Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Duy Hiệu”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
chữ Hán: 阮維效
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 1: Dòng 1:
'''Nguyễn Duy Hiệu''' ([[chữ Hán]]: 阮維效; [[1847]]–[[1887]]), có sách ghi là '''Nguyễn Hiệu''', tục gọi '''Hường Hiệu''' (vì ông có hàm Hồng lô tự khanh, phụ đạo tức dạy con vua); là một chí sĩ và là một lãnh tụ trong [[phong trào Cần Vương]] tại [[Quảng Nam]] trong [[lịch sử]] [[Việt Nam]].
'''Nguyễn Duy Hiệu''' ([[chữ Hán]]: 阮維效; [[1847]]–[[1887]]), có sách ghi là '''Nguyễn Hiệu''', tục gọi '''Hường Hiệu''' (vì ông có hàm Hồng lô tự khanh); là một chí sĩ và là một lãnh tụ trong [[phong trào Cần Vương]] tại [[Quảng Nam]] trong [[lịch sử]] [[Việt Nam]].


==Thân thế & sự nghiệp==
==Thân thế & sự nghiệp==
Dòng 26: Dòng 26:
Đến ngày 21 tháng 9 năm 1887, vì thế cùng lực kiệt, Phan Bá Phiến uống thuốc độc tự vận, còn Nguyễn Duy Hiệu và gia đình thì bị bắt sống. Kể lại sự kiện này, một bài viết trên [[báo Thanh Niên]] (số ra ngày 14 tháng 1 năm 2006), có đoạn:
Đến ngày 21 tháng 9 năm 1887, vì thế cùng lực kiệt, Phan Bá Phiến uống thuốc độc tự vận, còn Nguyễn Duy Hiệu và gia đình thì bị bắt sống. Kể lại sự kiện này, một bài viết trên [[báo Thanh Niên]] (số ra ngày 14 tháng 1 năm 2006), có đoạn:
:''[[Nguyễn Thân]] đem quân ra [[Quảng Nam]] phối hợp với quân Pháp và quân Nam triều tấn công vũ bão vào các căn cứ nghĩa quân, Tân Tỉnh bị đánh ác liệt. Tại trận kịch chiến ở Gò May, nghĩa quân đại bại, Tân Tỉnh bị đốt cháy, san bằng, Nguyễn Duy Hiệu và Phan Bá Phiến phải giải tán lực lượng. Phan Bá Phiến uống thuốc độc tự tử, Nguyễn Duy Hiệu tự trói mình nạp mạng cho đối phương để nhận lãnh hết trách nhiệm rồi chịu chết...Thành công, Nguyễn Thân được Pháp thưởng [[Bắc đẩu bội tinh]] ngũ hạng.''


Nguyễn Duy Hiệu bị giải về [[Huế]]. Triều đình Đồng Khánh bèn dùng danh lợi để dụ hàng, nhưng không được ông nghe. Cuối cùng, Viện cơ mật của Nam triều đã kết án tử hình ông vào ngày rằm tháng 8 năm [[Bính Tuất]] (15 thàng 10 năm 1887) tại Huế, hưởng dương 40 tuổi.
:''Nguyễn Thân đem quân ra Quảng Nam phối hợp với quân Pháp và quân Nam triều tấn công vũ bão vào các căn cứ nghĩa quân, Tân Tỉnh bị đánh ác liệt. Tại trận kịch chiến ở Gò May, nghĩa quân đại bại, Tân Tỉnh bị đốt cháy, san bằng, Nguyễn Duy Hiệu và Phan Bá Phiến phải giải tán lực lượng. Phan Bá Phiến uống thuốc độc tự tử, Nguyễn Duy Hiệu tự trói mình nạp mạng cho đối phương để nhận lãnh hết trách nhiệm rồi chịu chết...Thành công, Nguyễn Thân được Pháp thưởng [[Bắc đẩu bội tinh]] ngũ hạng.''


Phần mộ Nguyễn Duy Hiệu hiện nay an vị tại xã Cẩm Hà, thị xã [[Hội An]].
Nguyễn Duy Hiệu bị giải về Huế. Triều đình Đồng Khánh bèn dùng danh lợi để dụ hàng, nhưng không được ông nghe. Cuối cùng, Viện cơ mật của Nam triều đã kết án tử hình ông vào ngày rằm tháng 8 năm [[Bính Tuất]] (15 thàng 10 năm 1887) tại Huế, hưởng dương 40 tuổi.

Phần mộ Nguyễn Duy Hiệu hiện nay an vị tại xã Cẩm Hà, thị xã Hội An.


==Thơ tuyệt mệnh==
==Thơ tuyệt mệnh==
Dòng 48: Dòng 47:
|
|
:Chí sĩ [[Huỳnh Thúc Kháng]] dịch thơ:
:Chí sĩ [[Huỳnh Thúc Kháng]] dịch thơ:

:''Cần vương Nam Bắc kết tơ đồng,
:''Cần vương Nam Bắc kết tơ đồng,
:''Cứu giúp đường kia khổ chẳng thông.
:''Cứu giúp đường kia khổ chẳng thông.
Dòng 60: Dòng 58:


==Ghi nhận công lao==
==Ghi nhận công lao==
Năm Ất Tỵ (1905), nhà chí sĩ [[Phan Bội Châu]] đã viết trong [[Việt Nam vong quốc sử]] như sau:
Năm [[Ất Tỵ]] (1905), nhà chí sĩ [[Phan Bội Châu]] đã viết trong [[Việt Nam vong quốc sử]] như sau:
:''...Nguyễn Hiệu (và Phan Bá Phiến), người Quảng Nam, khởi nghĩa ba năm huyết chiến, người Pháp chưa lúc nào đánh thua được. Gặp phải Nguyễn Thân, người Quảng Ngãi, trước cũng dự tên Nghĩa hội, sau phản Nghĩa hội theo Pháp, (đây) là tay đầu sỏ nhất trong bọn nộ lệ Pháp, (đồng) đảng nó là Lê Khiết cũng là chó dữ của Pháp; (nên dù) Hiệu, Phiến ở đâu, tất nó hết sức dò la cho ra...Than ội! hai người ấy, nhà tan không nghĩ đến, chăm chăm chỉ nghĩ đến bảo toàn đảng để mưu về sau, trong mắt họ, trong bụng họ chỉ có Tồ quốc, có đồng bào mà thôi, can tràng như thế thật là trời đất phải khâm phục, quỷ thần phải kính nể...''<ref>''Việt Nam vong quốc sử'' , tr. 35.</ref>
:''...Nguyễn Hiệu (và Phan Bá Phiến), người Quảng Nam, khởi nghĩa ba năm huyết chiến, người Pháp chưa lúc nào đánh thua được. Gặp phải Nguyễn Thân, người Quảng Ngãi, trước cũng dự tên Nghĩa hội, sau phản Nghĩa hội theo Pháp, (đây) là tay đầu sỏ nhất trong bọn nộ lệ Pháp, (đồng) đảng nó là Lê Khiết cũng là chó dữ của Pháp; (nên dù) Hiệu, Phiến ở đâu, tất nó hết sức dò la cho ra...Than ội! hai người ấy, nhà tan không nghĩ đến, chăm chăm chỉ nghĩ đến bảo toàn đảng để mưu về sau, trong mắt họ, trong bụng họ chỉ có Tồ quốc, có đồng bào mà thôi, can tràng như thế thật là trời đất phải khâm phục, quỷ thần phải kính nể...''<ref>''Việt Nam vong quốc sử'', tr. 35.</ref>
== Chú thích ==
== Chú thích ==
{{reflist}}
{{reflist}}
Dòng 67: Dòng 65:
==Tài liệu tham khảo==
==Tài liệu tham khảo==
*[[Phan Bội Châu]], ''[[Việt Nam vong quốc sử]]''. Nxb. KH-XH, [[Hà Nội]], 1982.
*[[Phan Bội Châu]], ''[[Việt Nam vong quốc sử]]''. Nxb. KH-XH, [[Hà Nội]], 1982.
*Phạm Văn Sơn, ''Việt sử tân biên'' (1885-1914). [[Sài Gòn]], 1963.
*[[Phạm Văn Sơn]], ''Việt sử tân biên'' (1885-1914). [[Sài Gòn]], 1963.
*Nguyễn Q. Thắng-Nguyễn Bá Thế, ''Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam.'' Nxb. KHXH, Hà Nội, 1992.
*Nguyễn Q. Thắng-Nguyễn Bá Thế, ''Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam.'' Nxb. KHXH, Hà Nội, 1992.
*Nhóm nhân văn Trẻ. ''Hỏi đáp lịch sử Việt Nam'' (tập 4). Nxb. Trẻ, 2007
*Nhóm nhân văn Trẻ. ''Hỏi đáp lịch sử Việt Nam'' (tập 4). Nxb. Trẻ, 2007
==Liên kết ngoài==
==Liên kết ngoài==

Phiên bản lúc 18:31, ngày 21 tháng 4 năm 2010

Nguyễn Duy Hiệu (chữ Hán: 阮維效; 18471887), có sách ghi là Nguyễn Hiệu, tục gọi Hường Hiệu (vì ông có hàm Hồng lô tự khanh); là một chí sĩ và là một lãnh tụ trong phong trào Cần Vương tại Quảng Nam trong lịch sử Việt Nam.

Thân thế & sự nghiệp

Nguyễn Duy Hiệu sinh năm Đinh Mùi (1847) tại làng Thanh Hà, huyện Duyên Phúc, tỉnh Quảng Nam (nay là xã Cẩm Hà, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam).

Năm Bính Tý (1876), ông thi đỗ cử nhân. Năm Kỷ Mão (1879), ông thi đỗ Phó bảng lúc 32 tuổi, được triều đình Tự Đức bổ nhiệm làm quan phụ đạo tại kinh thành Huế, được phong Hồng lô tự khanh nên người đời gọi là Hường Hiệu.

Tháng 5 năm Ất Dậu (tháng 7 năm 1885), cuộc phản công của phe chủ chiến ở Kinh thành Huế thất bại, Phụ chính Tôn Thất Thuyết phải phò vua Hàm Nghi chạy ra Quảng Trị, xuống dụ Cần vương (17 tháng 7 năm 1885).

Ngay sau đó, hưởng ứng lời kêu gọi cứu nước của vua, Nguyễn Duy Hiệu cùng Trần Văn Dư (1839 - 1885), Phan Bá Phiến (tức Phan Thanh Phiến, 1839-1887), Nguyễn Tiểu La (tức Nguyễn Hàm, 1863-1911), thành lập Nghĩa hội Quảng Nam rồi ra Bản cáo thị kêu gọi toàn dân trong tỉnh cùng đứng lên đáp nghĩa.

Ngày 4 tháng 9 năm 1885, nghĩa quân Quảng Nam bao vây chiếm tỉnh thành La Qua (còn gọi là La Thành, tức thành tỉnh Quảng Nam), buộc Bố chánh Bùi Tiến Tiên và Tuần phủ Nguyễn Ngoạn phải rút chạy.

Được tin khẩn, quân Pháp và quân Nam triều (triều vua Đồng Khánh thân Pháp) dưới quyền chỉ huy của tướng Schants đã phản công chiếm lại thành, rồi còn xua quân đi tấn công các căn cứ của nghĩa quân ở Đại Lộc, Quế Sơn, Tam Kỳ... Trước lực lượng đông đảo và vũ khí tối tân của đối phương, đến tháng 10 năm 1885, các căn cứ ở Dương Yên, An Lâm, Đại Đồng đều lần lượt bị bao vây rồi thất thủ.

Bị suy yếu, bộ chỉ huy Nghĩa hội bàn nhau chọn kế "giải binh quy điền" để bảo toàn lực lượng. Tháng 12 năm 1885, Trần Văn Dư giao quyền chỉ huy lại cho Nguyễn Duy Hiệu, rồi ra Huế nhằm thương nghị với triều đình. Dọc đường, ông bị quyền Tổng đốc Quảng Nam Châu Đình Kế đón bắt và đem xử bắn tại thành La Qua ngày 13 tháng 12 năm 1885.

Đầu năm 1886, Nguyễn Duy Hiệu chính thức làm Hội chủ mới của Nghĩa hội, và ông đã chọn thung lũng Trung Lộc thuộc Quế Sơn đặt tổng hành dinh với tên gọi là Tân tỉnh Trung Lộc.

Từ nơi đó, Nguyễn Duy Hiệu đã tổ chức đi đánh nhiều trận, gây cho đối phương nhiều thiệt hại, như trận tập kích đơn vị công binh Pháp đang mở con đường qua đèo Hải Vân (tiêu diệt trọn đội công tác này), trận Bãi Chài (phá đội ca nô ở vàm Vân Ly trên sông Thu Bồn), trận phục kích quân Pháp và quân triều đình ở Cẩm Muồng...

Tháng 2 năm 1886, viên Khâm sứ Trung Kỳ là Hector đã điều động khoảng bốn trăm lính Pháp cùng khoảng hai trăm quân triều do Nguyễn Thân chỉ huy đã tổ chức cuộc tấn công và bao vây căn cứ Tân tỉnh Trung Lộc.

Vừa tấn công vừa chiêu hàng, phe liên quân đã làm cho bên nghĩa quân bị thiệt hại nặng về người và vũ khí. Thấy không thể cầm cự được nữa, Nguyễn Duy Hiệu và Phan Bá Phiến liền ra lệnh đánh vượt vòng vây về một làng ở gần cửa biển An Hòa thuộc Tam Kỳ...

Đến ngày 21 tháng 9 năm 1887, vì thế cùng lực kiệt, Phan Bá Phiến uống thuốc độc tự vận, còn Nguyễn Duy Hiệu và gia đình thì bị bắt sống. Kể lại sự kiện này, một bài viết trên báo Thanh Niên (số ra ngày 14 tháng 1 năm 2006), có đoạn:

Nguyễn Thân đem quân ra Quảng Nam phối hợp với quân Pháp và quân Nam triều tấn công vũ bão vào các căn cứ nghĩa quân, Tân Tỉnh bị đánh ác liệt. Tại trận kịch chiến ở Gò May, nghĩa quân đại bại, Tân Tỉnh bị đốt cháy, san bằng, Nguyễn Duy Hiệu và Phan Bá Phiến phải giải tán lực lượng. Phan Bá Phiến uống thuốc độc tự tử, Nguyễn Duy Hiệu tự trói mình nạp mạng cho đối phương để nhận lãnh hết trách nhiệm rồi chịu chết...Thành công, Nguyễn Thân được Pháp thưởng Bắc đẩu bội tinh ngũ hạng.

Nguyễn Duy Hiệu bị giải về Huế. Triều đình Đồng Khánh bèn dùng danh lợi để dụ hàng, nhưng không được ông nghe. Cuối cùng, Viện cơ mật của Nam triều đã kết án tử hình ông vào ngày rằm tháng 8 năm Bính Tuất (15 thàng 10 năm 1887) tại Huế, hưởng dương 40 tuổi.

Phần mộ Nguyễn Duy Hiệu hiện nay an vị tại xã Cẩm Hà, thị xã Hội An.

Thơ tuyệt mệnh

Trước khi bị chém chết, Nguyễn Duy Hiệu đã làm hai bài thơ tuyệt mệnh. Trích giới thiệu một bài:

Phiên âm Hán-Việt:
Cần Vương thệ dữ Bắc Nam đồng
Vô nại khuông tương lộ vị thông.
Vạn cổ cương thường vô Ngụy Tháo,
Bách niên tâm sự hữu Quan công.
Thiên thư phận dĩ sơn hà định,
Địa thế sầu khan thảo mộc cùng.
Ký ngữ phù trầm tư thế giả,
Hưu tương thành bại luận anh hùng.
Chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng dịch thơ:
Cần vương Nam Bắc kết tơ đồng,
Cứu giúp đường kia khổ chẳng thông.
Muôn thưở cương thường ai Ngụy Tháo?
Trăm năm tâm sựu có Quan Công.
Non sông phần tự thơ trời định,
Cây cỏ buồn trông thấy đất cùng.
Nhắn bảo nỗi chìm ai đó tá?
Chớ đem thành bại luận anh hùng.

Ghi nhận công lao

Năm Ất Tỵ (1905), nhà chí sĩ Phan Bội Châu đã viết trong Việt Nam vong quốc sử như sau:

...Nguyễn Hiệu (và Phan Bá Phiến), người Quảng Nam, khởi nghĩa ba năm huyết chiến, người Pháp chưa lúc nào đánh thua được. Gặp phải Nguyễn Thân, người Quảng Ngãi, trước cũng dự tên Nghĩa hội, sau phản Nghĩa hội theo Pháp, (đây) là tay đầu sỏ nhất trong bọn nộ lệ Pháp, (đồng) đảng nó là Lê Khiết cũng là chó dữ của Pháp; (nên dù) Hiệu, Phiến ở đâu, tất nó hết sức dò la cho ra...Than ội! hai người ấy, nhà tan không nghĩ đến, chăm chăm chỉ nghĩ đến bảo toàn đảng để mưu về sau, trong mắt họ, trong bụng họ chỉ có Tồ quốc, có đồng bào mà thôi, can tràng như thế thật là trời đất phải khâm phục, quỷ thần phải kính nể...[1]

Chú thích

  1. ^ Việt Nam vong quốc sử, tr. 35.

Tài liệu tham khảo

Liên kết ngoài