Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Điện ly”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 113.181.208.137 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Cheers!
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 52: Dòng 52:


[[Thể loại:Ion]]
[[Thể loại:Ion]]
[[Thể loại:Hóa lý]]
[[Thể loại:Huóa lý]]
[[Thể loại:Hóa lượng tử]]
[[Thể loại:Hóa lượng tử]]
[[Thể loại:Phương pháp phổ khối lượng]]
[[Thể loại:Phương pháp phổ khối lượng]]

Phiên bản lúc 13:26, ngày 20 tháng 8 năm 2017

Điện li hay ion hóa là quá trình một nguyên tử hay phân tử tích một điện tích âm hay dương bằng cách nhận thêm hay mất đi electron để tạo thành các ion, thường đi kèm các thay đổi hóa học khác. Ion dương được tạo thành khi chúng hấp thụ đủ năng lượng (năng lượng này phải lớn hơn hoặc bằng thế năng tương tác của electron trong nguyên tử) để giải phóng electron, những electron được giải phóng này được gọi là những electron tự do. Năng lượng cần thiết để xảy ra quá trình này gọi là năng lượng ion hóa. Ion âm được tạo thành khi một electron tự do nào đó đập vào một nguyên tử mang điện trung hòa ngay lập tức bị tóm và thiết lập hàng rào thế năng với nguyên tử này, vì nó không còn đủ năng lượng để thoát khỏi nguyên tử này nữa nên hình thành ion âm.

Một trường hợp điện ly đơn giản là chất có liên kết ion hoặc liên kết cộng hoá trị phân cực thành các ion riêng rẽ trong môi trường nước. Ví dụ như NaCl (muối).

Nguyên nhân

Phân tử nước bị phân cực thành hai đầu âm và dương do nguyên tử oxi có độ âm điện lớn hơn nguyên tử hidro, cặp electron dùng chung bị lệch về phía oxi. Vì thế đã tách các chất cũng có tính phân cực ra thành các ion, ion dương tách ra bởi nguyên tử oxi (mang điện âm) còn ion âm được tách ra bởi nguyên tử hidro (mang điện dương) của nước. Quá trình này có giải phóng năng lượng do mạng tinh thể (hoặc liên kết giữa các nguyên tử) bị phá vỡ.

Độ điện li

Độ điện ly là tỉ số giữa số phân tử phân ly thành ion và tổng số phân tử đã hòa tan vào dung dịch.

Độ mạnh yếu

Sự điện ly mạnh hay yếu phụ thuộc vào độ điện ly.

Các chất điện li mạnh

Là chất mà khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li hoàn toàn ra ion.

  • Dung dịch bazơ tan: NaOH, KOH, Ba(OH)2,...
  • Dung dịch các axit mạnh: HNO3, HCl, HI,...
  • Hầu hết các muối: NaCl, NaNO3,...

Các dung dịch muối điện ly mạnh là muối tạo thành bởi gốc bazơ và gốc axit mạnh. Ví dụ: Muối NaCl được tạo bởi bazơ mạnh là NaOH và axit mạnh là HCl.

Ta coi các chất điện ly mạnh có độ điện ly α = 1. Nghĩa là các dung dịch chứa chất điện ly mạnh điện ly hoàn toàn.

Phương trình điện li:

Axit --> Cation H+ + Anion gốc axit

Bazơ tan --> Cation Kl + Anion OH-

Muối tan --> Cation KL/NH4+ + Anion gốc axit

Ví dụ:

HNO3 --> H+ + NO3-

Ba(OH)2 --> Ba2+ + 2OH-

Na2SO4 -->2Na+ + SO42-

H2SO4 -→ 2H+ + SO42-

Các chất điện li trung bình và yếu

-Là chất khi tan trong nước chỉ có một phần số phân tử hòa tan phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch.Gồm: Axit yếu, bazơ yếu, do diện li phụ thuộc vào các yếu tố như nhiệt độ, dung môi, bản chất của chất điện ly.Vd: Axit yếu: H2S, H2SO3, H3PO4, CH3COOH...

Tham khảo