hoàng nữ

  1. Thuận Đức Công chúa (順德公主, 1420 - 1433), mẹ là Cung Nhượng Chương hoàng hậu. Năm Chính Thống thứ 2 (1437), hạ giá lấy Thạch Cảnh (石璟)
  2. Vĩnh Thanh Công chúa (永清公主, ? - 1433), mẹ là Cung Nhượng Chương hoàng hậu, mất sớm trước khi xuất giá
  3. Thường Đức Công chúa (常德公主, 1424 - 1470), mẹ là Hiếu Cung Chương hoàng hậu. Năm Chính Thống thứ 5 (1440), hạ giá lấy Tiết Hoàn (薛桓)

Hình ảnh

Chú thích

  1. ^ Ngày tháng lấy theo lịch Julius.
  2. ^ (Minh sử cho rằng mẹ đẻ của ông này là một cung nhân)

Tham khảo

  • The Cambridge History of China, Quyển 7, trang 285 tới 304.