Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giờ Trái Đất”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Saxi753 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 125: Dòng 125:
Với 35 quốc gia trên khắp thế giới tham gia như cách chính thức và trên 400 thành phố cùng hỗ trợ, Giờ Trái Đất 2008 đã là một sự thành công lớn, tổ chức trên tất cả các lục địa. Các toà nhà, điểm đến của nhiều thành phố trên thế giới đã tắt các thiết bị chiếu sáng không cần thiết của họ để hưởng ứng, trong đó bao gồm: [[Empire State Building]] (Thành phố New York), [[Sears Tower]] (Chicago), [[Cầu Cổng Vàng]] (San Francisco), [[Bank of America Plaza]] (Atlanta), [[Nhà hát Opera Sydney]] (Sydney, Australia), Wat Arun Buddhist Temple (Bangkok, Thailand), [[Đấu trường La Mã]] (Rome, Ý), Royal Castle (Stockholm, Sweden), [[Tòa thị chính Luân Đôn]] (Anh), Space Needle (Seattle), [[Tháp CN]] (Toronto, Canada)
Với 35 quốc gia trên khắp thế giới tham gia như cách chính thức và trên 400 thành phố cùng hỗ trợ, Giờ Trái Đất 2008 đã là một sự thành công lớn, tổ chức trên tất cả các lục địa. Các toà nhà, điểm đến của nhiều thành phố trên thế giới đã tắt các thiết bị chiếu sáng không cần thiết của họ để hưởng ứng, trong đó bao gồm: [[Empire State Building]] (Thành phố New York), [[Sears Tower]] (Chicago), [[Cầu Cổng Vàng]] (San Francisco), [[Bank of America Plaza]] (Atlanta), [[Nhà hát Opera Sydney]] (Sydney, Australia), Wat Arun Buddhist Temple (Bangkok, Thailand), [[Đấu trường La Mã]] (Rome, Ý), Royal Castle (Stockholm, Sweden), [[Tòa thị chính Luân Đôn]] (Anh), Space Needle (Seattle), [[Tháp CN]] (Toronto, Canada)


== Lượng điện và khí CO<sub>2</sub> giảm ==
=== Lượng điện và khí CO<sub>2</sub> giảm ===
Bangkok (Thái Lan) giảm 73.34 MW giảm 41.6 tấn CO<sub>2</sub>
Bangkok (Thái Lan) giảm 73.34 MW giảm 41.6 tấn CO<sub>2</sub>



Phiên bản lúc 04:29, ngày 21 tháng 3 năm 2010

Tập tin:Earth-Hour-Logo.jpg
Biểu trưng của Giờ Trái Đất

Giờ Trái Đất (tiếng Anh: Earth Hour) là một sự kiện quốc tế hằng năm, do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (World Wildlife Fund) khuyên các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh tắt đèn điện và các thiết bị điện không ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt trong một giờ đồng hồ vào lúc 8h30 đến 9h30 tối (giờ địa phương) ngày thứ bảy cuối cùng của tháng ba hàng năm (năm 2009 là 28 tháng 3).

Bắt đầu từ năm 2007Sydney, số người tham gia chỉ có 2 triệu người. Nhờ các phương tiện truyền thông, số người năm 2008 là 50 triệu và năm 2009 là hơn 1 tỷ người. Giờ trái đất năm nay sẽ là từ 8h30 đến 9h30 ngày 27 tháng 3 năm 2010.

Biểu trưng

Logo của chương trình được xây dựng từ nền bản đồ địa cầu, cắt bởi số 60 là con số phút kêu gọi tắt điện.

Mục đích

Mục đích của sự kiện này nhằm đề cao việc tiết kiệm điện năng và vì vậy làm giảm lượng khí thải điôxít cacbon, một khí gây ra hiệu ứng nhà kính. Việc này cũng giúp làm giảm ô nhiễm ánh đèn, và trong năm 2008, sự kiện này cũng trùng khớp với thời gian bắt đầu của Tuần lễ Quốc gia về Bầu trời tối (National Dark Sky Week)Hoa Kỳ.

Giờ Trái Đất 2010

27/3/2010, Việt Nam với 18 tỉnh thành khác tham gia. Chỉ tiêu thế giới là 92 quốc gia, hơn 4 quốc gia so với năm ngoái (2009). Có các quốc gia lần đầu tham gia: Madagascar, Mổng Cổ, Nepal, Campuchia[1]... Trong đó tất cả các thành viên G20 đã tham gia. Dân số gần 1 tỷ .

Giờ Trái Đất 2009

Tập tin:EarthHourBanner-21032009900.PNG
Bích chương cổ động: "Hãy tắt điện, bật tương lai cùng Giờ Trái Đất" (turn off lights for Earth's future) ở Hà Nội, Việt Nam

Phát động phong trào

Giờ Trái đất 2009 là từ 8:30-9:30 ngày 28 tháng 3, 2009 (giờ địa phương). Hiện nay, đã có 82 quốc gia và hơn 2100 thành phố cam kết tham gia Giờ Trái Đất 2009, tăng lên rất nhiều so với 35 quốc gia năm 2008[2]. 1 tỷ phiếu bình chọn cho Giờ Trái Đất 2009 trong cuộc họp 2009 của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu[cần dẫn nguồn]. Tuy nhiên cũng có tính hợp lệ về số phiếu không bình chọn là dùng điện rất cần thiết cho cuộc sống công việc.

Việt Nam tham gia Giờ Trái Đất lần đầu tiên vào năm 2009, với các thành phố: Hà Nội, TPHCM, Cần Thơ, Hội An, HuếNha Trang. Thành phố Hồ Chí Minh cho tắt điện nhiều địa điểm nổi tiếng ở trung tâm thành phố: Hồ Con Rùa, Dinh Độc Lập, Nhà hát lớn... trong khoảng thời gian đã định. Khu phố cổ Hội An thắp đèn lồng thay vì mở đèn điện.

Lượng điện giảm được 140 MW, tiết kiệm 133 triệu đồng

Tham gia

Danh sách các nước tham gia:

Giờ Trái Đất 2008

Đấu trường La Mã lúc 20h 29/3/08

Trang web chính thức cho các sự kiện này, [1], đã nhận được trên 6,7 triệu lượt truy cập chỉ trong đầu tuần hướng tới Giờ Trái Đất. Một số trang web khác cũng tham gia sự kiện này, đơn cử, trang chủ của Google khi ấy dùng nền trang màu đen với khẩu hiệu "Chúng tôi đã tắt đèn. Bây giờ đến lượt bạn. Giờ Trái Đất".

Với 35 quốc gia trên khắp thế giới tham gia như cách chính thức và trên 400 thành phố cùng hỗ trợ, Giờ Trái Đất 2008 đã là một sự thành công lớn, tổ chức trên tất cả các lục địa. Các toà nhà, điểm đến của nhiều thành phố trên thế giới đã tắt các thiết bị chiếu sáng không cần thiết của họ để hưởng ứng, trong đó bao gồm: Empire State Building (Thành phố New York), Sears Tower (Chicago), Cầu Cổng Vàng (San Francisco), Bank of America Plaza (Atlanta), Nhà hát Opera Sydney (Sydney, Australia), Wat Arun Buddhist Temple (Bangkok, Thailand), Đấu trường La Mã (Rome, Ý), Royal Castle (Stockholm, Sweden), Tòa thị chính Luân Đôn (Anh), Space Needle (Seattle), Tháp CN (Toronto, Canada)

Lượng điện và khí CO2 giảm

Bangkok (Thái Lan) giảm 73.34 MW giảm 41.6 tấn CO2

Philippines bao gồm các nơi: Metro Manila giảm 16 MW, Đảo Luzon giảm 56 MW

Toronto giảm 900 MW

Ireland giảm 150 MW, giảm 6 tấn CO2

Dubai giảm 100 MW

New Zealand giảm 335 MW hơn tổng 2 ngày thứ bảy trước là 328 MW

Melbourne, Australia tiết kiệm 10,1% lượng điện

Sydney giảm 8.4% thấp hơn năm ngoái 10,2% ( 2007 )

Thấp nhất đó là Calgary, Canada chỉ giảm 3,6%

Giờ Trái Đất 2007

Giờ Trái Đất 2007 được tổ chức tại Sydney Úc, lúc 7:30 chiều, theo giờ địa phương. Giảm 10,2 % sản lượng điện bằng 48613 chiếc xe oto trên đường , giảm 24,86 tấn CO2

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ Giờ Trái đất năm 2010 diễn ra ngày 27/3
  2. ^ http://www.thestar.com/News/GTA/article/594450
  3. ^ “Cities - Earth Hour 2008”. WWF. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2008.
  4. ^ “Supporting Cities”. WWF. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2008.
  5. ^ “Someone get the lights”. Toronto Star. tháng 3 năm 2008. tr. X6-7.
  6. ^ “Indonesia Businesss Supporters - Earth Hour 2008”. WWF. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2008.
  7. ^ a b “Ora Pamantului - Earth Hour 2008”. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2008.
  8. ^ “Trondheim kommune - Earth Hour 2008”. Trondheim kommune. tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2008.
  9. ^ “VOCM”. tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2008.

Liên kết ngoài

Bản mẫu {{Wikinews}} liên kết tới bài viết. Để liên kết một thể loại, dùng {{Wikinews category}}.

Tiếng Anh

Tiếng Việt