Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Attila”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 10: Dòng 10:
| mất = 453
| mất = 453
| nơi mất = Thung lũng [[Tisza]], [[Hungary]]
| nơi mất = Thung lũng [[Tisza]], [[Hungary]]
|hình=[[File:Attila Museum.JPG|Attila Museum]]
|hình=[[File:Attila Museum.JPG|Attila Museum]]|cỡ hình=210}}
Chân dung attila tại bảo tàng Hungary|cỡ hình=210}}


'''Attila''' ([[chữ Hán]]:阿提拉, phiên âm Hán Việt: '''A Đề Lạp''';<ref>{{chú thích web| url = http://baike.baidu.com/view/19872.htm | tiêu đề = 阿提拉_百度百科 | author = | ngày = | ngày truy cập = 2 tháng 6 năm 2014 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref><ref name="danchua.eu">http://www.danchua.eu/373.0.html?&tx_ttnews[tt_news]=1895&cHash=164aad98f5</ref> [[406]] – [[453]]), người châu Âu gọi ông là '''Attila Rợ Hung''', và đặt biệt hiệu là "Ngọn roi của Thượng đế" hoặc "tai họa của trời" (''fléau de dieu''), là Thiền Vu của [[Đế quốc Hung Nô|Đế quốc Hung]] từ năm 434 đến khi [[chết|qua đời]] vào năm 453<ref>{{chú thích web| url = http://www.britannica.com/EBchecked/topic/42236/Attila | tiêu đề = Attila (king of the Huns) | author = | ngày = | ngày truy cập = 2 tháng 6 năm 2014 | nơi xuất bản = Encyclopedia Britannica | ngôn ngữ = }}</ref> và là người anh hùng đã tạo dựng một đế chế của [[người Hung]] trải dài từ [[Đức]] đến [[sông Ural]], rồi từ [[sông Donau|sông Danube]] tới [[biển Baltic]]. Đối với nền văn minh phương Tây, vị vua kiệt xuất của Hung Nô này hiện thân cho sự hủy diệt. Nền văn chương Đức sau này có đề cập tới ông.<ref name="FranzBäuml1"/>
'''Attila''' ([[chữ Hán]]:阿提拉, phiên âm Hán Việt: '''A Đề Lạp''';<ref>{{chú thích web| url = http://baike.baidu.com/view/19872.htm | tiêu đề = 阿提拉_百度百科 | author = | ngày = | ngày truy cập = 2 tháng 6 năm 2014 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref><ref name="danchua.eu">http://www.danchua.eu/373.0.html?&tx_ttnews[tt_news]=1895&cHash=164aad98f5</ref> [[406]] – [[453]]), người châu Âu gọi ông là '''Attila Rợ Hung''', và đặt biệt hiệu là "Ngọn roi của Thượng đế" hoặc "tai họa của trời" (''fléau de dieu''), là Thiền Vu của [[Đế quốc Hung Nô|Đế quốc Hung]] từ năm 434 đến khi [[chết|qua đời]] vào năm 453<ref>{{chú thích web| url = http://www.britannica.com/EBchecked/topic/42236/Attila | tiêu đề = Attila (king of the Huns) | author = | ngày = | ngày truy cập = 2 tháng 6 năm 2014 | nơi xuất bản = Encyclopedia Britannica | ngôn ngữ = }}</ref> và là người anh hùng đã tạo dựng một đế chế của [[người Hung]] trải dài từ [[Đức]] đến [[sông Ural]], rồi từ [[sông Donau|sông Danube]] tới [[biển Baltic]]. Đối với nền văn minh phương Tây, vị vua kiệt xuất của Hung Nô này hiện thân cho sự hủy diệt. Nền văn chương Đức sau này có đề cập tới ông.<ref name="FranzBäuml1"/>

Phiên bản lúc 01:56, ngày 19 tháng 8 năm 2017

Attila
Thiền Vu Hung Nô
Attila Museum
Tại vị434 - 453
Tiền nhiệmBledaRugila
Kế nhiệmEllac
Thông tin chung
Sinh406
Không rõ
Mất453
Thung lũng Tisza, Hungary
Thân phụMundzuk

Attila (chữ Hán:阿提拉, phiên âm Hán Việt: A Đề Lạp;[1][2] 406453), người châu Âu gọi ông là Attila Rợ Hung, và đặt biệt hiệu là "Ngọn roi của Thượng đế" hoặc "tai họa của trời" (fléau de dieu), là Thiền Vu của Đế quốc Hung từ năm 434 đến khi qua đời vào năm 453[3] và là người anh hùng đã tạo dựng một đế chế của người Hung trải dài từ Đức đến sông Ural, rồi từ sông Danube tới biển Baltic. Đối với nền văn minh phương Tây, vị vua kiệt xuất của Hung Nô này hiện thân cho sự hủy diệt. Nền văn chương Đức sau này có đề cập tới ông.[4]

Trong thời kì đó, ông là một trong những mối hiểm họa đáng sợ của cả Đế quốc Đông La MãTây La Mã. Ông đã chinh phạt bán đảo Balkan hai lần và tiến tới xứ Gaule (Pháp ngày nay) và vươn xa tới Orleans (Paris ngày này). Thậm chí có lần ông còn suýt nữa tiến chiếm kinh thành Constantinopolis của người Đông La Mã, nhưng một dịch bệnh khiến ông không thành công. Và sau đó, ông bị thất bại ê chề trước quân Tây La Mã trong trận đánh kịch liệt tại Chalons vào năm 451, do đó ông phải rút quân trở về. Năm sau tức là năm 452, ông lại thân hành ra quân, lần này thì họ đánh thẳng vào đất Ý, chiếm lĩnh được vài thành phố, nhưng sau đó lại phải lui binh.[4][5]

Nguồn gốc

Sự nghiệp

Attila cai trị cùng anh là Bleda (Hán Việt: Bố Lai Đạt. Chữ Hán: 布萊達), cho đến khi ông hạ sát Bleda để độc tôn ngôi vị Thiền Vu Hung Nô. Sử gia La Mã Priscus là người đầu tiên viết về Attila và nhận định rằng ông ăn mặc đặc biệt giản dị và hợp lý.

Thiền Vu Attila ngự trên ngai cao, tranh vẽ vào năm 1360 (800 năm sau khi ông mất).

Theo Nhà sử học Nguyễn Hiến Lê trong tác phẩm Sử Trung Quốc, thì vào thời kỳ nhà Hán, người Hung Nô sau khi bị tấn công liên tục từ phía Nhà Hán đã có sự phân hóa sâu sắc. Nam Hung Nô thì thông hiếu với nhà Hán. Còn Bắc Hung Nô thì bị Đậu Hiến đánh đuổi qua phía Tây và một hậu quả bất ngờ của công trình dẹp Hung Nô đó của nhà Hán là đẩy nạn Hung Nô từ đông qua tây.

Bị tướng Đậu Hiến đời vua Hán Hòa Đế đánh đuổi, Bắc Hung Nô chạy qua phương Tây, xâm chiếm lần lần châu Âu và tới thế kỉ thứ V, một "Thiền vu kiệt hiệt là Attila (A Đề Lạp) phá tan tành đế quốc La Mã, làm cho châu Âu chìm đắm trong cảnh hắc ám thời Trung Cổ".

Trong các chiến dịch của Attila ngoài người Hung Nô còn có sự tham gia của các bộ lạc man tộc khác người Văngđan (Vandales), Ôxtơrôgôt (Ostrogoth), Giêpiđê (Gepider) và Frăng (Franc). Với lực lượng hùng hậu và đặc biệt là sự tinh nhuệ, dũng mãnh, thiện chiến của kỵ binh Hung Nô, Attila đã tàn phá đế quốc Đông La Mã (443, 447 - 48), Gôlơ (Gaule; 451) và vào năm 451, Attila chạm trán với danh tướng La Mã là Flavius Aetius và vua người VisigothTheodoric trong một trận đánh kịch liệt diễn ra trên cánh đồng Catalaunique ở Đông Bắc Pháp. Trận chiến này có lẽ là bế tắc, hoặc là không quyết định kẻ thắng người thua do chính Flavius Aetius đề xuất, tuy nhiện nó phá vỡ tan nát cái huyền thoại về một ông vua Attila bất khả chiến bại. Ông rất tức giận trước chiến bại không thể đoán trước này, theo lời kể của "Biên niên sử xứ Gaul" (Chronica Gallica).[6]

Chiến bại thảm hại tại Chalons là một đòn giáng sấm sét vào tinh thần toàn quân Hung Nô Thất bại này buộc ông phải lui binh về Hungari củng cố lực lượng và năm 452, ông lại xuất binh lại đánh sang đánh Bắc Ý. Sau một vài thắng lợi ban đầu như cuộc tấn công thành Aquileia và cả cố đô Milano của người La Mã, cuộc xâm lược này thất bại hoàn toàn.[6] Dưới thời Attila, liên minh các bộ lạc Hung Nô đạt tới giai đoạn cực thịnh, sau khi Attila chết (453) liên minh này đã tan rã.

Dưới thời ông, sức mạnh Hung Nô lên tới đỉnh cao kỵ binh Hung Nô trở thành một trong những đạo quân thiện chiến nhất trong lịch sử, thôn tính hầu hết trung Á vào năm 450 và đã tiến tràn sang châu Âu (đến tận nước Pháp).

Cái chết

Năm 453 công nguyên, Attila cưới một thiếu nữ tên là Ildico. Nổi tiếng về sự hung mãnh trên chiến trường nhưng bình thường, Attila ăn uống rất ít trong các bữa tiệc lớn.

Tuy nhiên, ông đã dành cho mình một ngoại lệ trong ngày đại hỉ và uống rất nhiều rượu. Đêm đó, ông bị chảy máu mũi nhiều lần nhưng say tới mức không nhận ra và đã chết ngộp trong máu của chính mình. Xác chết của Attila được người hầu tìm thấy vào sáng hôm sau.

Câu nói

  • "Nơi nào vó ngựa của ta đi qua, ở đó cỏ không còn mọc được nữa"[2]

Chú thích

  1. ^ “阿提拉_百度百科”. Truy cập 2 tháng 6 năm 2014.
  2. ^ a b http://www.danchua.eu/373.0.html?&tx_ttnews[tt_news]=1895&cHash=164aad98f5
  3. ^ “Attila (king of the Huns)”. Encyclopedia Britannica. Truy cập 2 tháng 6 năm 2014.
  4. ^ a b Franz H. Bäuml, Marianna D. Birnbaum, Attila: the man and his image, trang 11
  5. ^ Franz H. Bäuml, Marianna D. Birnbaum, Attila: the man and his image, trang 1
  6. ^ a b Franz H. Bäuml, Marianna D. Birnbaum, Attila: the man and his image, trang 21

Tham khảo