Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lộc Đỉnh ký”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Nhận xét chủ đề và truyện: replaced: tiếng anh → tiếng Anh using AWB
n →‎Tám bộ kinh trong truyện: replaced: cả 2 → cả hai using AWB
Dòng 95: Dòng 95:
* Tương Hồng kỳ: Đại nội thị vệ Phó Tổng quản là Thụy Đống vâng mệnh thái hậu giả là Mao Đông Châu đi giết Kỳ chủ Tương Hồng kỳ là Hòa Sát Bác rồi đoạt bộ kinh. Trên đường gặp thái hậu lại nhận được lệnh đi giết Vi Tiểu Bảo nhưng lại bị họ Vi giết. Vi Tiểu Bảo tìm thấy bộ kinh trên người Thụy Đống.
* Tương Hồng kỳ: Đại nội thị vệ Phó Tổng quản là Thụy Đống vâng mệnh thái hậu giả là Mao Đông Châu đi giết Kỳ chủ Tương Hồng kỳ là Hòa Sát Bác rồi đoạt bộ kinh. Trên đường gặp thái hậu lại nhận được lệnh đi giết Vi Tiểu Bảo nhưng lại bị họ Vi giết. Vi Tiểu Bảo tìm thấy bộ kinh trên người Thụy Đống.
* Tương Hoàng kỳ: Kỳ chủ là [[Ngao Bái]]. Khi Ngao Bái bị bắt, bộ kinh bị Mao Đông Châu đoạt được nhưng Vi Tiểu Bảo sau đó đã trộm được từ bà ta.
* Tương Hoàng kỳ: Kỳ chủ là [[Ngao Bái]]. Khi Ngao Bái bị bắt, bộ kinh bị Mao Đông Châu đoạt được nhưng Vi Tiểu Bảo sau đó đã trộm được từ bà ta.
* Chính Bạch kỳ: Kỳ chủ là Tô Khắc Tát Cáp. Khi Tô Khắc Tát Cáp bị Ngao Bái giết, Ngao Bái đã đoạt được bộ kinh và để chung với bộ kinh của mình. Sau đó cả 2 bộ kinh đều rơi vào tay Mao Đông Châu và sau đó là Vi Tiểu Bảo khi Ngao Bái bị bắt.
* Chính Bạch kỳ: Kỳ chủ là Tô Khắc Tát Cáp. Khi Tô Khắc Tát Cáp bị Ngao Bái giết, Ngao Bái đã đoạt được bộ kinh và để chung với bộ kinh của mình. Sau đó cả hai bộ kinh đều rơi vào tay Mao Đông Châu và sau đó là Vi Tiểu Bảo khi Ngao Bái bị bắt.
* Tương Bạch kỳ: Bộ kinh được hoàng đế Thuận Trị đưa cho sủng phi là [[Đổng Ngạc phi]] bảo quản. Tuy nhiên bà bị Mao Đông Châu đánh chết, bộ kinh rơi vào tay họ Mao. Vi Tiểu Bảo sau đó trộm bộ kinh từ Mao Đông Châu.
* Tương Bạch kỳ: Bộ kinh được hoàng đế Thuận Trị đưa cho sủng phi là [[Đổng Ngạc phi]] bảo quản. Tuy nhiên bà bị Mao Đông Châu đánh chết, bộ kinh rơi vào tay họ Mao. Vi Tiểu Bảo sau đó trộm bộ kinh từ Mao Đông Châu.
* Chính Hoàng kỳ: Bộ kinh được chính hoàng đế Thuận Trị bảo quản. Khi Khang Hi đến tìm cha ở núi Ngũ Đài, Thuận Trị đã giao lại cho con. Bộ kinh sau đó bị Mao Đông Châu đoạt được và cuối cùng rơi vào tay Vi Tiểu Bảo.
* Chính Hoàng kỳ: Bộ kinh được chính hoàng đế Thuận Trị bảo quản. Khi Khang Hi đến tìm cha ở núi Ngũ Đài, Thuận Trị đã giao lại cho con. Bộ kinh sau đó bị Mao Đông Châu đoạt được và cuối cùng rơi vào tay Vi Tiểu Bảo.

Phiên bản lúc 08:28, ngày 30 tháng 5 năm 2017

Lộc Đỉnh ký
鹿鼎記
Bìa phiên bản tiếng Việt
Thông tin sách
Tác giảKim Dung
Quốc giaTrung Quốc
Ngôn ngữtiếng Trung
Thể loạiKiếm hiệp
Nhà xuất bảnHương Cảng Thương báo
Nhà xuất bảnNhà xuất bản Văn học

Lộc Đỉnh ký (giản thể: 鹿鼎记; phồn thể: 鹿鼎記; bính âm: lù dǐng jì) hay Lộc Đỉnh Công là cuốn tiểu thuyết cuối cùng của Kim Dung. Nhân vật Vi Tiểu Bảo thường được so sánh với AQ của Lỗ Tấn vì nói lên được tính cách chung của người Trung Quốc.

Cuốn tiểu thuyết kiếm hiệp này bắt đầu xuất bản ngày 24 tháng 11 năm 1969 trên Minh Báo và kéo dài trong 2 năm và 11 tháng cho đến ngày 23 tháng 9 năm 1972. Kim Dung đã nhận xét rằng đây là cuốn tiểu thuyết hay nhất của mình.

Tiêu đề

Lý do đặt tên cho tiêu đề của bộ tiểu thuyết được Kim Dung giới thiệu ngay trong chương đầu tiên của truyện, thông qua việc Lã Lưu Lương dạy con về "lộc"(hươu) và "đỉnh", đây là phép ẩn dụ khi nói đến Trung Nguyên và toàn bộ đế quốc Trung Hoa.

Trong Sử ký, Tư Mã Thiên có viết: "Nhà Tần mất hươu (lộc), cả thiên hạ cùng đuổi". Đây là cách nói tượng trưng cho việc vô số anh hùng hào kiệt thời Tần mạt nói riêng như Lưu Bang, Hạng Vũ,... và trong suốt lịch sử nói chung cùng nổi dậy tranh đoạt chém giết lẫn nhau để giành phần thưởng to lớn nhất - toàn bộ thiên hạ mà nhà Tần đã để mất.

Vào thời nhà Chu, Thiên tử nhà Chu sở hữu chín chiếc đỉnh bằng đồng do Đại Vũ để lại, tượng trưng cho thiên mệnh mà trời cao trao cho nhà Chu để thống trị thiên hạ. Trong sách Tả truyện có viết, thời Định vương nhà Chu, quân Sở đem quân đánh quân Nhung xong lại đóng binh duyệt quân ở biên giới nhà Chu. Định vương sai Vương Tôn Mãn đi ủy lạo quân Sở, vua Sở là Trang vương thấy thế bèn hỏi xem chín đỉnh nhà Chu to nhỏ nặng nhẹ ra sao. Chín đỉnh vốn tượng trưng cho quyền thống trị của Thiên tử, mà vua Sở chỉ là chư hầu lại dám hỏi nặng nhẹ thì trong lòng đã có ý muốn cướp ngôi nhà Chu.

Kể từ đó hai câu: "Đuổi hươu"(Trục lộc) và "Hỏi đỉnh"(Vấn đỉnh) trở thành phép ẩn dụ về việc tranh đoạt thiên hạ và muốn làm hoàng đế. Thông qua câu chuyện của cha con Lã Lưu Lương, Kim Dung cho người đọc biết trước nội dung của bộ tiểu thuyết: xuyên suốt bộ tiểu thuyết nói đến những sự kiện và âm mưu chính trị nhằm tranh giành quyền lực và giang sơn thiên hạ cùng với dã tâm muốn làm hoàng đế. Những hành động của Vi Tiểu Bảo hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp đều có ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử Trung Quốc, song song đó là những nhân vật lịch sử có thật. Việc Vi Tiểu Bảo tìm được toàn bộ các bản trong bộ "Tứ thập nhị chương kinh" tượng trưng cho việc thống nhất của Trung Quốc dưới triều đại nhà Thanh thời vua Khang Hi nửa cuối thế kỉ XVII.

Ngoài ra tiêu đề của bộ tiểu thuyết còn đề cập đến bối cảnh lịch sử thời đó, vào thời Thanh sơ, khi mà người Hán vẫn chưa quên được nhà Minh và vẫn còn nhiều người và tổ chức mong muốn đánh đuổi Thát Đát, khôi phục giang sơn cho nhà Minh và người Hán.

Tóm tắt

Câu chuyện xoay quanh một nhân vật chính có hình ảnh pha trộn giữa tốt xấu, thiện ác, đồng thời trọng tình nghĩa bạn bè, có chí hiến thân vì nước nhưng cũng tiểu nhân gian xảo, mưu mô thủ đoạn, sẵn sàng hại bạn khi cần bảo vệ lợi ích của mình tên gọi Vi Tiểu Bảo. Bảo là con của Vi Xuân Phương kỹ nữ tại Lệ Xuân Viện, một quán lầu xanh tại Dương Châu. Ngay cả Vi Xuân Phương cũng không biết cha của cậu là ai, chỉ đặt tên cậu là Tiểu Bảo, sau này có người hỏi tới thì cậu lấy họ mẹ.

Truyện mở đầu với việc Mao Thập Bát, một kẻ giang hồ thảo mãng đang bị truy nã gây rối ở Lệ Xuân Viện, sau đó được Tiểu Bảo cứu mạng. Sau nhờ Tiểu Bảo dùng kế giết một tên quan binh cao thủ của triều đình, Mao Thập Bát liền nhận Tiểu Bảo làm anh em sống chết có nhau, tuy nhiên do họ Mao nhỡ miệng nói khoác có thể đánh thắng đệ nhất dũng sĩ Mãn ChâuNgao Bái nên phải dắt Tiểu Bảo theo lên Bắc Kinh. Thông qua hàng loạt cuộc phiêu lưu mạo hiểm, rủi ro, cậu thiếu niên họ Vi làm cuộc hành trình từ thành Dương Châu ở miền Nam đến tận Bắc Kinh, thủ đô của triều đình phong kiến Mãn Châu. Tại đó, cậu bị bắt cóc và đưa vào Tử Cấm Thành rồi đội lốt làm một thái giám sau khi giết chết tên thái giám Tiểu Quế Tử. Ngày nọ, Tiểu Bảo tình cờ gặp gỡ hoàng đế trẻ tuổi Khang Hy và cả hai trở thành một đôi bạn thân thiết. Bằng những cơ duyên may mắn tuyệt vời, sử dụng trí thông minh cùng những chiến lược tài giỏi, nhạy bén và tính thực dụng, đầu óc tiểu nhân, miệng lưỡi trơn tuột cậu đạt được rất nhiều thành tựu tiến chức thăng quan quá sức tưởng tượng của mình.

Ban đầu tại Tử Cấm Thành, cậu gặp gỡ Trần Cận Nam, tổng đà chủ của tổ chức "phản Thanh phục Minh" là Thiên Địa Hội, một trong các tổ chức ngầm phản Thanh khôi phục nhà Minh, và trở thành một trong mười hương chủ của Thiên Địa Hội. Cậu đã trở thành người do thám của Hội trong hoàng cung. Sau đó cậu bị bắt cóc đến đảo Rắn (hay Thần Long đảo), trung tâm của Thần Long giáo, nhưng rồi lại trở thành Bạch Long sứ của Thần Long giáo.

Tiểu Bảo đóng vai trò quyết định trong việc bắt và giết chết gian thần Ngao Bái; giải cứu cha của Hoàng đế Khang Hy, tức Hoàng đế Thuận Trị, giúp hai cha con đoàn tụ; phá hủy Thần Long giáo (theo lệnh nhà vua); làm suy yếu sự phản kháng của viên tướng phản bội Ngô Tam Quế; đạt được hiệp ước biên giới với Nhiếp Chính công chúa Sophia Alekseyevna và quan đại thần Fedor Golovin của nước Nga.

Qua vô số chiến công đó, cậu được ban những của cải khổng lồ của những quan gian thần, những người đã hối lộ và cướp bóc của dân, bởi hoàng đế Khang Hy. Ngoài ra cậu còn đạt được sự tín nhiệm của Thiên Địa Hội qua việc chống lại Ngô Tam Quế, các kẻ thù ngoại quốc khác như Nga, Mông Cổ, Tây Tạng, và việc giải cứu các thành viên quan trọng của Hội bị bắt.

Tuy nhiên, giống như tất cả các nhân vật hai mang, những vai trò mâu thuẫn của Vi Tiểu Bảo cuối cùng đi đến kết cục xung đột. Khang Hi cảnh báo Tiểu Bảo rằng Hoàng đế đã biết về quan hệ của cậu với Thiên Địa Hội và bắt Tiểu Bảo phải chọn lựa giữa triều đình và Thiên Địa Hội. Mặc dù Khang Hi vẫn xem Bảo là một người bạn trung thành, Bảo cuối cùng phải chọn giải pháp đào thoát vì y không muốn làm kẻ phản bội bán đứng Thiên Địa Hội. Nhưng vài năm sau đó, cậu lại được Khang Hy trọng dụng trở lại nhờ giải quyết xung đột biên giới với nước Nga.

Trong hồi cuối của tiểu thuyết, Tiểu Bảo nhận ra rằng cậu không bao giờ có thể điều hòa giữa hai bên đối lập là triều đình và Thiên Địa Hội, vì cả hai cùng giằng xé nhau trong khi cậu bị kẹt ở giữa. Vì thế cậu quyết định bỏ đi theo con đường riêng của mình - đưa cả bảy cô vợ xinh đẹp và ba đứa con bí mật đi về Giang Nam sống một cuộc đời du sơn ngoạn thủy giã từ chốn cung đình Khang Hy và cái lý tưởng đấu tranh của Thiên Địa Hội... Tuy đã có đầy đủ tấm bản đồ kho báu lấy từ 8 cuốn "Tứ thập nhị chương kinh", Vi Tiểu Bảo vẫn quyết định không đi tìm vì y sợ đào vào kho báu sẽ làm đứt long mạch của người Mãn Châu, hại chết Khang Hi.

Tiểu Bảo có tổng cộng 7 vợ: Mộc Kiếm Bình, Kiến Ninh công chúa, A Kha, Song Nhi, Tô Thuyên, Phương Di, Tăng Nhu.

Nhận xét chủ đề và truyện

Kim Dung
Tiểu thuyết
Phi Tiếu
Tuyết Thư
Liên Thần
Thiên Hiệp
Xạ
Bạch Bích
鹿 Lộc Uyên
Truyện ngắn
越女劍 Việt nữ kiếm

Cuốn tiểu thuyết võ hiệp này đặc trưng ở chỗ nhân vật chính xuất thân hèn kém và hoàn toàn không phải người chính trực. Vi Tiểu Bảo là một nhân vật có khắc họa khá đặc biệt, tuy không biết chữ, chẳng biết võ công, nhưng nhờ có miệng lưỡi trơn như mỡ, óc thực dụng, tính ích kỷ, tiểu nhân điển hình cộng với đầu óc linh hoạt ứng biến nhanh nhạy mà hắn đạt được nhiều thành công, danh lợi. Vi Tiểu Bảo có những nét hao hao giống những nhân vật chính mà Kim Dung đã dàn dựng: trọng tình nghĩa bạn bè, bị đưa đẩy vào những tình thế tiến thoái lưỡng nan, yêu một cuộc sống bình dị... nhưng cũng bao gồm những tính khác như tiểu nhân gian xảo, mưu mô thủ đoạn... Qua đó Kim Dung cũng xây dựng một nhân vật điển hình cho một bộ phận dân tộc Trung Quốc tương phản với AQ của Lỗ Tấn.

Việc thiếu vắng giá trị tốt tuyệt đối cũng như xấu tuyệt đối trong cuộc sống thực tế được phản ánh trong Lộc Đỉnh ký. Không còn nữa chiều hướng dân tộc chủ nghĩa như là một phần chính yếu trong các tiểu thuyết trước của Kim Dung. Trong bộ ba tiểu thuyết Xạ Điêu tam bộ khúc (đặt vào bối cảnh sự đi xuống của nhà Tống) và thậm chí trong Thư Kiếm Ân Cừu lục (đặt trong bối cảnh giữa thời Thanh, thời trị vì của Hoàng đế Càn Long), những kẻ xâm lược từ miền Bắc luôn bị coi là kẻ xấu, những bộ lạc chuyên gây chiến tranh nhòm ngó mảnh đất Trung Nguyên màu mỡ khi người Hán suy yếu. Chỉ trừ một ngoại lệ, trong Bích huyết kiếm, Hoàng đế khai quốc nhà Thanh là Thái tông Hoàng Thái Cực được miêu tả là khôn ngoan, dũng cảm, công bằng và nhân ái trái ngược với bên phía nhà Minh như Hoàng đế Tư Tông Sùng Trinh và thủ lĩnh nghĩa quân Lý Tự Thành tham lam, tàn nhẫn và dễ bị gạt gẫm.

Thay vào đó, trong Lộc Đỉnh ký, Kim Dung đã làm mờ ranh giới giữa cái trắng và cái đen truyền thống, giữa người Hán và các bộ lạc ngoài biên ải, khắc họa hình ảnh Hoàng đế Mãn Châu Khang Hy như một người trị vì thông minh, biết quan tâm đến dân chúng dù họ không luôn luôn ủng hộ mình. Đôi khi ông tàn nhẫn nhưng xét đến cùng những hành động của ông nâng cao đời sống của người dân, ông vẫn là một đấng minh quân (Khang Hy được sử sách ghi nhớ như là một trong những vị vua Trung Quốc vĩ đại nhất).

Tuy nhiên bộ sách cũng lên án nặng nề những vụ án văn tự ngục vào thời nhà Thanh, điển hình là chuyện bị khám nhà diệt tộc của nhà họ Trang ở đầu truyện. Trang Đình Long biên soạn bộ Minh sử, vì trong đó có nhiều câu chê Thanh khen Minh mà bị tên Ngô Chi Vinh tố giác, cuối cùng cả nhà nam phải chịu chém đầu nữ phải bị lưu đày, bản thân tuy đã chết nhưng vẫn bị mở quan tài băm xác, người biên soạn chung, người đã đọc và người bán sách đều phải chịu chung số phận. Trong thời đại phong kiến không có nhân quyền, kẻ dám có lời phỉ báng, thậm chí chỉ có lời bất mãn với chính quyền thì đều phải nhận cái kết thảm khốc, vì để giữ vững giang sơn thì ai cũng có thể giết, dù là nổi tiếng Anh minh nhân từ như Khang Hi cũng không ngoại lệ.

Mặt khác, phong trào yêu nước phản Thanh phục Minh lại đặt sự hy vọng và ngu trung vào vương gia bất tài Trịnh Khắc Sảng ở đảo Đài Loan, chiến đấu cho nguyện vọng không hòa hợp với mong muốn của người dân. Phong cách này hầu như đối lập hoàn toàn với những lập trường mà Kim Dung đã từng thể hiện trước đó.

Về cuối truyện, Tiểu Bảo tuyên bố một câu về tính thực dụng tựa như "Mèo trắng mèo đen không thành vấn đề, miễn bắt được chuột là mèo tốt" (câu trích từ lãnh tụ Trung Quốc Đặng Tiểu Bình). Nguồn gốc, sắc tộc của người lãnh đạo có thành vấn đề không nếu họ đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết?

Nói một cách trung thực, người Mãn Châu thực tế đã giết hàng vạn người Hán và tàn phá Trung Quốc thời gian đầu, một nguyên nhân dẫn đến những nổi loạn của Thiên Địa Hội nhằm dựng lại quyền lực của những vị vua người Hán. Nhưng trong khi đó, họ (những thành viên của Thiên Địa Hội) lại quên mất mong muốn của người dân thường là sống hòa bình và thịnh vượng. Sự cuồng tín của Thiên Địa Hội phản ánh thế giới trong đó con người bị chia rẽ một cách bạo lực bởi ranh giới tín ngưỡng, tôn giáo và sắc tộc.

Chủ nghĩa thực dụng, những ý tưởng thực tế và rất nhiều chủ đề đã đóng góp vào thành công của Lộc Đỉnh ký mà nhiều người đã đánh giá là cuốn tiểu thuyết hay nhất của Kim Dung.

Tứ thập nhị chương kinh

Xuất xứ

Trở thành biểu trưng về vận mệnh của vương triều Mãn Thanh dị tộc, tám bộ "Tứ thập nhị chương kinh" là một bảo vật vô giá trở thành đối tượng săn đuổi, mục tiêu hành động của nhiều cá nhân và tổ chức chính trị trong Lộc Đỉnh ký. "Tứ thập nhị chương kinh" vốn chỉ là một bộ kinh Phật. và được các kỳ chủ quân Bát kỳ người Mãn Châu làm ra tám bản. Năm xưa khi quân Mãn Thanh từ ngoài Sơn Hải quan tiến vào Trung Nguyên, trên đường đi đánh giết cướp bóc, gây ra những vụ thảm sát dã man như Dương Châu thập nhật (chém giết cướp bóc suốt 10 ngày ở Dương Châu), Gia Định tam đồ (thực hiện 3 lần tàn sát cả thành Gia Định),...Vì lúc đó người Mãn không nghĩ sẽ chiếm được giang sơn của người Hán, Nhiếp chính Duệ thân vương Đa Nhĩ Cổn đã cùng 8 vị kỳ chủ thương lượng rồi quyết định vận chuyển số tiền tài bảo vật cướp được lên phía đông bắc Trung Quốc rồi chôn ở dưới chân núi Lộc Đỉnh, phòng hờ lúc người Mãn không giữ nổi giang sơn hay bị người Hán đánh đuổi thì con cháu có thể dựa vào số tài vật đó mà tiếp tục sống. Vị trí đến chỗ kho báu được vẽ vào một tấm da dê, tấm da dê sau đó được cắt thành nhiều mảnh rồi chia ra giấu trong bìa của 8 cuốn "Tứ thập nhị chương kinh", mỗi cuốn được một vị Kỳ chủ Bát kỳ bảo quản.

Bí mật này ngoài hoàng đế Thuận Trị, Hiếu Trang Hoàng thái hậu và Đa Nhĩ Cổn thì không ai khác được biết. Tám vị kỳ chủ đương thời tuy biết nhưng không truyền lại bí mật này cho con cháu. Thay vào đó, họ nói với con cháu rằng trong 8 cuốn kinh có giấu một bí mật trọng đại, dẫn đến "long mạch" của vương triều Đại Thanh. Nếu "long mạch" bị tổn hại thì vận nước của người Mãn Châu cũng sẽ hết. Điều này nhằm ngăn chặn các quý tộc đời sau đi tìm kho báu, thay vào đó họ sẽ dùng tính mạng của mình để bảo vệ bí mật. Hoàng đế Khang Hi biết được điều này nhờ được lão hoàng gia Thuận Trị cho biết khi đi tìm cha ở núi Ngũ Đài. Thuận Trị cũng dặn Khang Hi rằng nếu sau này người Hán có nổi dậy mà đánh được người Mãn ra khỏi quan thì người Mãn đi từ đâu hãy về lại đó. Khang Hi tuy vâng dạ nhưng không cho là đúng. Ông nghĩ rằng giang sơn Đại Thanh thành lập mấy mươi năm đang được củng cố, nếu để người Mãn biết rằng sau lưng có một bảo tàng to lớn như vậy thì vì nghĩ có đường lui người Mãn khi chiến đấu sẽ không hết sức, chính vì thế khả năng bị đánh đuổi càng cao. Khang Hi quyết định tiêu hủy 8 cuốn kinh thư cùng tấm bản đồ, tự đoạn tuyệt đường lui để tướng sĩ dốc lòng chiến đấu bảo vệ giang sơn Đại Thanh. Chính vì quyết định này mà sau này tuy đã lấy được hết tấm bản đồ, Vi Tiểu Bảo vẫn không bị phát giác và bí mật dẫn đến kho tàng vĩnh viễn nằm trong lòng y.

Tuy nhiên, theo lời kể của Đào Hồng Anh, năm xưa sư phụ bà đột nhập vào phủ một vị Kỳ chủ Bát kỳ đã nghe lóm được bí mật. Vị kỳ chủ này say rượu đã tiết lộ bí mật trong kinh thư cho một người tiểu thiếp nghe, người thiếp này vốn là người của Thần Long giáo. Vì thế bí mật này đã lọt ra ngoài, dẫn đến việc vô số cá nhân và tổ chức tranh giành cướp đoạt lẫn nhau như Ngô Tam Quế, Thần Long giáo, Thiên Địa hội, công chúa Trường Bình nhà Minh,.. Một số người thực sự biết được bí mật kho tàng, trong khi một số chỉ muốn tìm và cắt long mạch để đánh đuổi người Mãn. Vi Tiểu Bảo đến cuối truyện đã tìm được đủ 8 bộ kinh và lấy được tấm bản đồ hoàn chỉnh, biết được vị trí kho tàng nằm ngay đất phong của mình là dưới chân núi Lộc Đỉnh, Hắc Long Giang, nhưng y vẫn không truy tìm vì sợ làm đứt long mạch sẽ hại chết người bạn thân là Khang Hi.

Tám bộ kinh trong truyện

Dưới đây là nguồn gốc và cách Vi Tiểu Bảo tìm ra 8 bộ "Tứ thập nhị chương kinh".

  • Chính Hồng kỳ: Bộ kinh bị đánh trộm trong phủ đệ của Kỳ chủ là Khang thân vương. Vi Tiểu Bảo nhờ theo dõi tên trộm mà đoạt được.
  • Tương Hồng kỳ: Đại nội thị vệ Phó Tổng quản là Thụy Đống vâng mệnh thái hậu giả là Mao Đông Châu đi giết Kỳ chủ Tương Hồng kỳ là Hòa Sát Bác rồi đoạt bộ kinh. Trên đường gặp thái hậu lại nhận được lệnh đi giết Vi Tiểu Bảo nhưng lại bị họ Vi giết. Vi Tiểu Bảo tìm thấy bộ kinh trên người Thụy Đống.
  • Tương Hoàng kỳ: Kỳ chủ là Ngao Bái. Khi Ngao Bái bị bắt, bộ kinh bị Mao Đông Châu đoạt được nhưng Vi Tiểu Bảo sau đó đã trộm được từ bà ta.
  • Chính Bạch kỳ: Kỳ chủ là Tô Khắc Tát Cáp. Khi Tô Khắc Tát Cáp bị Ngao Bái giết, Ngao Bái đã đoạt được bộ kinh và để chung với bộ kinh của mình. Sau đó cả hai bộ kinh đều rơi vào tay Mao Đông Châu và sau đó là Vi Tiểu Bảo khi Ngao Bái bị bắt.
  • Tương Bạch kỳ: Bộ kinh được hoàng đế Thuận Trị đưa cho sủng phi là Đổng Ngạc phi bảo quản. Tuy nhiên bà bị Mao Đông Châu đánh chết, bộ kinh rơi vào tay họ Mao. Vi Tiểu Bảo sau đó trộm bộ kinh từ Mao Đông Châu.
  • Chính Hoàng kỳ: Bộ kinh được chính hoàng đế Thuận Trị bảo quản. Khi Khang Hi đến tìm cha ở núi Ngũ Đài, Thuận Trị đã giao lại cho con. Bộ kinh sau đó bị Mao Đông Châu đoạt được và cuối cùng rơi vào tay Vi Tiểu Bảo.
  • Tương Lam kỳ: Sư phụ của Đào Hồng Anh lẻn vào phủ Kỳ chủ muốn trộm bộ kinh nhưng bị đánh trọng thương bởi Sấu Đầu Đà của Thần Long giáo, kẻ sau đó đã giữ cuốn kinh. Khi Sấu Đầu Đà ôm Mao Đông Châu bỏ trốn khỏi hoàng cung, cuốn kinh đã rớt lại và bị Vi Tiểu Bảo tìm thấy.
  • Chính Lam kỳ: Bộ kinh bị đánh trộm khỏi tay Kỳ chủ và sau đó bị Ngô Tam Quế chiếm được. Vi Tiểu Bảo bí mật đánh tráo bằng bộ kinh của Tương Lam kỳ (đã lấy tấm bản đồ ra).

Chuyển thể

Có một số chuyển thể sang phim điện ảnh và truyền hình dựa trên Lộc Đỉnh ký; tất cả trong số đó đều thay đổi cốt truyện một phần.

Phim truyền hình

Phim điện ảnh

Video games

Role-playing video games:

  • 鹿鼎記 (智冠) (DOS) (Traditional Chinese)
  • 鹿鼎記 (歡樂盒)
  • 鹿鼎記II
  • Heroes of Jin Yong Online (金庸群侠传 Online)

Java ME games for mobile phones:

  • 情圣韦小宝
  • 韦小宝笑传

Chú thích

Liên kết ngoài